phát:
2.3.1. Định nghĩa về ERPT đến lạm phát:
Đầu tiên, cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến giá cả có thể được định nghĩa là tỷ lệ % biến động trong giá nhập khẩu quy nội tệ gây ra bởi 1% thay đổi trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền của quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu (Campa and
Goldberg, 2002; Goldberg and Knetter, 1997).
Tuy nhiên, ở một góc nhìn tổng qt hơn, khơng chỉ đề cập đến sự biến động giá nhập khẩu, định nghĩa về ERPT đến giá cả còn hàm ý là tỷ lệ % biến động của các chỉ số giá khác trong hệ thống kinh tế như giá hàng hóa trung gian hay giá hàng hóa cuối cùng (tương ứng đại diện cho chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá bán lẻ hay chỉ số gia tiêu dùng), … gây ra bởi 1% thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Bhattacharya et al.,
2011).
2.3.2. Ba hướng tác động của tỷ giá lên tỷ lệ lạm phát quốc gia:
Để hiện thực hóa các lý thuyết, xác định một cách rõ ràng có những cách thức mà theo đó sự thay đổi của tỷ giá có thể tác động đến giả cả của nền kinh tế, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và kết quả đã cho thấy được có ba hướng tác động chính của tỷ giá lên giá cả hay lạm phát quốc gia là: tác động trực tiếp; tác động gián tiếp và tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Dobrynskaya and Levando, 2005; Lafleche,
1996).
2.3.2.1. Về tác động trực tiếp:
Những biến động của tỷ giá sẽ làm cho giá của các hàng hóa nhập khẩu (bao gồm cả hàng hóa đầu vào phục vụ cho q trình sản xuất và hàng hóa được người tiêu dùng cuối cùng tiêu thụ) khi quy về nội tệ tính chung trong nền kinh tế biến động (Dobrynskaya and Levando, 2005; Lafleche, 1996).
Tỷ giá biến động sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành tổng cầu và lương như đầu tư (I), khả năng vay nợ (L), xuất khẩu ròng (NX) như đã đề cập ở phần lý thuyết về các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ quốc gia, qua đó sẽ gây ra những thay đổi về giá (Dobrynskaya and Levando, 2005; Lafleche, 1996).
2.3.2.3. Về tác động từ các dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi:
Sự gia tăng trong tỷ giá hối đoái sẽ làm giá lao động trong nước tính bằng ngoại tệ giảm xuống. Đây thực sự là một lợi thế kinh tế rất lớn, hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài, thu hút họ tiến hành cung cấp các nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI), đặt những cơ sở, dây truyền sản xuất tại quốc gia có đồng tiền bị mất giá. Một mặt là để tận dụng được nguồn nhân lực giá rẻ (khi quy ra ngoại tệ) tạo ra sản phẩm với giá thành cạnh trạnh. Mặt khác giúp các doanh nghiệp nước ngồi có được những “nội ứng” trên lãnh thỗ của nước nhập khẩu, cho phép ổn định, tăng trưởng thị phần xuất khẩu của họ vào nước này. Ngồi ra cịn có thể đem các sản phẩm được sản xuất từ đây phấn phối đến những thị trường lân cận khác một cách dễ dàng, thuận lợi với chi phí vận chuyển thấp. Cũng trong bối cảnh tỷ giá gia tăng làm suy giảm phần nào lượng hàng hóa nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc cải tiến sản xuất, nâng cao năng suất để cung cấp nhiều sản phẩm với chất lượng tốt hơn thay thế cho hàng nhập khẩu bị thiếu hụt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường trong nước. Nói chung là đầu tư sẽ tăng (I
↑) làm tổng cầu tăng (Y ↑) kế đến gây ra các tác động đến giá cả thị trường (Dobrynskaya and Levando, 2005; Lafleche, 1996).
2.3.3. Mức độ và tốc độ của ERPT đến các loại chỉ số giá trong nền kinh tế:
Trên phương diện lý thuyết, ERPT đến giá sẽ là một điều vô nghĩa nếu người bán (quốc gia xuất khẩu) sử dụng đồng tiền của người mua (quốc gia nhập khẩu, đóng vai trị là thị trường tiêu thụ cuối cùng) làm công cụ để đo lường giá trị sản phẩm hay còn được gọi là định giá LCP (Local currency pricing). Khi đó dù cho các lực trong nền kinh tế của quốc gia nhập khẩu tác động qua lại làm ảnh hưởng đến tỷ lệ trao đổi giữa hai
của ERPT do giá hàng hóa nước ngoại lúc này đã được cố định theo nội tệ mà không quan tâm đến việc quy đổi giá trị thông qua thước đo tỷ giá nữa.
Nhưng ở phương diện ngược lại, nếu người bán (quốc gia xuất khẩu) định giá sản phẩm xuất khẩu bằng chính đồng tiền do nước mình phát hành hay còn gọi là định giá PCP (Producer currency pricing) thì ERPT sẽ thể hiện chức năng của mình là cơ chế truyền dẫn một phần (truyền dẫn khơng hồn tồn) hoặc tồn bộ (truyền dẫn hoàn toàn) ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên lạm phát tại quốc gia nhập khẩu. Vì lúc này tại nước nhập khẩu, giá hàng hóa nhập khẩu được tính bằng giá PCP do nhà sản xuất nước ngồi quy định nhân với tỷ giá giữa hai đồng tiền của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Chính như thế, khi tỷ giá thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến giá nhập khẩu của quốc gia tiêu thụ.
Tuy nhiên LCP và PCP chỉ dừng lại ở mức lý thuyết học thuật căn bản khi xây dựng những hiểu biết về ERPT vì trong phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, cả hai lập luận này đều bị bác bỏ. Thay vào đó các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều minh chứng cho thấy rằng: trong ngắn hạn, mức độ truyền dẫn ERPT đến giá giao động trong khoảng giá trị từ 0 đến 1 (thể hiện cơ chế truyền dẫn một phần) và trong dài hạn, đây lại là cơ chế truyền dẫn gần như toàn phần (do mức độ truyền dẫn dần tiệm cận giá trị 1) (Campa and Goldberg, 2002, 2006; Goldberg and Knetter, 1997; McCarthy,
2000). Và với sự phát triển khơng ngừng của thế giới nói chung cũng như khoa học kinh
tế nói riêng, các học giả trên thế giới cịn nhận thấy rằng dường như có tồn tại sự khác biệt về tốc độ, mức độ truyền dẫn của tỷ giá đến giá cả giữa các “mảnh ghép” tạo nên hệ thống kinh tế hoàn chỉnh của một quốc gia. Do vậy, nhiều cơng trình nghiên cứu đã được triển khai để phân tích ERPT đến giá cả nội địa ở cấp độ khu vực kinh tế, vùng, ngành nghề và cho ra các kết quả thực nghiệm thể hiện sự đồng thuận (các nghiên cứu của
Goldberg and Knetter, 1997; Campa and Goldberg, 2002, 2006).
Như vậy, tại sao lại có sự tồn tại của những khác biệt đó? Câu hỏi này đã được khơng ít các học giả kinh tế chú ý đến và tham gia vào việc tìm hiểu, khám phá nguồn
gốc của vấn đề. Nhiều lời giải thích đã được nêu ra về sự chênh lệch mức độ ERPT đến lạm phát giữa các thành phần, khu vực trong nền kinh tế. Tiêu biểu có thể đề cập đến là:
- Do vai trị của hàng nhập khẩu trong quy trình sản xuất tức là tỷ trọng của các yếu tố nhập khẩu trong thành phần cấu tạo nên sản phẩm cuối cùng của các ngành nghề, khu vực thậm chí là giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành đều khơng giống nhau. Theo đó ngành nghề nào có càng có nhiều nguồn đầu vào cần phải nhập khẩu thì mức độ của ERPT sẽ cao hơn bởi các yếu tố ngoại nhập chi phối chi phí sản xuất nhiều hơn (Feinberg, 1986; Feinberg, 1989); - Do tính thay thế của các sản phẩm nội đia cho sản phẩm nhập khẩu của mỗi loại mặt hàng là khác nhau. Cho nên loại mặt hàng nào có các sản phẩm được sản xuất trong nước càng dễ thay thế cho sản phẩm nước ngồi khi có biến động (điều này biểu hiện ở chất lượng, mẫu mã, độ bền, … tương tự như hàng nhập khẩu, giúp người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận sản phẩm này thay vì sản phẩm kia) thì mức độ ERPT càng thấp (Yang, 1997);…
Ngồi ra, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của một số nhà kinh tế đã cho thấy cường độ truyền dẫn ERPT đến từng loại chỉ số giá khác nhau là không giống nhau. Cụ thể, mức độ truyền dẫn các cú sốc tỷ giá đến chỉ số giá nhập khẩu là cao nhất kế đến lần lượt giảm dần đối với chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng (Burstein et al., 2002;
Choudhri et al., 2002; Ito and Sato, 2008; McCarthy, 2000). Chúng ta có thể dễ dàng
tìm thấy những tài liệu khoa học có liên quan hàm chứa lời giải thích cho sự khác biệt này (Bhattacharya et al., 2011; Burstein et al.,2002; Dobrynskaya and Levando, 2005;
Gueorguiev, 2003; Lafleche, 1996;Obstfeld and Rogoff, 2000).
2.3.4. ERPT đến lạm phát trên bình diện quốc tế:
Từ góc nhìn bao qt hơn, khi các phân tích, đánh giá về ERPT vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ một nước. Công đồng kinh tế thế giới đã nhận ra rằng ERPT đến lạm phát là không đồng nhất giữa các quốc gia, trong đó mức độ truyền dẫn tại những nước phát
Đối lập với điều ấy, tại các nền kinh tế mới nổi, người ta lại tìm được nhiều bằng chứng có giá trị cho thấy mức độ truyền dẫn là khá cao, đồng thời tốc độ của ERPT đến lạm phát cũng nhanh hơn đáng kể (Calvo and Reinhart, 2000; Choudhri and Hakura, 2001;
Goldfajn and Werlang, 2000). Căn nguyên của sự khác biệt này được cho là do tình
trạng chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa các nước. Cụ thể, giá trị lạm phát ở nơi nào ít biến động mạnh, duy trì thương xun ở mức thấp thì nơi đó sẽ có mức độ ERPT tương đối thấp (Taylor, 2000). Song song đó, sự khơng đồng nhất về mức độ thay đổi quy mô sản lượng theo giá tức là độ co giãn của hàm cung và hàm cấu giữa các quốc gia cũng là yếu tố gây nên các khác biệt về ERPT trên từng lãnh thổ (Spitaller, 1980).
2.3.5. Ba hướng tiếp cận vấn đề nghiên cứu hiện nay:
Tìm hiểu về ERPT đến lạm phát, khảo sát các tài liệu khoa học liên quan có thể thấy, hiện nay đang có ba phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu chính yếu, hỗ trợ cho các học giả kinh tế trong việc lượng hóa cơ chế truyền dẫn này. Đó là: phương pháp kinh tế lượng phương trình duy nhất; mơ hình tự hồi quy vectơ (VAR); mơ hình vectơ điều chỉnh sai số (VEC).
Ưu điểm của phương pháp thứ nhất là sư đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, hướng tiếp cận này không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan dành cho các nhà nghiên cứu do chỉ xét đến mối quan hệ nhân quả từ một phía, tức là chỉ đánh giá tác động của sự thay đổi tỷ giá lên tình hình lạm phát quốc gia nhưng lại khơng quan tâm đến việc liệu có hay khơng sự tồn tại các ảnh hưởng ngược lại từ biến động lạm phát lên tỷ lệ trao đổi của hai đồng tiền. Vì vậy phương pháp này rất ít được áp dụng trong cơng tác kiểm tra, đánh giá về ERPT đến lạm phạt của cộng đồng kinh tế thế giới (e.g. Campa and Goldberg, 2002;
Campa et al., 2005; Goldfajn and Werlang, 2000).
Từ lý do đó, mơ hình tự hồi quy vector (VAR) – phương pháp tiếp cận thứ hai đã được các nhà kinh tế học “trọng dụng” hơn hẳn. Bởi lẽ, khác với phương pháp đầu tiên, mơ hình này có khả năng kiểm tra, đánh giá được mối tương tác qua lại giữa các biến số chứ không chỉ đơn thuần là mối quan hệ nhân quả một chiều, thể hiện một cách tồn diện
hơn các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. McCarthy (2000) là người đã thành công khi áp dụng phương pháp tiếp cận này (kết hợp với thao tác lấy sai phân bậc 1 của bộ dữ liệu) trong đo lượng ERPT đến lạm phát. Nối tiếp thành cơng đó, nhiều cơng trình nghiên cứu khác dựa trên hướng tiếp cận này đã được tiến hành sau đó tại rất nhiều nơi trên thế giới (Billmeier and Bonato, 2002; Gueorguiev, 2003; Faruqee, 2006; Ito and Sato,
2008).
Dù như thế nhưng mơ hình VAR cũng khơng phải là tuyệt đối hoàn hảo trong
nghiên cứu. Vì chính thao tác lấy sai phân trong quá trình thực hiện là đã làm giảm bớt số lượng các quan sát, gây thất thoát phần nào các thông tin chứa đựng trong bộ dữ liệu (Billmeier and Bonato, 2002; Christiano and Ljungqvist, 1988). Đó cũng chính là lý do mà một số cơng trình nghiên cứu hướng đến phương pháp thứ ba – mơ hình vectơ điều chỉnh sai số (VEC) (Bhattacharya et al., 2011) để có thể bảo tồn hàm lượng thơng tin của bộ dữ liệu.
2.3.6. Điểm lại những cơng trình nghiên cứu tiêu biêu về vấn đề ERPT đến lạm phát đã được triển khai tại Việt Nam:
Một cú sốc tỷ giá có ảnh hưởng mạnh mẽ, rõ rệt nhất đến tình hình lạm phát tại Việt Nam trong vịng 12 tháng kề từ khi nó khởi phát và mất dần tác dụng ở những giai đoạn sau đó (Võ Văn Minh, 2009). Đây là nhận định của học giả Võ Văn Minh (2009) trong cơng trình nghiên cứu “Exchange Rate Pass-Through And Its Implications For
Inflation In Vietnam”. Bên cạnh đó, tính chất cũng như mức độ ERPT trong mơi trường
kinh tế Việt Nam cũng đã được ông này thể hiện khá chi tiết. Cụ thể:
- ERPT đến giá nhập khẩu có tốc độ nhanh hơn đồng thời cường độ cũng mạnh hơn so với giá tiêu dùng (Võ Văn Minh, 2009);
- ERPT đến giá nhập khẩu là cơ chế truyền dẫn hoàn toàn ngay cả trong ngắn hạn (hệ số ERPT vượt mốc giá trị 1 kể từ thời kỳ 5 và kéo dài đến hết thời kỳ 7, trong đó đạt cực đại 132% vào thời kỳ 5) (Võ Văn Minh, 2009).
- ERPT đến giá tiêu dùng luôn ở mức thấp và là cơ chế truyền dẫn khơng hồn tồn trong suốt các thời kỳ khảo sát của hàm phản ứng xung (giá trị cực đại của hệ số ERPT là 21% đạt được vào thời kỳ 10) (Võ Văn Minh, 2009). Lược khảo nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường
(2012) trong bài “Sự Chuyển Dịch Tỷ Giá Hối Đoái Vào Các Mức Giá Tại VN”, ta
cũng thấy được những bằng chứng thực nghiệm có giá trị cùng những kết luận khá tương đồng với Võ Văn Minh (2009). Trong cơng trình này, biến giá sản xuất đã được các tác giả thêm vào mơ hình nhằm xây dựng chuỗi giá cả quốc gia một cách hoàn chỉnh nhất. Qua đó có thể phân tích ERPT đến lạm phát nội địa chi tiết, đầy đủ hơn. Nhìn chung, ERPT đến giá nhập khẩu cũng như giá sản xuất đều được ghi nhận là cơ chế truyền dẫn toàn phần trong ngắn hạn và dài hạn. Riêng về ERPT đến giá tiêu dùng vẫn là cơ chế truyền dẫn một phần trong phạm vi các thời kỳ được khảo sát, phân tích (Nguyễn Thị
Ngọc Trang và Lục Văn Cường, 2012).
Biểu đồ 2.1: Hệ số ERPT của các loại chỉ số giá ước lượng được tại Việt Nam (trích dẫn trong cơng trình nghiên cứu năm 2012)
Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường, 2012. Sự Chuyển Dịch Tỷ Giá Hối Đoái Vào Các Mức Giá Tại VN. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 7, trang 12
Triển khai kiểm chứng, phân tích và đánh giá ERPT đến lạm phát tại Việt Nam bằng cơng cụ tốn học ở hai giai đoạn kế tiếp nhau của nền kinh tế quốc gia nhưng lại hàm chứa nhiều thay đổi, khác biệt (trước và sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO) trong cơng trình nghiên cứu “Cơ Chế Truyền Dẫn Chính Sách Tiền Tệ Ở Việt
Nam Tiếp Cận Theo Mơ Hình SVAR”, hai học giả Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013) cũng đã có thu được những kết quả giá trị. Theo đó hệ số ERPT tại Việt
Nam đã gia tăng khá nhiều kể từ sau cột mốc hội nhập ngày 11 tháng 01 năm 2007, báo hiệu tỷ giá hối đoái đã và đang chi phối ngày càng mạnh mẽ đến tình hình biến động giá cả quốc gia, thị trường ngoại hối là một trong những nhân tố chủ chốt của toàn bộ hệ thống tài chính, tiền tệ nội địa (Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn, 2013).
Vấn đề này cũng đã được nhắc lại theo chiều hướng đồng thuận trong bài nghiên cứu “Tác Động Truyền Dẫn Tỷ Giá Hối Đoái Đến Lạm Phát Tại Việt Nam” của tác giả Trần Văn Hùng (2015). Từ các giá trị ước lượng được, ông này đã xác định:
- Trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2006, hệ số ERPT tại Việt Nam vào khoảng 3,3% ở năm đầu tiên kể từ khi cú sốc tỷ giá khởi phát và tăng lên 4,2% ở năm tiếp theo (Trần Văn Hùng, 2015).
- Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014, hệ số ERPT tại Việt Nam đã có