Nguồn số liệu: trang web Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2011
Nếu như CPI các tháng 10, 11 và 12 của năm 2010 lần lượt tăng ở các mức 1,10%,
1,90% và 2,00% thì sang tháng đầu tiên của năm 2011, mức tăng của chỉ số này đã giảm xuống đáng kể còn 1,70%. Vào thời điểm đó, thị trường chứng khoán cũng cho thấy nhiều dấu hiệu hết sức khả quan, các hoạt động mua bán diễn ra khá sôi nổi, chỉ số VN- index ln duy trì trạng thái tăng trưởng và được đẩy lên mức cao nhất của năm 522 điểm vào ngày 9 tháng 2. Trước những mảng sáng của nền kinh tế, nhiều học giả đã nhận định việc kiềm chế lạm phát ở mức 7% như mục tiêu đã đề ra là khá khả thi.
Thế nhưng cộng hưởng từ nhiều yếu tố như: quyết định điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1; tình hình nguồn thu kiều hối diễn biến tích cực và nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng cao nhằm chuẩn bị cho tết cổ truyền hằng năm đã khiến lạm phát “trở mặt” ngay sau đó. 2,10% chính là mức tăng của CPI trong tháng 2. Nếu cộng dồn hai tháng đầu tiên của quý I, mức tăng giá cả đã ở mức 3,80% so với đầu năm, tức là đã “hoàn thành” hơn 50% của mức 7% lạm phát mục tiêu. Sự quan ngại trong nền kinh tế cũng từ đó bùng nổ, tạo cơ hội cho kỳ vọng về sự mất giá của nội tệ quay trở lại và còn mạnh mẽ hơn trong tâm lý các tầng lớp dân cư. Hiển nhiên khi lợi
1.70% 2.10% 2.20% 3.30% 2.20% 1.10% 1.20% 0.90% 0.80% 0.40% 0.40% 0.50% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Biến động CPI qua các tháng của năm 2011
ích của các tổ chức và cá nhân bị đe dọa do tiền đồng mất giá, họ sẽ chọn cách từ bỏ việc nắm giữ phương tiện thanh tốn “yếu kém” và tìm đến các loại ngoại tệ có sức mua mạnh hơn mà chủ yếu là USD nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán quốc tế trong tương lai (đối với tổ chức) và bảo toàn giá trị nguồn vốn (đối với cả tổ chức và cá nhân). Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư với tâm lý bi quan về sức khỏe của nền kinh tế cũng có xu hướng rút vốn khỏi lãnh thổ Việt Nam. Kết hợp với nhau các chủ thể này đã làm cầu ngoại tệ trên thị trường tăng đáng kể, khiến thị trường ngoại hối trở nên căng thẳng, tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa tỷ giá chính thức và khơng chính thức.
Kiệt sức trước sự bất cập của cung cầu ngoại tệ, NHTW đã phải phá giá tiền đồng đến 9,30% để theo kịp thị trường và trấn an tâm lý người dân. Tuy nhiên đây lại là một trong những nguồn cơn của đợt bùng nổ lạm phát vào những tháng tiếp theo. Sau sự kiện ngày 11 tháng 2, tỷ giá trong hệ thống NHTM đã có nhiều biến động mà xu hướng chủ yếu là tăng mạnh khiến cho hoạt động nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, giá của các mặt hàng nước ngồi khi quy ra tiền đồng tăng cao đáng kể, tạo hiệu ứng làm tăng chi phí sản xuất và mặt bằng giá hàng hóa tiêu dùng một cách đột ngột. Cũng vào tháng 2, giá xăng dầu đã được nâng lên khoảng 20% đồng thời giá điện được điều chỉnh cao hơn 15,28%. Hai nguồn lực quan trọng chi phối nhiều mặt của đời sống xã hội này “bắt tay” với câu chuyện tỷ giá ngay lập tức trở thành đòn bẫy “tai hại” đưa CPI tháng 3 và tháng 4 lên cao ngất ngưởng với mức tăng lần lượt là 2,17% và 3,32%. Như vậy có thể thấy, tỷ giá có vai trị cực kỳ lớn khi đưa lạm phát lên đỉnh điểm của năm 2011. Thị trường chứng khoán lúc này cũng phải hứng chịu khơng ít tác động tiêu cực, VN-index trượt dài khơng phanh chỉ cịn ở mức 452 điểm vào ngày 3 tháng 3.
Đến tháng 5, mức tăng của CPI đã giảm xuống còn 2,21%. Một trong những nhân tố được cho là có góp phần quan trọng tạo ra thành quả đó chính là công tác điều hành tỷ giá linh hoạt mà cụ thể là động thái đẩy mạnh mua vào ngoại tệ của NHTW từ ngày 29 tháng 4, bổ sung thêm gần 3 tỷ USD cho dự trữ ngoại hối và tính kịp thời của Thơng
đề cập ở phần trên). Các quyết định liên quan đến tỷ giá này cùng với những tác động từ việc thực thi Nghị quyết 11/2011/NQ-CP ngày 24 tháng 02 về kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, cung tiền, bội chi ngân sách,… đã góp phần ổn định tâm lý người dân, khơi phục dần niềm tin, sự tín nhiệm đối với nội tệ, hạ nhiệt tỷ giá, hạn chế sự suy yếu của tiền đồng, đưa các hoạt động kinh tế có liên quan dần trở về trạng thái ổn định hơn. Ở tháng tiếp theo, lạm phát tiếp tục được cải thiện, CPI chỉ tăng khoảng 1,10% và tình hình dần đi vào ổn định sau đó. Sự nóng lên trở lại của lạm phát vào cuối năm (CPI tháng 12 tăng 0,53%) chủ yếu là do các động thái điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng liên tiếp trong tháng 10 cùng lần điều chỉnh vào ngày 14 tháng 12 cộng hưởng với nhu cầu tiêu dùng tăng cao thường thấy vào thời điểm kết thúc năm và một số biến cố thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất, quy mô sản lượng cung ứng, tạo thêm lượng cầu phụ trội.
3.4. Năm 2012:
3.4.1. Tình hình biến động tỷ giá năm 2012:
Khác hẳn với tình hình căng thẳng trước đó, thị trường ngoại hối Việt Nam năm 2012 đã đi vào trạng thái tương đối bình ổn. Dù những biến động về tỷ giá hối đoái vẫn thường xuất hiện trong suốt chặng đường 12 tháng của năm nhưng hầu hết đều diễn ra với cường độ không lớn và dần bị “chế ngự” bởi các quyết định kịp thời, khéo léo không kém phần linh động của Chính phủ và NHTW. Thành tích duy trì tỷ giá bình qn liên ngân hàng cố định ở mức 20.828 chính là điểm sáng nổi bật nhất trong cơng tác quản lý điều hành tỷ giá giai đoạn này, hoàn thành xuất sắc cam kết đã đề ra hồi đầu năm (biến động tỷ giá trong năm không vượt quá biên độ từ 2% đến 3%). Tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền được niêm yết tại các NHTM đã từng bước tiệm cận với các mức giá được chào ra trên thị trường tự do, duy trì khá tốt khoảng cách, chỉ còn hơn kém nhau trong phạm vi từ 20 đến 70 đồng cho 1 USD. Do đó đã phản ánh chân thật hơn về quy mô cung cầu ngoại tệ của hệ thống kinh tế.
Nhận thấy sức nóng thị trường dần tăng lên ngay từ những ngày đầu tiên của năm, từ thời điểm ngày 13 tháng 2, cơ quan đầu não của Ngành Ngân hàng đã có động thái
điều chỉnh tỷ giá mua vào tại Sở giao dịch ở mức hấp dẫn, cao hơn so với giá trị được niêm yết tại các NHTM nhằm kêu gọi những tổ chức này bán lại ngoại tệ để hỗ trợ Nhà nước mở rộng quy mô, phát triển nguồn dữ trữ ngoại hối. Điều đó đồng nghĩa với việc giúp Chính phủ và NHTW khẳng định hơn nữa khả năng điều tiết thị trường ngày càng vững mạnh của mình, tạo dựng thêm niềm tin của các chủ thể kinh tế đối với nội tệ. Do vậy có thể đón đầu và ngăn chặn được tình hình leo thang của tỷ giá. Và tính đến cuối năm 2012, NHTW đã tiếp thêm khoảng 10 tỷ USD vào nguồn dự trữ ngoại hối. Chính nhờ quyết định đúng đắn này, tỷ giá USD/VND công bố trong hệ thống các NHTM đã hạ nhiệt còn dưới mức 20.860 – 20.920 lần lượt tương ứng với chiều mua vào và bán ra vào thời điểm kết thúc quý II, sau khi đã tăng dần thêm 0,55% giai đoạn 6 tháng đầu năm. Tiếp nối, diễn biến tích cực này, tỷ giá từng bước giảm xuống vào quý III cũng như quý IV và khá ổn định vào những ngày cuối năm – một điều được cho là hi hữu so với những năm trước. Xu hướng này cũng được thể hiện trên thị trường tự do. Cụ thể, đến tháng 9 năm 2012, tỷ giá USD/VND khơng chính thức đã trở về gần mức 20.850 – 20.870 cho hai chiều mua và bán.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, cơng tác đẩy mạnh mua rịng ngoại tệ sẽ khơng thể tạo nên thành công của nhiệm vụ quản lý, điều hành tỷ giá năm 2012 nếu không được sự hỗ trợ từ các nhân tố như:
+ Những thay đổi khả quan trong hoạt động giao thương quốc tế kết hợp với sự phục hồi của các dòng vốn đầu tư nước ngoài và sự tăng trưởng của quy mô kiều hối làm tăng cung ngoại tệ.
+ Thành tích tốt trong cơng tác kiểm sốt sự tăng trưởng của tín dụng bằng ngoại tệ nhằm hạn chế sự thất thốt ngoại hối ra khỏi quốc gia. Tính đến cuối năm 2012, quy mơ tín dụng bằng ngoại tệ đã suy giảm 1,56% so với năm 2011.
+ Tỷ suất sinh lợi của tiền đồng tuy đã giảm đi đáng kể trong năm nhưng khi so sánh với tỷ suất sinh lợi của ngoại tệ thì vẫn cịn tương đối hấp dẫn. Vào năm 2012, trần
còn 9% vào cuối quý II theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN và tồn tại ở mức 8% vào cuối quý IV khi Thông tư 32/2012/TT-NHNN được ban hành. Trong khi trần lãi suất huy động bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Thông tư 14/2011/TT-NHNN giao động trong khoảng từ 0,5% đến 2% tùy theo từng đối tượng. Qua đó, thu hút các chủ thể kinh tế nắm giữ tiền đồng thay vì ngoại tệ, góp phần ngăn chặn sự suy giảm sức mua của nội tệ, hỗ trợ cho sự ổn định của tỷ giá.
+ Quá trình thắt chặt quản lý, điều hành, thu hẹp dần các đối tượng được tham gia trên thị trường vàng của Chính phủ và NHTW.
3.4.2. Tinh hình lạm phát năm 2012:
Trải qua cuộc “đối đầu” hết sức gây cấn năm 2011 và đứng trước nguy cơ lạm phát sẽ quay trở lại ở giai đoạn tiếp theo, các nhà cầm quyền càng trở nên thận trọng và dè chừng hơn đối với “căn bệnh kinh niên” này. Mục tiêu kiểm soát mức tăng giá cả năm 2012 đã được cấp lãnh đạo Nhà nước nâng lên 10% (thay thế giá trị 7% trước đó). Tuy nhiên, cộng đồng kinh tế trong và ngoài nước lúc bấy giờ với những đánh giá bi quan đã khơng ít lần cho rằng tình hình lạm phát sẽ cịn phức tạp hơn nữa đi đôi với mức gia tăng ngày càng mạnh, tiếp tục là “ngõ cụt nan giải” đối với kinh tế vĩ mô Việt Nam và do đó, con số này là hồn toàn bất khả thi. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh điều ấy chỉ đúng một phần. Cậu chuyện lạm phát năm 2012 là một chuỗi các sự kiện bất ngờ, khó lường và khơng kém phần khác biệt ngay từ khi khởi đầu với hai chu trình “tăng – giảm” rõ rệt nối tiếp nhau và đạt đỉnh vào tháng 9 khi mức tăng giá cán mốc 2,20% so với tháng trước rồi hạ nhiệt nhanh chóng sau đó. Cộng dồn các tháng, lạm phát Việt Nam đã cán mốc 6,81%. – một con số không tưởng, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, vượt qua cái được gọi là bất khả thi trước đó.