Tổ chức quản lý lập dự toán chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 65 - 67)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

4.2 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm

4.2.4.2 Tổ chức quản lý lập dự toán chi ngân sách

Hệ thống NSNN của nước ta có một đặc điểm khác biệt so với nhiều nước trên thế giới. Đó là tính “lồng ghép”. NSNN bao gồm NSTW và ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Cả 4 cấp ngân sách hợp chung thành hệ thống NSNN. Ngân sách cấp dưới là bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên. Ngân sách cấp trên khơng chỉ bao gồm ngân sách cấp mình mà cịn gồm cả ngân sách cấp dưới. Ngân sách xã được “lồng” vào ngân sách huỵên. Ngân sách huỵên được “lồng” vào ngân sách

tỉnh. Ngân sách tỉnh được “lồng” vào NSNN. Do tính chất lồng ghép của hệ thống NSNN mà nhiều chỉ tiêu thu và chi của ngân sách cấp dưới do cấp trên ấn định. Điều này đã khơng khuyến khích cấp dưới tự cân đối thu, chi, lập dự tốn tích cực, mà thường có xu hướng lập dự tốn thu thấp, dự tốn chi cao để được nhận trợ cấp nhiều hơn.

Chính vì vậy, việc lập dự tốn chi NSNN ở tỉnh Cà Mau cũng tiến hành khó khăn, phức tạp và chưa được quan tâm đúng mức: UBND tỉnh hướng dẫn và thơng báo số kiểm tra về dự tốn ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý còn khá chung chung, chưa cụ thể hóa cho từng loại hình đơn vị, lĩnh vực KT-XH. Căn cứ lập dự tốn cịn nặng về hình thức, có phần chủ quan theo các chỉ tiêu phân bổ từ trên xuống, xem nhẹ nhu cầu chi tiêu dự toán từ dưới lên. Điều này đã làm cho các đơn vị dự toán và các doanh nghiệp Nhà nước lập dự toán ngân sách thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao chưa thực sự bám sát và phù hợp với điều kiện, đặc điểm và tình hình thực tế chi NSNN năm kế hoạch của từng đơn vị, lĩnh vực KT-XH.

Định mức phân bổ thường xuyên NSNN theo quyết định 59/2010/QĐ-TTg và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước là căn cứ để xác định tổng mức chi NSĐP, số bổ sung và tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP. Từ đó, HĐND cấp tỉnh quyết định định mức phân bổ ngân sách cụ thể cho từng cấp chính quyền địa phương và các Sở phù hợp với tình hình thực tế thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành cũng như kế hoạch nhiệm vụ do địa phương quyết định tạo điều kiện cho các ngành chủ động trong chi phí hoạt động.

Ngồi những ưu điểm trên thì hệ thống định mức này cũng đã bộc lộ những tồn tại. Việc lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán chi NSNN ở địa phương phần lớn do Sở Tài chính kết hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư làm tham mưu, thơng qua UBND, trình HĐND quyết định dự tốn, phương án phân bổ ngân sách và mức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Điều này mang tính tập trung, áp đặt và dễ rơi vào tình trạng chủ quan của cơ quan tham mưu. Nghĩa là nếu như cơ quan tham mưu giỏi thì việc lập, quyết định, phân bổ, giao dự tốn chi NSNN ở

địa phương sẽ đạt hiệu quả tốt và ngược lại thì dự tốn chi này sẽ có nhiều bất cập. Mặt khác, quá trình lập dự tốn phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ và sự quan tâm của đại biểu HĐND địa phương.

Việc cơ quan tài chính các cấp ở địa phương kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND cấp dưới, trong trường hợp cần thiết báo cáo UBND cùng cấp yêu cầu HDND cấp dưới điều chỉnh lại dự tốn ngân sách theo trình tự, thủ tục quy định cũng dễ rơi vào tình trạng chủ quan của cơ quan chun mơn.

Tất cả những bất cập đó buộc các cơ quan tài chính các cấp ở tỉnh Cà Mau phải có trách nhiệm quan tâm đầy đủ các căn cứ lập dự toán và thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình theo luật định. Ngồi ra, cơ quan tài chính các cấp ở địa phương cịn có trách nhiệm quan tâm xem xét dự tốn của các đơn vị cơ sở được tổng hợp từ dưới lên, đồng thời tham gia thảo luận, lắng nghe ý kiến giải trình, bảo vệ dự tốn của các đơn vị thụ hưởng ngân sách để tham mưu cho UBND trình HĐND xét duyệt dự toán NSNN một cách phù hợp, khoa học, hạn chế tối thiểu những bất cập trong khâu lập dự toán NSNN ở địa phương. Điều này lãnh đạo các cấp tỉnh Cà Mau vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức.

Một bất cập nữa cũng đang diễn ra tại một số cơ quan, đơn vị tỉnh Cà Mau đó là khi lập dự tốn cho đơn vị mình, một số cơ quan đã tính tốn sao cho số chi nhiều hơn, số thu ít hơn khả năng thu của đơn vị mình. Số thu ít để nếu thu vượt thì NSĐP sẽ được bố trí tăng chi trên số thu vượt. Số chi nhiều để sau khi xem xét cơ quan cấp trên cắt bớt là vừa. Hoặc một số cơ quan, đơn vị trình độ lập dự tốn cịn hạn chế để có thể hướng dẫn và xét duyệt dự tốn hợp lý. Tình trạng này khơng chỉ diễn ra ở Cà Mau mà còn xảy ra ở nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước. Do đó, cơ quan tài chính các cấp phải có trách nhiệm quan tâm, theo dõi và sâu sát với tình hình thực tế của địa phương mình quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 65 - 67)