Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng hợp đồng giao sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro biến động giá lúa mì tại công ty cổ phần bột mì bình an (Trang 28)

ĐỒNG GIAO SAU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.4.1 Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng giao sau trên thế giới và thành tựu đạt đƣợc:

Ngày nay hợp đồng giao sau là một kênh quản trị rủi ro và đầu cơ rất đƣợc ƣa chuộng trên thế giới. Hợp đồng giao sau đƣợc phát triển cho rất nhiều sản phẩm khác nhau. Giao sau nơng sản trong đó có lúa mì là một trong những sản phẩm lâu đời nhất và hiện nay vẫn đóng vai trị to lớn trong quy mơ hợp đồng của nhiều sàn giao dịch lớn trên thế giới. Có rất nhiều sàn nhƣ CBOT (Sàn giao dịch Chicago), NYBOT (Sàn giao dịch New York), ASX của Úc, TGE của Nhật, SICOM của Singapore…

Giao dịch hợp đồng giao sau xảy ra trên hơn 75 sàn giao dịch giao sau khắp thế giới. Do tính chất của giao dịch tồn cầu, đặc biệt là khi đƣợc tự động hóa hồn tồn, nên đây chính là điều kiện liên kết các sàn giao dịch lại với nhau. Ví dụ: Sàn Giao Dịch Chicago (CME) và Sàn Giao Dịch Tiền Tệ Quốc Tế Singapore (SIMEX) đƣợc liên kết chặt chẽ đến độ mà giao dịch mở một vị thế Eurodolars trên một sàn giao dịch này và có thể đóng vị thế lại trên một sàn giao dịch khác. Chính do sự liên

kết giữa các sàn giao dịch ở khắp nơi trên thế giới đã ngày càng làm tăng thêm tính phổ biến của thị trƣờng này.

Theo số liệu trên tạp chí Futures Industry năm 2013 trên tồn thế giới đã giao dịch 21,64 tỷ hợp đồng giao sau và quyền chọn trong đó hợp đồng giao sau nông sản giao dịch trên 1,2 tỷ hợp đồng chiếm 5,6% giao dịch trên thế giới. Sản CME giao dịch trên 3,16 tỷ hợp đồng, sản ASX giao dịch trên 261 triệu hợp đồng, sàn SICOM giao dịch trên 112 triệu hợp đồng. Và số lƣợng hợp đồng giao sau lúa mì trên sàn CBOT tăng qua các năm từ 17,6 triệu hợp đồng năm 2009 đã tăng 41,38% lên 24,99 triệu hợp đồng năm 2013 (Xem bảng 1.3)

Bảng 1.3: Số lƣợng hợp đồng giao sau lúa mì trên sàn CBOT:

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Số lƣợng Hợp đồng

giao sau

17.677.547 23.090.255 24.283.331 27.379.403 24.993.158

Nguồn: Tạp chí Futures Industry 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

1.4.2 Thị trƣờng giao sau ở Việt Nam:

Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp phải luôn đối mặt với các rủi ro về giá cả, thông tin, thị trƣờng, …Những rủi ro này không những ảnh hƣởng đến những ngƣời trực tiếp sản xuất kinh doanh mà mà còn ảnh hƣởng đến cả nền kinh tế. Trong xu thế tồn cầu hóa, doanh nghiệp Việt Nam dần tiếp cận với những cơng cụ phịng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp trong nƣớc bằng cách tham gia trên thị trƣờng nƣớc ngồi thì chƣa có số liệu thống kê để có thể biết chính xác là bao nhiêu, ở mức độ nào và hiệu quả ra sao. Vì Việt Nam hiện tại chƣa có thị trƣờng chính thức hay phi tập trung trong nƣớc cho phép ứng dụng công cụ phái sinh đối với mặt hàng nơng sản lúa mì, để doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu và ứng dụng cơng cụ phòng ngừa rủi ro.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học:

Nguyễn Thị Thuận Thành (2007) nêu rằng: “Nhìn một cách tổng quát, mức độ áp dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam cịn rất hạn chế. Thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam. Công cụ phái sinh ở Việt Nam chƣa đƣợc thị trƣờng đón

Nguyễn Thị Ngọc Trang (2008), đã chỉ ra rằng: “Mức độ am hiểu về sản phẩm phái sinh chính là rào cản lớn nhất cho việc sử dụng các sản phẩm này. Kế tiếp là khung pháp lý. Khung pháp lý bao gồm những yếu tố:

(1) Nhà nƣớc chƣa có biện pháp khuyến khích doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh;

(2) Chƣa có quy định về hạch tốn kế tốn đối với các giao dịch và phí phải trả cho việc sử dụng sản phẩm phái sinh và;

(3) Tâm lý lời thì khơng ai khen nhƣng lỗ thì hội đồng quản trị hoặc chủ doanh nghiệp kỷ luật.

Những biến động ngày càng khó đốn của rủi ro kinh doanh cần phải đƣợc các doanh nghiệp nhận diện và làm sao để thiết kế một mơ hình phịng ngừa rủi ro thích hợp nếu muốn tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng nhƣ có những bƣớc đi vững chắc để bƣớc qua các rào cản đƣợc nêu ra”

Tóm tắt chƣơng 1: Hợp đồng giao sau đƣợc ứng dụng rộng rãi trên thế giới để

phòng ngừa rủi ro biến động giá, thu hút các nhà đầu tƣ tham gia và kích thích phát triển kinh tế. Là bộ phận của nền kinh tế thế giới, chịu rủi ro từ những biến động kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ Bình An nên học hỏi và thúc đẩy việc ứng dụng hợp đồng giao sau phục vụ cho mục đích phịng ngừa rủi ro biến động giá, và ổn định phát triển kinh tế bền vững.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ LÚA MÌ TRÊN THẾ GIỚI ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BÌNH AN

2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ LÚA MÌ THẾ GIỚI: 2.1.1 Nhu cầu tiêu thụ lúa mì thế giới:

Nhu cầu lúa mì thế giới đã tăng dần theo thời gian (bảng 2.1). Trong vòng 7 năm từ niên vụ 2006/2007 đến niên vụ 2013/2014, nhu cầu tiêu thụ lúa mì thế giới tăng 63,3 triệu tấn, tƣơng đƣơng 10,08% (628,1 triệu tấn niên vụ 2006/2007 đã tăng lên 691,4 triệu tấn trong niên vụ 2013/2014). Qua thực tế khảo sát của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) và Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho thấy nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao là lý do chính dẫn đến tổng tiêu thụ lúa mì tăng. Tiêu thụ lúa mì thế giới bình quân trên đầu ngƣời sẽ ổn định ở mức khoảng 67 kg/năm, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là các nƣớc đang phát triển. Bên cạnh đó, sản lƣợng lúa mì dành cho chăn ni chiếm khoảng 20% trong tổng lƣợng tiêu thụ lúa mì thế giới đặc biệt là ở Trung Quốc và Châu Âu là các thị trƣờng truyền thống tiêu thụ lúa mì lớn với gần 26% và 40% sản lƣợng lúa mì đƣợc dành làm thức ăn gia súc, việc sử dụng thức ăn chăn nuôi đã tăng phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của ngành sản xuất lúa mì. Ngồi ra, tổng sản lƣợng lúa mì đƣợc dùng cho cơng nghiệp (chiếm khoảng 11% trong tổng lƣợng tiêu thụ lúa mì thế giới) đƣợc Hội đồng Ngũ cốc quốc tế (IGC) dự báo tăng nhẹ theo các năm đặc biệt là việc sử dụng lúa mì để sản xuất ethanol tăng cao.

Bảng 2.1: Nhu cầu lúa mì thế giới từ niên vụ 2006/2007- 2013/2014 Vụ Vụ

mùa 06/07 07/08 08/09 09/10 10/11 11/12 12/13 13/14*

Triệu

tấn 628,1 629,3 646,5 656,1 659,1 697,9 687,2 691,4

Nguồn : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO)

Tổng tiêu thụ lúa mì thế giới mùa vụ 2013/14 được dự báo tăng ở mức 696,1 triệu tấn, cao hơn 1,4% so với mùa vụ 2012/13. Tổng sản lượng lúa mì sử dụng làm thực phẩm được dự báo sẽ đạt 482 triệu tấn, tăng 1,6% từ năm 2012/13.. Mùa vụ 2013/14, tổng sản lượng lúa mì được sử dụng làm thực phẩm ở các nước đang phát triển có thể đạt 348 triệu tấn, tăng 2,1% so với vụ mùa trước, trong đó riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm tới 48%. Việc sử dụng lúa mì tại các nước phát triển trong

mùa vụ 2013/14 dự kiến đạt 134 triệu tấn, tăng nhẹ so với vụ mùa trước. Tổng sản lượng lúa mì dành cho chăn ni trong mùa vụ 2013/14 được dự báo gần 134 triệu tấn, tăng 0,6% so với vụ mùa trước, trong đó tăng mạnh nhất tại Trung Quốc. Ở Trung Quốc, sản lượng lúa mì dùng cho chăn ni được dự báo sẽ đạt mức 19 triệu tấn. Tại Châu Âu, thị trường truyền thống tiêu thụ lúa mì lớn với gần 40% sản lượng lúa mì được dành làm thức ăn gia súc, việc sử dụng thức ăn chăn nuôi đã tăng 10% lên đến 52 triệu tấn, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của ngành sản xuất lúa mì. Ngồi ra, tổng sản lượng lúa mì được dùng cho cơng nghiệp được Hội đồng Ngũ cốc quốc tế dự báo tăng từ 18,6 triệu tấn trong mùa vụ 2012/13 lên 19,4 triệu tấn trong mùa vụ 2013/14. Việc sử dụng lúa mì để sản xuất ethanol tăng cao, được dự báo ở mức 7,9 triệu tấn, tăng nhẹ so với 7,3 triệu tấn mùa vụ 2012/13.

2.1.2 Sản lƣợng lúa mì thế giới:

Sản lƣợng lúa mì thế giới tăng giảm thất thƣờng (đặc biệt trong 2 niên vụ 2006/2007 và 2007/2008, sản lƣợng bị sụt giảm mạnh). Nguyên nhân ảnh hƣởng đến sản lƣợng lúa mì thế giới tăng, giảm thất thƣờng một phần do thời tiết, một phần do diện tích canh tác (Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Sản lƣợng lúa mì thế giới từ niên vụ 2006/2007- 2013/2014 Vụ mùa 06/07 07/08 08/09 09/10 10/11 11/12 12/13 13/14* Vụ mùa 06/07 07/08 08/09 09/10 10/11 11/12 12/13 13/14*

Triệu tấn 596.11 611.88 682.80 686.56 652.24 696.44 654.31 708,89

Nguồn : Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA)

Lúa mì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thời tiết nên sự bất ổn về sản lƣợng là điều dễ nhận thấy. Do vậy các vấn đề nhƣ: sƣơng giá, hạn hán là mối lo ngại rất lớn về sự mất mát sản lƣợng lúa mì.

Theo đánh giá của FAO, thời tiết biến động là nguyên nhân chính làm sản lượng lúa mì thế giới giảm mạnh:

Năm 2006: Thời tiết nóng và khơ hanh đã tác động bất lợi tới vụ lúa mì tại Brazil, Argentina, Australia. Hạn hán và lũ lụt kéo dài tại nhiều nước châu Á cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa màng. Các trận lũ lụt chưa từng có do mưa lớn kéo dài trong tháng 7/2006 đã làm cho hàng triệu người dân ở Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nepal, CHDCND Triều Tiên cần tới sự trợ giúp khẩn cấp về lương thực.

Năm 2010: Lũ lụt tại miền đông Australia và Pakistan, hạn hán ở Argentina, thời tiết khô hạn gây cháy rừng ở Nga, sương giá phá hoại mùa màng ở châu Âu, Bắc Mỹ.

Năm 2012: Do điều kiện thời tiết khô hạn gây thiệt hại cho vụ mùa lúa mỳ tại khu vực Liên minh châu Âu, Nga, Marocco và tại Mỹ, sản lượng mùa vụ được cắt giảm khoảng 5 triệu tấn xuống cịn 671 triệu tấn trong khi đó mức tiêu thụ được dự kiến khoảng 680 triệu tấn.

Trên thế giới hiện nay, diện tích trồng lúa mì là trên 220 triệu hecta với sản lƣợng hàng năm biến động trên dƣới 650 triệu tấn, ƣớc tính trong vịng 10 năm 2011-2020 sản lƣợng lúa mì sẽ đạt mức trên 700 triệu tấn. Năng suất bình quân khoảng 3 tấn/ha (bảng 2.3). Nếu bỏ qua tác động của yếu tố thời tiết, sản lƣợng lúa mì thế giới ƣớc tính tăng khơng nhiều do diện tích canh tác thay đổi khơng đáng kể vì quy hoạch canh trồng tại các quốc gia (năm 1960 : diện tích gieo trồng là 202,20 triệu ha; năm 2000 diện tích gieo trồng là 215,63 triệu ha), cũng nhƣ năng suất bình quân đã đạt đƣợc mức gần nhƣ tối ƣu vì đã áp dụng cơng nghệ kỹ thuật từ khâu gieo trồng cho đến thu hoạch (1960: năng suất đạt 1,15 tấn/ha, 2000: năng suất đạt 2,70 tấn/ha), cũng nhƣ do đặc điểm cây trồng (1 vụ mùa/năm) nên cũng không thể thâm canh để tăng sản lƣợng.

Bảng 2.3: Dự báo sản lƣợng lúa mì thế giới từ niên vụ 2011/2012- 2019/2020 Vụ mùa Sản lƣợng Vụ mùa Sản lƣợng Triệu tấn Diện tích Triệu ha Năng suất Tấn/ha 11/12 677,4 223,6 3,0 12/13 684,9 223,2 3,1 13/14 694,2 223,8 3,1 14/15 706,3 225,3 3,1 15/16 711.9 225,1 3,2 16/17 719.4 226,0 3,2 17/18 724.9 226,3 3,2 18/19 732.1 226,7 3,3 19/20 739.3 227,3 3,3

Lúa mì là một trong năm cây lƣơng thực chính của thế giới. Về tổng thể, lúa mì là thực phẩm quan trọng cho lồi ngƣời, sản lƣợng của nó chỉ đứng sau ngô và lúa gạo trong số các lồi cây lƣơng thực. Hạt lúa mì là một loại lƣơng thực chung đƣợc sử dụng để làm bột mì trong sản xuất các loại bánh mì; mì sợi, bánh, kẹo v.v... cũng nhƣ đƣợc lên men để sản xuất nhiên liệu sinh học. Bên cạnh đó, vấn đề về an ninh lƣơng thực toàn cầu do sự bùng nổ dân số và biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đã làm việc trồng, xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng hóa đặc biệt này vẫn có một ý nghĩa kinh tế lớn đối với nhiều nƣớc.

2.1.3 Nguồn cung lúa mì thế giới:

Nguồn cung lúa mì của thế giới trong giai đoạn 2006/2007 đến 2013/2014 ln ở mức cao hơn cả sản lƣợng lúa mì thế giới (bảng 2.2) là do nguồn dự trữ ở các quỹ đầu cơ, tồn kho đƣợc tích lũy từ các năm trƣớc ở mức cao (bảng 2.4).

Bảng 2.4: Nguồn cung lúa mì thế giới từ niên vụ 2006/2007- 2013/2014 Vụ Vụ

mùa 06/07 07/08 08/09 09/10 10/11 11/12 12/13 13/14*

Triệu

tấn 777,5 761,7 815,0 845,0 843,7 887,4 841,2 866,7

Nguồn : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc FAO

Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy, tỷ lệ lƣợng lúa mì dự trữ tồn cầu (bảng 2.5) luôn ở mức ổn định qua các năm, lƣợng xuất khẩu lúa mì vẫn ln bị thắt chặt không thể bù đắp bằng nguồn dự trữ khi nguồn cung bị cắt giảm do ảnh hƣởng của biến động thời tiết và nhu cầu tiêu dùng tăng lên. Tỷ lệ giữa lƣợng lúa mì dự trữ cuối vụ của các nhà xuất khẩu lớn so với tổng lƣợng tiêu thụ của họ (đƣợc xác định là lƣợng lúa mì sử dụng trong nƣớc cộng với lƣợng xuất khẩu) đƣợc xem nhƣ là thƣớc đo tốt cho lƣợng hàng sẵn có trên thị trƣờng thế giới.

Bảng 2.5: Dự trữ và tiêu thụ lúa mì thế giới từ niên vụ 2006/2007- 2013/2014

Đơn vị tính : triệu tấn Vụ mùa 06/07 07/08 08/09 09/10 10/11 11/12 12/13 13/14* Dự trữ 150,7 131,0 159,7 188,3 185,0 181,5 156,9 170,1 Thƣơng mại 113,7 113,6 141,0 130,8 125,9 146,9 139,0 139,5

Nguồn cung lúa mì thế giới ln bị tác động mạnh mẽ bởi các biến động sản lƣợng lúa mì xảy ra ở những khu vực trồng và xuất khẩu lúa mì chính yếu trên thế giới nhƣ : Nga, Mỹ, Úc, Canada, Argentina…

Bảng 2.6 minh họa rõ nét hơn giữa 2 niên vụ đƣợc mùa và mất mùa của bốn quốc gia (Úc, Nga, Mỹ, Canada) sản xuất và xuất khẩu lúa mì lớn trên thế giới.

 Năm 2007, sản lƣợng lúa mì tại Úc và Canada đều sụt giảm mạnh dẫn tới xuất khẩu giảm làm cho nguồn cung lúa mì thế giới trong năm 2008 càng bị thắt chặt. (Úc: 13,5 triệu tấn so với trung bình khoảng 22 triệu tấn, Canada: 20 triệu tấn so với trung bình khoảng 30 triệu tấn).

 Hoặc khi so sánh lƣợng xuất khẩu của một quốc gia trong 2 niên vụ đƣợc mùa và mất mùa mới thấy số lƣợng chênh lệch là rất lớn (Úc: 17,1 triệu tấn, Nga: 17,6 triệu tấn).

Bảng 2.6 : So sánh cung cầu lúa mì tại bốn quốc gia sản xuất lúa mì chủ yếu trên thế giới trong 2 niên vụ đƣợc mùa và mất mùa

Đơn vị tính : ngàn tấn

Quốc gia Úc Canada Nga Mỹ

Năm 2007 2011 2007 2013 2010 2011 2006 2010 Đầu kỳ 4.153 8.183 6.865 5.054 14.722 13.736 15.545 26.552 Sản lƣợng 13.569 29.905 20.090 37.500 41.508 56.240 49.217 60.062 Nhập khẩu 116 123 396 490 89 550 3.317 2.638 Tổng cung 17.838 38.211 27.351 43.044 56.319 70.526 68.079 89.252 Xuất khẩu 7.487 24.661 16.116 23.000 3.983 21.627 24.725 35.147 TACN 3.500 3.200 2.243 5.000 16.000 22.600 3.186 27.754 LTTP 3.115 3.305 4.626 5.200 15.500 22.500 3.518 27.121 Tổng cầu 14.102 31.166 22.985 33.200 42.583 59.627 55.665 65.786 Dự trữ 4.153 7.045 4.366 9.844 13.736 10.899 12.414 23.446

Nguồn : Tổng hợp báo cáo USDA tháng 3/2014

Theo báo cáo và dự báo của FAO (hình 2.1) cho thấy, tỷ lệ xuất khẩu lúa mì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro biến động giá lúa mì tại công ty cổ phần bột mì bình an (Trang 28)