2 Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 27)

Tên biến Tác giả Kết quả

Giá cả Mols et al (1997), Zineldin (1996), Zeithaml và Bittner (2000), Ernst and Young (2009), Khazeh và Decker (1992), Ta và Har (2000)

Giá cả cạnh tranh có tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh tốn quốc tế

Cấp tín dụng Zineldin(1995), Nielsen et al (1998), Schlesinger et al (1987) Cấp tín dụng có tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế

Danh tiếng Anderson et al (1976), Boyd et al (1994), Nielsen et al (1998), Goiteom Wmariam (2011)

Danh tiếng có tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế

Hiệu quả hoạt động

Nielsen et al (1998), Khattak et al (2010)

Hoạt động hàng ngày hiệu quả có tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế

Sự thuận tiện

Channon (1986), Turnbull và Gibbs (1989), Mat và Salleh (2008), File và Prince (1991),

Sự thuận tiện có tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế

2.4 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 2.4.1 Khái niệm và vai trị của thanh tốn quốc tế 2.4.1 Khái niệm và vai trị của thanh tốn quốc tế 2.4.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế

Thanh tốn quốc tế là q trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nƣớc với nhau.

2.4.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế

Đối với nền kinh tế: thanh tốn quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy quan

hệ kinh tế đối ngoại, tăng cƣờng vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trƣờng quốc tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu: thanh toán quốc tế

phục vụ nhu cầu thanh tốn cho hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Đối với các ngân hàng thương mại: thanh toán quốc tế tạo doanh thu dịch

vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển.

2.4.2 Các phƣơng thức thanh toán quốc tế

2.4.2.1 Phƣơng thức chuyển tiền (REMITTANCE) 2.4.2.1.1 Khái niệm 2.4.2.1.1 Khái niệm

Phƣơng thức chuyển tiền là một phƣơng thức trong đó một khách hàng (ngƣời trả tiền, ngƣời mua, ngƣời nhập khẩu….) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho ngƣời hƣởng lợi (ngƣời cung ứng dịch vụ, ngƣời bán, ngƣời xuất khẩu…) ở một địa điểm nhất định.

Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nƣớc ngƣời hƣởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.

2.4.2.1.2 Hình thức chuyển tiền: có 2 hình thức

- Chuyển tiền bằng thƣ (mail transfer – M/T): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách gửi thƣ ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nƣớc ngoài trả tiền cho ngƣời hƣởng lợi.

- Chuyển tiền bằng điện (telegraphic transfer – T/T): Ngân hàng chuyển tiền

thực hiện việc chuyển tiền theo cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý ở nƣớc ngoài trả tiền cho ngƣời hƣởng lợi.

Trong hai hình thức chuyển tiền trên thì hình thức chuyển tiền bằng điện có lợi cho ngƣời xuất khẩu vì nhận tiền nhanh hơn nhƣng điện phí cao. Cịn hình thức chuyển tiền bằng thƣ thì chậm song chi phí thấp.

2.4.2.2 Phƣơng thức thanh toán nhờ thu (COLLECTION PAYMENT) 2.4.2.2.1 Khái niệm chung về nhờ thu 2.4.2.2.1 Khái niệm chung về nhờ thu

Nhờ thu là phƣơng thức thanh tốn, theo đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thơng qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để đƣợc thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.

2.4.2.2.2 Các loại nhờ thu

a. Nhờ thu trơn (clean collection)

Nhờ thu trơn là phƣơng thức mà ngƣời bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền trên hối phiếu ở ngƣời mua, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, cịn các chứng từ thƣơng mại đƣợc gửi trực tiếp cho ngƣời nhập khẩu không thông qua ngân hàng.

b. Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection):

Là phƣơng thức mà ngƣời bán sau khi hồn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu đó, với điều kiện ngƣời mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho ngƣời mua để họ nhận hàng.

Tùy theo thời hạn trả tiền, người ta chia phương thức này làm 2 loại:

- Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (documents against payment – D/P): là phƣơng thức thanh toán nhờ thu mà ngƣời bán yêu cầu ngƣời mua phải trả tiền, ngân hàng mới giao chứng từ để đi nhận hàng (áp dụng trong trƣờng hợp thanh toán ngay).

- Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (documents against acceptance – D/A): là phƣơng thức nhờ thu mà ngƣời bán yêu cầu ngƣời

mua ký chấp nhận trên hối phiếu sẽ thanh toán vào một ngày nhất định trong tƣơng lai, ngân hàng mới giao chứng từ để đi nhận hàng (áp dụng trong trƣờng hợp bán hàng trả chậm, mua chịu).

2.4.2.3 Phƣơng thức thanh tốn tín dụng chứng từ (Documentary credit hoặc Letter of Credit – L/C) Letter of Credit – L/C)

2.4.2.3.1 Khái niệm

Phƣơng thức thanh tốn tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thƣ tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (ngƣời xin mở thƣ tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một ngƣời thứ ba (ngƣời hƣởng lợi số tiền của thƣ tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do ngƣời thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi ngƣời thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp những quy định đề ra trong thƣ tín dụng.

2.4.2.3.2 Thƣ tín dụng

Thƣ tín dụng là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của ngƣời nhập khẩu (ngƣời đề nghị mở thƣ tín dụng) cam kết trả tiền cho ngƣời xuất khẩu (ngƣời hƣởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện ngƣời này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thƣ đó thanh tốn.

2.4.2.3.3 Các loại thƣ tín dụng chủ yếu:

a. Thư tín dụng khơng thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại thƣ tín dụng

mà sau khi đƣợc mở, thì Ngân hàng phát hành khơng đƣợc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu khơng có sự đồng thuận của tất cả các bên có liên quan. Trong thƣơng mại quốc tế thƣ tín dụng này đƣợc sử dụng phổ biến nhất.

b. Thư tín dụng khơng hủy ngang, có xác nhận (Confirmed irrevocable

L/C):Là loại thƣ tín dụng khơng hủy ngang, đƣợc một ngân hàng khác đảm

bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hành thƣ tín dụng.

c. Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại thƣ tín dụng khơng huỷ ngang, trong đó cho phép ngƣời hƣởng lợi thứ nhất chuyển nhƣợng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng nhƣ quyền đòi tiền mà mình có đƣợc cho một hoặc nhiều ngƣời hƣởng lợi thứ hai.

d. Thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán trả ngay (UPAS LC –

gần đây tại Việt Nam, nhằm thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp nhập khẩu đang khan hiếm nguồn tiền nên muốn đƣợc trả chậm nhƣng nhà xuất khẩu muốn đƣợc nhận tiền ngay. LC đƣợc phát hành trên cơ sơ bảo lãnh vay vốn của ngân hàng phát hành cho doanh nghiệp nhập khẩu với ngân hàng cung cấp dịch vụ UPAS, doanh nghiệp nhập khẩu đƣợc trả chậm một số ngày đồng thời trả phí dịch vụ UPAS, doanh nghiệp xuất khẩu đƣợc nhận tiền ngay khi xuất trình chứng từ phù hợp.

TĨM TẮT CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi mua của tổ chức, các định nghĩa và mơ hình hành vi mua hàng của tổ chức cũng nhƣ một số khái niệm, vai trò và phƣơng thức thanh tốn quốc tế. Chƣơng này cũng trình bày một số nghiên cứu liên quan từ đó đƣa ra các nhân tố kèm thang đo cũng nhƣ các giả thuyết về các thành phần tác động đến quyết định chọn lựa ngân hàng thanh toán quốc tế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bao gồm: Giá cả cạnh tranh, Cấp tín dụng, Danh tiếng, Hoạt động hiệu quả, Sự thuận tiện và Thái độ phục vụ của nhân viên. Chƣơng 3 sẽ trình bày một số kết quả hoạt động thanh toán quốc tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng nhƣ thực trạng vấn đề lựa chọn doanh nghiệp thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại đây.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN

NGÂN HÀNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Chƣơng 3 sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng từ năm 2012 đến năm 2014 và thực trạng quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

3.1 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 3.1.1 Kim ngạch xuất khẩu từ 2012 – 2014 3.1.1 Kim ngạch xuất khẩu từ 2012 – 2014

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai nhìn chung tăng dần qua các năm, năm 2013 tăng 4,6% chiếm 9,15% so với cả nƣớc. Năm 2014 tăng 18,51 % so với năm 2013, chiếm 8,3% cả nƣớc. Năm 2014 tuy tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn so với năm 2013, nhƣng lại chiếm tỷ trọng ít hơn so với kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc, cho thấy hoạt động xuất khẩu của tỉnh tăng trƣởng chậm hơn so với các địa phƣơng khác trên cả nƣớc.

Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất khẩu năm 2012- 2014 của tỉnh Đồng Nai (ĐVT: tỷ USD)

Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do nhiều hiệp định tự do thƣơng mại đƣợc ký kết làm tiền đề cho các doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, ngoài ra các ƣu đãi về thuế quan, sự cải tiến trong thủ tục thông quan, cấp C/O cũng là động lực cho sự phát triển hoạt động xuất khẩu trong thời gian vừa qua. Các mặt hàng xuất khẩu tăng trƣởng trong thời gian qua chủ yếu là các mặt hàng gia cơng có giá trị khơng cao nhƣ giày dép, dệt may, sợi dệt, các sản phẩm từ gỗ… Đây là các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, đóng góp tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc trong đó ngành hàng dệt may cả nƣớc 2013 đạt trên 20 tỷ USD tăng 18,6% so với năm 2012; năm 2014 đạt gần 24,5 tỷ USD tăng 16% so với năm 2013 và mục tiêu 2015 sẽ đạt từ 28-28,5 tỷ USD. Việt Nam vừa đàm phán thành công trong việc gia nhập TPP, khi gia nhập TPP nhiều khả năng thuế xuất khẩu hàng dệt may có thể xuống 0% ở nhiều thị trƣờng lớn, dệt may trở thành điểm sáng về xuất khẩu của Việt Nam, thị trƣờng ngành hàng dệt may thuộc các nƣớc TPP chiếm 74%, một số quốc gia đối tác chính của Việt Nam đó là Mỹ, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản và EU... Quyết định số 12/2011/ QĐ-TTg về chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ trợ trong đó có ngành dệt may, da giày đã thúc đẩy ngành hàng này phát triển không ngừng trong những năm gần đây.

Biểu đồ 3.2: Kim ngạch xuất khẩu giày dép từ 2010 đến 2014 (ĐVT: tỷ USD)

(Nguồn: vietnamexport.com)

Ngoài ra, xuất khẩu giày dép cũng là ngành hàng lớn, đứng thứ 4 về kim ngạch sau dệt may, điện thoại và máy tính. Kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này

tăng trƣởng khá và có xu hƣớng ổn định, bình quân 10%/năm; riêng 2014 tăng 23,1% so với 2013 đạt 10,34 tỷ USD. Giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc... trong đó Hoa Kỳ là thị trƣờng tiêu thụ lớn nhất với kim ngạch đạt 3,33 tỷ USD chiếm 32,2 % tổng kim ngạch của ngành hàng này.

Đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu phải kể đến nhóm hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ với kim ngạch đạt 6,23 tỷ USD năm 2014 tăng 12% so với 2013. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây luôn giữ đƣợc mức tăng trƣởng khá và có xu hƣớng ổn định, từ năm 2010 đến 2014 mức tăng trung bình khoảng 15%/năm, thị trƣờng tiêu thụ lên đến 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc, Anh, Đức Pháp, Đài Loan….là những quốc gia nhập khẩu nhiều nhất. Dẫn đầu về kim ngạch là thị trƣờng Hoa Kỳ với 2,23 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2013, chiếm 35,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; chủng loại sản phẩm chính xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ gồm: bàn, tủ, giƣờng, ghế… Đứng thứ hai là thị trƣờng Nhật Bản chiếm 15,3% tổng kim ngạch và Trung Quốc là thị trƣờng đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu chiếm 14,0% tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này.

Biểu đồ 3.3: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ năm 2010 đến 2014

(ĐVT: USD)

Tại địa bàn tỉnh Đồng Nai, 3 ngành hàng này cũng là những ngành hàng đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, có nhiều ƣu đãi để phát triển 3 ngành hàng này bên cạnh sản xuất linh kiện điện tử, tơ sợi...

Biểu đồ 3.4: Kim ngạch xuất khẩu của một số tỉnh lân cận (ĐVT: tỷ USD)

(Nguồn: Cục hải quan Việt Nam)

So với các tỉnh lân cận nhƣ Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dƣơng và TP.HCM thì chỉ có Đồng Nai và Bình Dƣơng có kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm, còn BR-VT và TP.HCM thì giảm xuống sau đó tăng lên. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai tƣơng đối cao và ổn định so với các tỉnh, thể hiện sự phát triển bền vững.

Kim ngạch xuất khẩu tang chủ yếu do tỉnh đã chủ động hội nhập nên các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, mức tang trung bình của tỉnh 12%/năm, cao hơn bình quân cả nƣớc. Các thị trƣờng chủ yếu là Mỹ (chiếm 30% tổng kim ngạch), Trung Quốc (chiếm 8,5%), Nhật Bản (chiểm 10%)…

3.1.2 Kim ngạch nhập khẩu từ 2012- 2014

Kim ngạch nhập khẩu của tỉnh nhìn chung tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng chậm lại. Năm 2013 kim ngạch nhập khẩu tăng 13,85% so với năm 2012, tuy nhiên sang năm 2014 chỉ tăng 4,87% so với năm 2013, cho thấy năm 2014 Đồng Nai đang nhập siêu.

Biểu đồ 3.5: Kim ngạch xuất khẩu năm 2012- 2014 của tỉnh Đồng Nai (ĐVT: tỷ USD)

(Nguồn: Cục hải quan Việt Nam)

Thị trƣờng nhập khẩu của tỉnh chủ yếu từ Châu Á (chiếm 79%); tiếp đến là Châu Mỹ (chiếm 14%); Châu Âu (4%). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của tỉnh là: máy móc thiết bị, phụ tùng cho sản xuất, chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, kim loại thƣờng, nguyên liệu, phụ liệu thức ăn chăn nuôi.... tƣ liệu sản xuất vẫn là những mặt hàng NK chính yếu, chiếm tỷ trọng từ 84 - 86% tổng kim ngạch NK, trong đó, khoảng 80% là nguyên, vật liệu cho sản xuất, còn lại là máy móc, thiết bị, phụ tùng… Trong đó, kim ngạch nhập khẩu phụ liệu thức ăn chăn nuôi đạt trên 1 tỷ USD, đây là 1 trong 5 ngành hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất tại tỉnh. Trong thời gian nửa đầu 2015, Đồng Nai nhập khẩu xe ô tô tăng mạnh do thuế nhập khẩu giảm, nhu cầu mua xe của ngƣời tiêu dùng tăng mạnh. Theo cục thống kê Đồng Nai, trong 5 tháng đầu năm 2015 các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tổng giá trị 122 triệu USD cao gấp 4 lần cùng kỳ 2014, chủ yếu là xe du lịch 4-7 chỗ và xe bán tải, máy thiết bị…

So với Bình Dƣơng, khơng chỉ kim ngạch xuất khẩu mà kim ngạch nhập khẩu của Đồng Nai cũng thấp hơn và có xu hƣớng tăng trƣởng chậm hơn, năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của Bình Dƣơng tăng 19,73%, năm 2014 tăng 17,25%, tốc độ tăng trƣởng chậm lại, giảm 2,48%, trong khi Đồng Nai giảm gần 9%. TP.HCM có

tốc độ tăng trƣởng kim ngạch nhập khẩu tƣơng đối ổn định xoay quanh mức 7,3%- 8,6%. Mặc dù vậy, kim ngạch nhập khẩu của Đồng Nai cũng đóng góp từ 8-9% vào kim ngạch nhập khẩu của cả nƣớc.

Biểu đồ 3.6: Kim ngạch nhập khẩu của một số tỉnh lân cận (ĐVT: tỷ USD)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)