Tóm tắt các câu trả lời bảng khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển kế toán điều tra tại việt nam (Trang 56 - 60)

2.4. Phân tích dữ liệu

2.4.1.2. Tóm tắt các câu trả lời bảng khảo sát

Dữ liệu được giải thích sau đây, với lựa chọn “Hồn tồn không đồng ý” và “Không đồng ý” được xem như không đồng ý. Và lựa chọn “Hoàn toàn đồng ý” và “Đồng ý” được xem như đồng ý:

Trong số các đối tượng được khảo sát có 10,8% khơng đồng ý rằng các thủ tục kiểm tốn khơng thể phát hiện tất cả gian lận. Tỷ lệ này nhỏ so với 84,1% đồng ý, cịn lại 5,1% khơng có ý kiến. Điều này cho thấy, các thủ tục kiểm toán báo cáo tài chính đạt được sự đồng thuận rằng chúng không thể áp dụng cho mục đích phát hiện tất cả các gian lận.

Trong số các đối tượng được khảo sát có 60,2% đồng ý với ý kiến kiểm tốn viên khơng có trách nhiệm phát hiện tất cả gian lận. Như vậy nhận thức của các đối tượng khảo sát phù hợp với lý thuyết. Tuy nhiên 33,5% cho ý kiến trái ngược chứng tỏ Việt Nam vẫn tồn tại một khoảng cách kỳ vọng không hợp lý về trách nhiệm của kiểm tốn viên đối với tất cả gian lận.

Có 70,1% đồng ý rằng họ kỳ vọng dịch vụ phát hiện và ngăn chặn gian lận khi gian lận ngày nay xuất hiện càng nhiều và gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng.

Trong số các đối tượng được khảo sát có 74% nhận thức rằng dịch vụ kế tốn điều tra gian lận (Forensic Accounting) khác với dịch vụ kiểm toán truyền thống.

Các đối tượng được khảo sát đồng ý cao với ý kiến cho rằng dịch vụ kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting) nâng cao chất lượng của thơng tin trên báo cáo tài chính với tỷ lệ 84,6%.

Trong số các đối tượng được khảo sát có 82,9% đồng ý rằng dịch vụ kế tốn điều tra gian lận (Forensic Accounting) làm tăng độ tin cậy của các nhà đầu tư, người sử dụng báo cáo tài chính.

Có 55,1% đồng ý rằng Việt Nam có nhu cầu về dịch vụ kế toán điều tra (Forensic Accounting);35,2% trung lập; và chỉ có một tỷ lệ nhỏ 9,7% không đồng ý.

Trong số các đối tượng được khảo sát có 37,6% đồng ý rằng với các điều kiện pháp lý hiện nay, Việt Nam sẵn sàng triển khai thực hiện kế toán điều tra gian lận;40,3% trung lập; 22,2% không đồng ý chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.

Trong số các đối tượng được khảo sát có 71% khơng đồng ý với ý kiến các dịch vụ chuyên ngành tài chính ở Việt Nam đã phát triển cao, do đó khơng cần có dịch vụ hỗ trợ tư vấn trong tranh chấp, kiện tụng (Litigation support consultancy)

Có 40,9 % đồng ý rằng khu vực tư có nhu cầu kế tốn điều tra hơn; tuy nhiên 28,9% đồng ý cho rằng khu vực cơng có nhu cầu kế tốn điều tra hơn; 30,2% trung lập.

Có 40% đồng ý rằng kế tốn điều tra là cơng cụ phát hiện và ngăn chặn gian lận trong khu vực tư; 22,1% khơng đồng ý về điều đó và 27,8% trung lập.

Trong số các đối tượng được khảo sát có 50% đồng ý kế tốn điều tra gian lận là công cụ phát hiện thành công các tội phạm rửa tiền (Money Laundering); 36,9% trung lập; cịn lại 13,1% khơng đồng ý.

Trong số các đối tượng được khảo sát có 38% khơng đồng ý các kiểm toán viên và kế toán đã được đào tạo đủ để phát hiện và ngăn chặn gian lận; 33,5% không đồng ý; và 26,1% giữ ý kiến trung lập.

Trong số các đối tượng được khảo sát có 82,4% đồng ý kế tốn điều tra gian lận (Forensic Accounting) giúp hoàn thiện các hoạt động kiểm soát nội bộ; 11,9% giữ ý kiến trung lập và một tỷ lệ nhỏ 5,7% khơng đồng ý.

Có 64,8% đồng ý rằng kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting) nâng cao vai trò các quy định bảo vệ nhân viên tố cáo các hành vi sai trái trong tổ chức; 28,4% trung lập; cịn 6,8% khơng đồng ý.

Có 65,3% đồng ý rằng kế tốn điều tra gian lận (Forensic Accounting) có tính hồi nghi nghề nghiệp cao giúp phát hiện các hành vi biển thủ của nhân viên và tham ô, lạm quyền của ban quản lý; tuy nhiên tỷ lệ trung lập khá cao 27,3%; tỷ lệ không đồng ý là 7,4%.

Trong số các đối tượng được khảo sát có 68,8% đồng ý rằng các cơng ty cung cấp dịch vụ đảm bảo có chun mơn cao để thực hiện dịch vụ kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting); 19,9% trung lập; tỷ lệ khơng đồng ý là 11,3%.

Có 63,4% đồng ý rằng pháp luật nên quy định loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn nhằm xã hội hóa nghề nghiệp kế toán điều tra. Tuy nhiên tỷ lệ trung lập khá cao chiếm 32,4%;tỷ lệ không đồng ý là 14,2%.

Trong số các đối tượng được khảo sát có 86,9% đồng ý rằng nhằm phát triển dịch vụ kế toán điều tra hay giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, cần có sự quản lý, giám sát chun mơn của Hội nghề nghiệp; sự hoàn chỉnh của các chuẩn mực nghề nghiệp và các quy định pháp luật liên quan.

Có 82,4% đồng ý đưa kế toán điều tra vào chương trình giảng dạy chun ngành; chỉ có 14,2% trung lập và 3,4% khơng đồng ý.

Câu 1 có trung bình và độ lệch chuẩn lần lượt là 4,06 và 1,043 cho thấy các đối tượng khảo sát đồng ý khá cao rằng các thủ tục kiểm tốn khơng thể phát hiện tất cả gian lận. Câu 2, câu 3, câu 4, câu 7, câu 8, câu 10, câu 11, câu 12, câu 13, câu 14, câu 15, câu 16, câu 17, câu 18 đều có trung bình từ 3 đến dưới 4, độ lệch chuẩn khá nhỏ cho thấy các đối tượng khảo sát đồng ý không mạnh, họ chưa chắc chắn rằng kiểm toán viên khơng có trách nhiệm phát hiện tất cả gian lận;các dư luận về gian lận xảy ra có tạo kỳ vọng dịch vụ phát hiện và ngăn chặn gian lận hay khơng; dịch vụ kế tốn điều tra gian lận (Forensic Accounting) khác hay giống với dịch vụ kiểm toán truyền thống; hiện nay,Việt Nam có nhu cầu về dịch vụ kế tốn điều tra gian lận (Forensic Accounting) hay không; với điều kiện pháp lý hiện nay Việt Nam

sẵn sàng triển khai thực hiện kế toán điều tra gian lận(Forensic Accounting); khu vực tư hay khu vực cơng có nhu cầu về kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting) hơn; kế tốn điều tra là cơng cụ phát hiện và ngăn chặn gian lận trong khu vực tư hơn; kế toán điều tra gian lận là công cụ phát hiện thành công các tội phạm rửa tiền (Money Laundering); các kiểm toán viên và kế toán đã được đào tạo đủ để phát hiện và ngăn chặn gian lận; kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting) giúp hồn thiện các hoạt động kiểm sốt nội bộ; kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting) nâng cao vai trò các quy định bảo vệ nhân viên tố cáo các hành vi sai trái trong tổ chức; kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting) có tính hồi nghi nghề nghiệp cao giúp phát hiện các hành vi biển thủ của nhân viên và tham ô, lạm quyền của ban quản lý; các công ty cung cấp dịch vụ đảm bảo có chun mơn cao để thực hiện dịch vụ kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting); để xã hội hóa giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính có cần quy định văn phịng giám định tư pháp được thành lập, tổ chức, quản lý theo loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn ngồi 2 loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh đã được quy định trong Luật giám định tư pháp số 13/2012/QH13 quy định hay không.

Câu 5, câu 6, câu 9, câu 19, và câu 20 đều có trung bình trên 4, độ lệch chuẩn khá nhỏ, cho thấy các đối tượng khảo sát khá đồng ý rằng dịch vụ kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting) nâng cao chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính; dịch vụ kế tốn điều tra gian lận (Forensic Accounting) làm tăng độ tin cậy của các nhà đầu tư, người sử dụng báo cáo tài chính; các dịch vụ chuyên ngành tài chính ở Việt Nam đã phát triển cao, do đó khơng cần có dịch vụ hỗ trợ tư vấn trong tranh chấp, kiện tụng (litigation support consultancy); nhằm phát triển dịch vụ kế tốn điều tra, cần có sự quản lý, giám sát chun mơn của Hội nghề nghiệp; sự hồn chỉnh của các chuẩn mực nghề nghiệp và các quy định pháp luật liên quan; nhằm tăng cường nhận thức về kế toán điều tra (Forensic Accounting) nên đưa kiến thức về kế tốn điều tra (Forensic Accounting) vào chương trình giảng dạy trong chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển kế toán điều tra tại việt nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)