Giới thiệu về chương 3:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát tại việt nam (Trang 41 - 42)

Từ sau cột mốc ngày 11 tháng 01 năm 2007, trên con đường mở cửa, hợp tác phát triển bền vững cùng bè bạn năm châu, kinh tế Việt Nam đã trải qua khơng ít những thay đổi thăng trầm. Đi cùng những cơ hội trong thời đại tồn cầu hóa là những thách thức, rủi ro mới, địi hỏi Chính phủ và Nhà nước phải hết sức tỉnh táo, khéo léo trong công tác điều hành. Sự thay đổi của mọi biến số vĩ mô giờ đây không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố nội tại bên trong quốc gia mà còn chịu sự ảnh hưởng ngày càng sâu sắc từ tình hình các nước trên thế giới như một hệ quả của quá trình hội nhập. Trong đó, có lẽ tỷ giá hối đối chính là biến số nhạy cảm với các tín hiệu hay những cú sốc kinh tế nhất. Biến động tỷ giá luôn là một ẩn số phực tạp khôn lường, tác động không ngừng đến đời sống kinh tế -xã hội bao gồm cả lạm phát. Những thay đổi, quyết định trong điều hành chính sách tỷ giá của Chính phủ và NHTW đi kèm với các phân tích về tình hình giá cả ln là tin tức nóng bỏng được nhắc đến liên tục trong những năm gần đây. Nếu như nội dung chương trước đã làm rõ về mối liên hệ giữa tỷ giá và lạm phát một cách chung nhất thì trong chương này, tác giả sẽ tiến hành trích dẫn những con số thực tế thu thập được liên quan đến chúng. Trên cơ sở đó sẽ diễn giải một cách định tính về mối liên hệ nhân quả giữa hai biến số vĩ mô này. Và từ đây sẽ giúp người đọc rút ra những nhận định sơ lược về vai trị của tỷ giá trong tình hình biến động lạm phát cụ thể trong trường hợp của Việt Nam và phần nào cảm nhận được sự tồn tại của ERPT đến giá cả ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát tại việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)