Nguồn số liệu: trang web Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2012
Theo quy luật vốn có thường niên, mang tính thời vụ, chỉ số CPI trong hai tháng đầu quý I đã tăng mạnh trở lại, lần lượt ở mức 1,00% và 1,37% so với tháng trước do hiệu ứng cầu kéo trong thời gian trước và sau tết âm lịch. Đến cuối tháng 3, CPI được ghi nhận chỉ tăng nhẹ khoảng 0,20%. Dù vậy, mức giảm lạm phát này lại không thể xoa dịu được kỳ vọng về sự suy giảm sức mua của tiền đồng trong tâm lý các chủ thể kinh tế. Nguyên nhân là do trước đó vào ngày 07 tháng 03 giá xăng lại được đẩy lên thêm 2.100 đồng/lít và cán mốc cao nhất của năm vào ngày 20 tháng 04 khi được điều chỉnh cộng thêm 900 đồng vào đơn giá. Thế nhưng lạm phát sau đó lại khiến dư luận vơ cùng “ngỡ ngàng” khi chẳng có một sự bùng nổ nào diễn ra cho đến cuối tháng 8. Hơn thế nữa, giảm phát lại thế chỗ cho lạm phát trong tháng 6 và tháng 7 khi mức tăng của CPI giảm dưới mốc 0% và đạt giá trị âm lần lượt tại -0,26% và – 0,29%. Phải chăng khơng hề có một hiệu ứng chi phí đẩy được tạo ra từ động thái tăng mạnh giá của xăng dầu của Chính phủ và Nhà nước? Thực chất, hiệu ứng ấy vẫn luôn tồn tại tuy nhiên tác động của
1.00% 1.40% 0.20% 0.10% 0.20% -0.30% -0.30% 0.60% 2.20% 0.80% 0.50% 0.30% -0.50% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Biến động CPI qua các tháng của năm 2012
quý II đến đầu quý III (đưa đơn giá xăng từ mức 23.800 về còn 20.600 vào ngày 02 tháng 7) và một số yếu tố vĩ mô khác:
+ Thứ nhất phải kể đến chính là sự bình ổn của tỷ giá hối đối có được từ cung cách điều hành linh động, khéo léo tùy cơ ứng biến. Nội tệ dần tranh thủ được niềm tin của các chủ thể kinh tế. Minh chứng tiêu biểu là khảo sát đến cuối quý 4 của năm 2012, số dư tiền gửi nội tệ đã đạt được tốc độ tăng trưởng cực kỳ cao lên mức 36%. Trái ngược với xu hướng đó, số dư tiền gửi ngoại tệ lại suy giảm mạnh chỉ bằng xấp xỉ 87% so với cùng kỳ. Nhờ đó góp phần hạn chế sự mất giá của tiền đồng. Bên cạnh đó tạo thuận lợi cho các hoạt động nhập khẩu, góp phần giảm bớt gánh nặng về rủi ro biến động giá của các nguồn đầu vào ngoại nhập, giúp các tổ chức không phải cùng lúc đối mặt với sự gia tăng đồng loạt của các yếu tố phục vụ sản xuất, làm dịu đi phần nào hiệu ứng chi phí đẩy.
+ Thứ hai, các mệnh lệnh hành chính trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 đã dần thể hiện được tính hữu ích của mình đối với nền kinh tế. Một mặt đưa ra khuôn khổ chi tiêu nghiêm khắc hơn đối với Ngân sách Nhà nước, thu hẹp quy mô bội chi. Mặt khác, hỗ trợ kiểm sốt tốt vấn đề tăng trưởng tín dụng (kết thúc năm 2012, tốc độ tăng trưởng chỉ xấp xỉ 8,91% so với cùng kỳ), nhờ đó kiềm chế sự mở rộng quy mơ của cung tiền M2. Ngồi ra các động thái điều chỉnh giảm lãi suất thị trường (trong năm 2012, lãi suất đồng nội tệ đã giảm đáng kể từ 3% đến 6% song song đó lãi suất cấp tín dụng cũng hạ nhiệt rõ rệt từ 5% đến 9%) kết hợp với những quyết định ưu đãi về thuế theo nội dung
Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 05 đã tạo thêm thuận lợi để các tổ chức kinh tế
kiểm sốt tốt chi phí đầu vào, vượt qua khó khăn, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất.
+ Thứ ba, sự suy thoái sức mua của thị trường, chưa thể phục hồi từ sau khủng hoảng năm 2008 khiến các tổ chức kinh tế dù phải đối mặt với sự khuyếch đại của chi phí sản xuất nhưng vẫn chào bán với mức giá tăng không quá cao để thu hút tiêu dùng, thanh lý hàng tồn kho, cầm cự trước nguy cơ giải thể, phá sản.
Tuy nhiên đến tháng 9 năm 2012, lạm phát bất ngờ tăng cao trở lại ở mức 2,20% so với tháng trước trong khi tỷ giá hối đoái và một số vấn đề vĩ mơ vẫn khá ổn định. Đây chính là kết quả nhận được từ việc Chính phủ điều chỉnh mức giá của một số nhóm hàng thiết yếu trong rổ hàng hóa CPI mà chủ yếu là giáo dục, thuốc và dịch vụ y tế với mức tăng rất mạnh lần lượt là 10,5% và 17,02%. Bện cạnh đó các dịch vụ vận tải cũng có xu hướng biến động giá tương tự với tỷ lệ biến động 3,83% do sự tăng giá trở lại của xăng dầu từ tháng 7 năm 2012.
Trong lúc đó Chỉ thị số 25/2012/CT-TTg đã kịp thời được ban hành vào ngày 26 tháng 09 nhằm kiểm soát chặt chẽ giá cả, ổn định thị trường đồng thời kéo dài lộ trình điều chỉnh tăng mức giá đối với các dịch vụ y tế và điện đã cứu vãn được tình hình, kéo mức tăng của CPI xuống nhanh chóng trong 3 tháng của IV lần lượt ở mức 0,80%; 0,50% và 0,30%. Ngồi ra, tình hình tỷ giá hối đối ổn định, nguồn cung ngoại tệ khá tốt có thể đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ tăng cao vào dịp cuối năm phục vụ cho các việc thanh toán các hợp đồng thương mại quốc tế, các khoản tín dụng đáo hạn kết hợp với lần điều chỉnh giảm giá xăng dầu vào ngày 11 tháng 11 cũng đã góp phần tạo ra xu hướng đi xuống của lạm phạt trong giai đoạn này.
3.5. Năm 2013:
3.5.1. Tình hình biến động tỷ giá năm 2013:
Trong năm 2013, Việt Nam đã chứng kiến khá nhiều những biến động trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá có chiều hướng gia tăng trong quý I và quý II sau đó hạ nhiệt dần nhờ các biện pháp quyết liệt từ cấp điều hành kinh tế vĩ mơ. Chưa dừng lại ở đó, tỷ giá cịn có chiều hướng suy giảm nhanh chóng trong những tháng cuối năm khiến NHTW phải tiến hành thu mua ngoại tệ để tránh ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu. Tuy tính ổn định đã có phần giảm sút so với giai đoạn trước đó nhưng nhìn chung, tỷ giá cũng không tạo ra tác động tiêu cực nào đáng kể đối với kinh tế vĩ mô, các khía cạnh của đời sống xã hội. Đồng thời hồn thành được cam kết đã đề ra từ đầu năm (biến động của tỷ
thuận lợi của cung cầu ngoại tệ trên thị trường kết hợp với tính đúng đắn, kịp thời của các quyết định, mệnh lệch từ cấp lãnh đạo Nhà nước theo định hướng điều hành, quản lý ngoại hối linh động, kỷ luật cao, giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh, chú trọng củng cố, duy trì niềm tin của thị trường đối với nội tệ.
Vào những ngày cuối quý I, thị trường ngoại hối dần trở nên căng thẳng hơn. Sự gia tăng chính là xu hướng chủ đạo của tỷ giá trong giai đoạn này. Không ngồi yên chờ đợi “bàn tay vơ hình” có thể giải thốt cho thị trường, NHTW đã nhanh chóng điều chỉnh giảm tỷ giá bán USD/VND xuống mức 20.950 – một mức giá khá hấp dẫn, giúp hệ thống các NHTM dễ dàng tiếp cận với nguồn dữ trự ngoại hối khi xảy ra hiện tượng thiếu hụt ngoại tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Thơng qua các tổ chức tín dụng, NHTW đã trợ lực tích cực cho nguồn cung ngoại tệ trên thị trường, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Từ đó ngăn chặn được sự leo thang của tỷ giá.
Tuy nhiên, động thái này của NHTW vẫn không làm thỏa mãn được thị trường của các đồng tiền. Sau khi tỷ giá vừa hạ nhiệt chưa lâu, mâu thuẫn cung cầu ngoại tệ đã quay trở lai nhanh chóng từ đầu tháng 4 và kèo dái đến cuối quý II. Ghi nhận trên thị trường chính thức, tỷ giá USD/VND được niêm yết tại các NHTM đều đã được đẩy lên chạm mốc giới hạn trần 21.036. Dù vậy con số này vẫn thấp hơn tỷ giá được chào trên thị trường tự do đến khoảng 284 đồng. Mức chênh lệch giữa hai thị trường đã bị kéo dãn nhanh chóng, tăng gấp 4 lần so với năm 2012 (chênh lêch khoảng 70), báo hiệu câu chuyện tỷ giá đã đến hồi gây cấn. Trước tình thế đó, NHTW buộc phải điều chỉnh tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng lên mức 21.036 tức tăng thêm 1% vào ngày 28 tháng 06 để bắt kịp tình hình thực tế. Cùng ngày, Thông tư 14/2013/TT-NHNN đã bắt đầu được áp dụng, đưa trần lãi suất huy động bằng ngoại tệ đối với các tổ chức và cá nhân lần lượt về mốc 0,25% và 1,25%. Sự điều chỉnh này là hoàn toàn hợp lý và đúng lúc nhằm đảm bảo tỷ suất sinh lợi của nội tệ vẫn giữ được tính hấp dẫn so với tỷ suất sinh lợi của ngoại tệ khi trần lãi suất huy động bằng tiền đồng lại có chiều hướng đi xuống, còn ở mức 7% đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng theo yêu cầu của
Thông tư 15/2013/TT-NHNN cũng có hiệu lực vào ngày 28 tháng 06. Từ đó củng cố
niềm tin đang bị lung lay của thị trường, khiến người dân tiếp tục mạnh dạn nắm giữ cũng như “xem trọng” tiền đồng thay vì ngồi tệ, kiềm chế kỳ vọng phá giá nội tệ đang trực chờ bùng phát trong nền kinh tế vào giai đoạn căng thẳng.
Thế nhưng, tình hình đã khơng có sự khởi sắc. Ghi nhận tại các NHTM, người ta vẫn không hề thấy được sự hạ nhiệt nào hay thậm chí là biểu hiện chững lại của tỷ giá USD/VND niêm yết kể từ sau thời điểm hai Thông tư liên quan đến trần lãi suất của NHTW được ban hành, chủ yếu xoay quanh mốc giá trị 21.140 – 21.230 tương ứng với chiều mua vào và bán ra. Phải đến ngày 11 tháng 07, khi NHTW cam kết về sự cố định của tỷ giá bình quân liên ngân hàng cho đến cuối năm thì sức mạnh của tiền đồng trên thị trường mới thực sự phục hồi trở lại, xu hướng đi xuống của tỷ giá thể hiện rõ rệt nhất vào cuối tháng 7 và những ngày đầu của tháng 8. Nội tệ dần khẳng định vai trị của mình trong danh mục đầu tư cũng như trong nhu cầu tích trữ của các chủ thể kinh tế. Nếu như vào năm 1990, tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ trên tổng cung tiền M2 tồn tại ở mức trên 30% thì đến năm 2011 con số này chỉ cịn ở mức 15,80% và khơng ngừng suy giảm cho đến cuối tháng 8 năm 2013 chỉ còn xấp xỉ 12%.
Chớp lấy thời cơ, khôi phục, mở rộng quy mô dự trữ ngoại hối đã bị hao hụt đáng kể trong hai quý đầu năm đồng thời ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của sự tụt dốc tỷ giá đối với hoạt động xuất khẩu, ngày 07 tháng 08, NHTW đã mạnh tay tăng tỷ giá USD/VND mua vào lên 21.100 từ mức giá trị 20.826 đã niêm yết trước đó và duy trì trạng thái mua rịng cho đến lúc tỷ giá bình ổn trở lại. Đến ngày 10 tháng 10, NHTW lại tiến hành thu mua ngoại tệ nhằm đối phó với đợt sụt giảm thứ hai của tỷ giá do nguồn cung ngày càng vượt trội (trong đó giữ vai trị đáng chú ý và khá nổi bật chính là kiều hối với tổng giá trị tích lũy được đến cuối quý 4 năm 2013 đạt mức 11 tỷ USD) so với lượng cầu đang dần thu hẹp.
Từ cuối quý IV, sự ổn định được tái lập trên thị trường ngoại hối, các mức tỷ giá USD/VND được chào trên thị trường tự do xấp xỉ 21.180 và 21.200 tương ứng với chiều mua vào và bán ra, tái tiệm cận với tỷ giá chính thức.
3.5.2. Tình hình lạm phát năm 2013:
Lũy kế 12 tháng của năm 2013 với các mức tăng khá thấp, đặc biệt có những giai đoạn mang giá trị âm của chỉ số CPI, lạm phát Việt Nam chính thức dừng chân ở mốc 6,04%, đạt được mục tiêu quản lý, kiểm soát giá cả tăng dưới 7% như đã định hướng. Tuy nhiên thành tích này lại khơng đồng nghĩa với việc sức khỏe kinh tế đã trở nên khá hơn sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Bởi nó được cấu thành từ nhiều yếu tố tích cực cũng như tiêu cực mà nổi bật là sự yếu kém của sức mua trên thị trường chưa được cải thiện. Trong năm này, lạm phát lại có những biến động bất thường, khơng tuân theo các quy luật đã hình thành từ nhiều năm trước đó.