Tóm tắt biến động tích lũy của hệ số ERPT sau mỗi ba tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát tại việt nam (Trang 97 - 100)

Step 3 6 9 12 15 18

IPI 1.036199 1.031426 1.095001 1.185505 1.293412 1.348958

CPI 0.415805 0.409735 0.651418 0.892367 1.481614 1.859375

Nguồn số liệu: kết quả tính tốn của tác giả trong phần mềm Stata và Excel

Từ đó đã thuyết phục tác giả tin tưởng rằng tỷ giá hối đoái hay thị trường ngoại hối chính là một trong những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến những biến động của giá cả quốc gia. Vì vậy cần được các nhà điều hành kinh tế vĩ mô quản lý chặt chẽ và có các giải pháp điều tiết hữu hiệu nhằm phục vụ mục tiêu bình ổn thị trường, nâng cao vị thế đồng nội tệ trong tương lai.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN TỔNG QUÁT VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ (ERPT) ĐẾN LẠM PHÁT TẠI

VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Giới thiệu chương 5:

Có thể nói ba mục tiêu nghiên cứu đầu tiên của bài viết đều đã được hoàn thành thơng qua q trình ước lượng mơ hình VAR kết hợp cùng cơng tác khảo sát, đánh giá IRF và phân rã phương sai. Sự tồn tại của ERPT đến lạm phát tại Việt Nam giờ đây đã được khẳng định chắc chắn trên cả hai khía cạnh định tính và định lượng. Qua đó càng nhấn mạnh hơn nữa tính cấp thiết của đề tài, ủng hộ quan điểm của tác giả về tầm ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế trong giai đoạn đầu mở cửa hội nhập toàn diện như hiện nay.

Và để nối tiếp những gì đã đạt được, ở chương này, tác giả sẽ đưa ra một số kết luận mang tính tổng quát nhất về đặc điểm, tính chất của vấn đề ERPT đến lạm phạt tại Việt Nam trên cơ sơ chắt lọc từ những nội dung học thuật và tính tốn đã trình bày ở phần trên. Đồng thời cũng sẽ trình bày nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt của cơ chế này tại nước ta so với một số quốc gia khác. Đây chính là lời giải cho các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra từ đầu, đóng vai trị tiền đề để hồn thành mục tiêu nghiên cứu còn lại nhưng cũng khơng kém phần quan trọng đó là: đưa ra được những kiến nghị thiết thực

5.2. Những kết luận tổng quát về ERPT đến lạm phát tại Việt Nam:

Đến đây, sự tồn tại của ERPT đến lạm phát tại Việt Nam hiển nhiên là điều không thể bác bỏ. Tương tự như các kết quả nghiên cứu trước đây, vấn đề ERPT đến giá cả khi được phân tích, đánh giá trong bối cảnh kinh tế nước ta vẫn cho thấy những tính chất, đặc điểm cố hữu:

Thứ nhất, tỷ giá luôn là nhân tố quan trọng gây ra các thay đổi về giá cả quốc gia.

Khi một cú sốc tỷ giá khởi phát, làm cho tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền tăng lên sẽ khiến cho hệ thống giá cả trong nền kinh tế mà tiêu biểu là giá nhập khẩu và giá tiêu dùng tăng lên nhanh chóng sau đó. Sự thay đổi cùng chiều của các biến số cho thấy được vai trị của tỷ giá đối với chi phí sản xuất đầu vào và giá thành sản phẩm đầu ra như đã được lập luận trong các lý thuyết học thuật trước đây.

Thứ hai, mức độ ERPT của từng loại giá là hồn tồn khơng giống nhau. Trong

nhiều thời kỳ được khảo sát, ảnh hưởng của những biến động trong tỷ giá luôn được truyền dẫn đến giá nhập khẩu với cường độ mạnh hơn so với giá tiêu dùng. Điều này đã được chứng minh bằng những con số cụ thể khi tác giả khảo sát IRF của hai loại chỉ số giá trước một cú sốc tỷ giá dương (từ thời kỳ 0 đến thời kỳ 13).

Thứ ba, tốc độ truyền dần của cú sốc tỷ giá đến giá nhập khẩu nhanh hơn đáng kể

so với giá tiêu dùng qua nhiều thời kỳ khảo sát. Q đó đã mơ phỏng được trình tự tác động và khả năng cũng như tốc độ thẩm thấu ảnh hưởng của tỷ giá lên “các lớp” trong chuỗi giá cả tại Việt Nam (khởi đầu từ giá nhập khẩu đến giá sản xuất và kết thúc ở giá tiêu dùng).

Thứ tư, trong ngắn hạn, ERPT đến giá tiêu dùng là một cơ chế truyền dẫn khơng

hồn tồn (hệ số ERPT bé hơn giá trị 1). Tuy nhiên, trong dài hạn, nó đã trở thành cơ chế truyền dẫn hoàn toàn (hệ số ERPT dần tiệm cận và vượt qua giá trị 1).

Bên cạnh đó, vấn đề ERPT đến lạm phát tại Việt Nam vẫn hàm chứa những khía cạnh rất riêng biệt so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đáng chú ý chính là ERPT đến giá nhập khẩu là một cơ chế truyền dẫn hoàn toàn ngay cả trong ngắn hạn và dài

hạn. Đồng thời hệ số ERPT của các loại giá qua từng thời kỳ đều rất cao so với nhiều quốc gia đã được khảo sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát tại việt nam (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)