Tình hình biện động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát tại việt nam (Trang 61 - 66)

Nguồn số liệu: trang web Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2013

Như thường lệ, mức tăng của CPI trong hai tháng đầu năm lại được đẩy lên cao, xấp xỉ ở tỷ lệ 1,3% so với tháng trước do yếu tố thời tiết, điều kiện khí hậu và nhu cầu

1.30% 1.30% -0.20% 0.00% -0.10% 0.10% 0.30% 0.80% 1.10% 0.50% 0.30% 0.50% -0.50% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Biến động CPI qua các tháng của năm 2013

mua sắm, tiêu dùng tăng lên trong dịp tết âm lịch. Ngoài ra tốc độ lạm phát trong thời gian này còn được trợ lực bởi các động thái điều chỉnh giá cả các sản phẩm dịch vụ trong Ngành Y tế ở một số khu vực đã bắt đầu được triển khai từ quý I năm 2013 sau khi bị trì hỗn trong năm 2012 theo Chỉ thị số 25/2012/CT-TTg. Ghi nhận vào tháng 1, địa

phương có nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng mạnh là Thừa Thiên Huế với tỷ lệ 86,29%, kế đến là Đà Nẵng với mức tăng 63,92%.

Cộng dồn giá trị lạm phát hai tháng đầu năm, tâm lý của các chủ thể kinh tế trở nên bất ổn vì lo lắng nền kinh tế khơng thể thực hiện được mục tiêu kiểm sốt giá. Đây có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân khiến thị trường ngoại hối nóng lên trở lại vào cuối quý I. Thế nhưng, lạm phát gần như đã bị xóa tên khỏi biểu đồ giá và được thay thế bằng giảm phát ngay trong tháng 3 xấp xỉ ở mức -0,20% và tiếp tục xuất hiện vào tháng 5 ở ngưỡng -0,10% sau khi CPI bất động ở tháng trước đó. Nguyên nhân là do sau mùa lễ, tết – yếu tố mang tính thời vụ, sức mua lại trờ về với bản chất thật sự của mình: suy kiệt và yếu kém. Điều này khiến các nhà sản xuất đưa ra mức giá khơng cao, thậm chí là giảm giá để thu hút tiêu dùng, duy trì nguồn thu nhập trong bối cạnh hoạt động không hết công suất, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, tình hình tỷ giá hối đối vào thời gian này tuy có nhiều biến động nhưng ln được kiểm sốt chặt chẽ bởi Chính phủ và NHTW nên đã hạn chế được phần nào tác động của hiệu ứng chi phí đẩy.

Tháng 6 và thàng 7, lạm phát đã trở lại với các mức tăng lần lượt là 0,10% và 0,30% do các giải pháp điều hành thị trường ngoại hối đang dần yếu sức trước áp lực cung cầu đang ngày càng căng thẳng, đưa đến đỉnh điểm khi động thái điều chỉnh tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng tăng thêm 1% của NHTW được triển khai vào ngày 28 tháng 6, khiến các mặt hàng nhập khẩu khi quy nội tệ đều tăng giá đáng kể. Trong đó tiêu biểu là ba lần tăng giá xăng từ cuối quý II đến đầu quý III. Qua đó tác động đến hàng loạt các khía cạnh của nền kinh tế, làm mặt bằng giá cả tăng lên. Ngoài ra, sự kiện ngày 28 tháng 6 còn là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Tập đoàn điện lực Việt Nam

nhằm giảm bớt gánh nặng từ khoản nợ nước ngồi ước tính đến năm 2013 khoảng 99.260 tỷ đồng. Giá điện tăng cộng hưởng cùng những thay đổi về giá trong Ngành Y tế và Ngành Giáo dục sau đó đã tạo ra đợt leo thang của lạm phát trong tháng 8 ở mức 0,83% và tháng 9 ở mức 1,06%.

Trong những tháng cịn lại của năm, lạm phát bắt đầu chu trình hạ nhiệt của mình. Nguyên nhân vẫn là do sức mua của thị trường tiếp tục bị bó buộc. Bên cạnh đó, sự giảm nhanh của tỷ giá hối đối từ đầu tháng 10 cũng là nhân tố cấu thành nên xu hướng đường đi của giá cả trong quý IV bởi nền kinh tế được tiếp cận với các hàng hóa ngoại nhập ở mức giá rẻ hơn khi quy nội tệ.

Như vậy, nhìn chung tỷ lệ lạm phát thấp trong năm 2013 là hệ quả từ sự suy yếu của sức mua kéo theo là những khó khăn, đình trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến lượt mình các tổ chức kinh tế khi đối mặt với thực trạng thị trường ảm đạm sẽ cắt giảm đầu tư, thu hẹp các cơ hội nghề nghiệp cũng như thu nhập xã hội và kéo tổng cầu suy giảm như một vịng xốy đi xuống bất tận. Ngồi ra niềm tin của thị trường vào đồng nội tệ luôn được cấp lãnh đạo Nhà nước chú trọng củng cố, duy trì thơng qua cơng tác điểu hành, quản lý ngoại hối cũng là một nhân tố quan trọng cần được nhắc đến, hỗ trợ đắc lực kiềm chế lạm phát trong năm này.

3.6. Năm 2014:

3.6.1. Tình hình biến động tỷ giá năm 2014:

Dư âm từ sự dồi dào của nguồn cung ngoài tệ nửa sau năm 2013 chính là một trong những tiền đề, cơ sở vững chắc giúp thị trường ngoại hối hoạt động ổn định trong những tháng đầu năm 2014. Sau đó, xu hướng tăng đã xuất hiện rõ rệt trở lại, kéo dài âm ỉ đến tận những ngày gần kết thúc năm do sự tác động của nhiều nhân tố vĩ mơ. Gia tăng tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng thêm 1% là một trong hàng loạt các động thái mà Chính phủ và NHTW buộc phải triển khai để giải quyết những bất cập của cung cầu ngoại tệ, co hẹp khoảng cách chệnh lệch giữa thị trường chính thức và thị trường tự do. Đồng nội tệ đã bị phá giá một lần nữa. Tuy nhiên đây là lần điều chỉnh duy nhất trong

năm 2014 với mức biến động không lớn và khoảng cách chệnh lệch giữa các mức tỷ giá trên thị trường chính thức và thị trường tự do cũng khơng q nhiều. Từ đó cho thấy tình hình tỷ giá vẫn trong tầm kiểm sốt của Chính phủ và NHTW, khơng gây q nhiều áp lực lên sức khỏe kinh tế vĩ mô.

21.036 đồng tương ứng bằng 1 USD là mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng được duy trì cố định trong suốt gần 5 tháng đầu năm 2014. Trên thị trường của các loại tiền tệ, người ta cũng không ghi nhận được sự biến động tăng giảm tỷ giá bất thường nào. Từ cuối quý II, tính căng thẳng tái bùng phát trong vấn đề quản lý, điều tiết tỷ giá. Thị trường dần nóng lên, tỷ giá bắt đầu có những thay đổi đáng chú ý. Ngày 19 tháng 06, để thỏa mãn thị trường, NHTW đã tiến hành nâng tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng lên con số 21.246. Mâu thuẫn giữa cung và cầu ngoại tệ lại dịu đi phần nào. Vào thời điểm 30 tháng 06, tại thị trường tự do, tỷ giá USD/VND đã gia tăng thêm 0,6% so với những ngày đầu năm 2014 và xấp xỉ ở mức 21.305. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND được cơng bố chính thức ở nhiều NHTM chủ yếu giao động trên dưới giá trị 21.251, tức đã tăng thêm đến 0,8% so với đầu tháng 1 năm 2014.

Kế đến, trong cuộc họp cấp cao diễn ra vào ngày 29 tháng 09, đại diện NHTW đã khẳng định cộng dồn các mức điều chỉnh tỷ giá nếu có trong năm 2014 sẽ không vượt ngưỡng 1,43%. Đưa ra tỷ lệ nằm dưới mức mục tiêu điều chỉnh tỷ giá hồi đầu năm (khơng vượt q 2%), NHTW kỳ vịng các chủ thể kinh tế sẽ tin tưởng vào sự ổn định, ít biến động của tỷ giá hối đối cho đến cuối năm. Từ đó củng cố thêm niềm tin của cộng đồng đối với nội tệ. Tuy nhiên, đây vơ tình lại là con dao hai lưỡi, có tác dụng phụ mang tính tiêu cực đối với tâm lý thị trường. Bởi lẽ, sau khi khấu trừ đi lần điều chỉnh 1% vào hồi tháng 6, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn cịn có thể tăng thêm 0,43% theo tun bố từ NHTW. Phần lớn các tầng lớp dân cư đều xem đó như một “lời nhắc khéo” rằng tiếp tục phá giá tiền đồng là điều sớm muộn mà không nhận ra bản chất thực sự của con số 1,43% là định hướng, sự quyết tâm của cấp lãnh đạo Nhà nước trong công tác quản

tạp ngay từ đầu tháng 10. Tỷ giá USD/VND niêm yết tại hệ thống NHTM nhìn chung đã được nâng lên thêm 10 đồng.

Trước chuyển biến xấu đi của tỷ giá, NHTW vào ngày 06 tháng 10 đã phát đi thông điệp với nội dung cam kết giữ cố định tỷ giá bình quân liên ngân hàng cho đến cuối năm 2014 nhằm trấn an tâm lý người dân. Đồng thời cũng cung cấp thêm các bằng chứng về các điều kiện thuận lợi trên thị trường ngoại hối như: diễn biến tích cực của tình hình thu chi ngoại tệ quốc gia (cán cân thanh toán mang giá trị dương, cán mốc 11 tỷ USD tính đến cuối tháng 9); tính cân đối giữa nguồn cung và nguồn cầu ngoại tệ vẫn được đảm bảo, … Tuy nhiên sức nóng của thị trường chỉ yếu đi đôi chút rồi nhanh chóng bị đẩy lên cao trở lại. 150 đồng là mức chênh lệch tỷ giá USD/VND tính bình qn giữa hai tháng đầu quý IV.

Ngày 18 tháng 11, NHTW đã một lần nữa lên tiếng cam kết về sự cố định của tỷ giá bình quân liên ngân hàng cho đến cuối năm. Tuy nhiên sự tăng giá vẫn khơng có dấu hiệu dừng lại và kéo dài âm ỉ đến cuối tháng 12. Ghi nhận vào ngày 25 tháng 12, Ngân hàng TMCP Đông Á là tổ chức có tỷ giá niêm yết cao nhất trong hệ thống các NHTM ở mức 21.375 – 21.445 tương ứng với hai chiều mua vào và bán ra. Trên thị trường tự do lúc bấy giờ tỷ giá cũng đã ở mức 21.500 – 21.650.

Có thể thấy, chung quy sự căng thẳng trên thị trường ngoại hối bắt đầu từ cuối tháng 5 và kéo dài đến cuối quý IV xuất phát từ tâm lý bất an các tổ chức kinh tế khi thời gian cho phép áp dụng các hoạt động cấp tín dụng bằng ngoại tệ phục vụ một số hoạt động sản xuất, kinh doanh gần kết thúc theo quy định của Thông tư 29/2013/TT-NHNN. Và hệ quả dễ thấy từ điều này chính là việc tiếp cận nguồn vốn vay bằng các đồng tiền nước ngoài của một bộ phận không nhỏ các chủ thể trong nền kinh tế sẽ trở nên bất khả thi. Do vậy, nhiều tổ chức kinh tế đã tranh thủ đi vay cũng như tích trữ ngoại tệ bằng nhiều cách để chuẩn bị xoay sở trước những khó khăn trong giai đoạn mới. Ngồi ra, kỳ vọng phá giá nội tệ bùng phát kể từ sự kiện ngày 29 tháng 09 cũng góp phần khơng nhỏ tạo ra các biến động của tỷ giá hối đoái trong quý IV.

Nắm bắt được tâm lý này, ngày 25 tháng 12 NHTW đã ban hành Thông tư 43/201/TT-NHNN kéo dài thời gian triển khai cấp tín dụng bằng ngoại tệ đối với các tổ

chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu và xăng dầu đến hết năm 2015.

3.6.2. Tình hình lạm phát năm 2014:

Từ những định hướng, chính sách đúng đắn, kịp thời của các cấp lãnh đạo Nhà nước kết hợp với diễn biến tích cực của thị trường trong và ngồi nước và một số yếu tố vĩ mơ, lạm phát đã chính thức dừng lại ở mức 1,84% vào cuối năm 2014. Đây là một giá trị rất khiêm tốn được cấu thành từ các mức tăng thấp cùng một sồ lần điều chỉnh giảm nhẹ của chỉ số CPI trong suốt 12 tháng, ghi dấu thành tích vượt trội của Việt Nam trong nỗ lực điều tiết, kiểm soát biến động giá cả trong nhiều năm trở lại đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định cơ chế truyền dẫn tỷ giá (ERPT) đến lạm phát tại việt nam (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)