Tổ chức cơng tác quyết tốn chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 71 - 72)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

4.2 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm

4.2.4.4 Tổ chức cơng tác quyết tốn chi ngân sách

Việc thực hiện quyết toán chi ngân sách của từng cấp và của ngân sách tỉnh Cà Mau trong thời gian gần đây được thực hiện khá đầy đủ theo luật định. Đội ngũ làm công tác chun mơn tài chính ở cấp tỉnh, huyện đều có trình độ đại học trở lên, đội ngũ làm cơng tác chun mơn tài chính cấp xã thường được cử đi học các lớp tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ. Hệ thống mạng báo cáo ngày càng tiếp cận với công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả quyết toán ngân sách của tỉnh nhà.

Về nguyên tắc, số liệu chi NSNN trên sổ sách kế toán của các đơn vị dự tốn phải đảm bảo tính cân đối và phải khớp đúng với số liệu của KBNN về tổng số và con số chi tiết, đồng thời số liệu đó phải được xác nhận trước khi trình cơ quan tài chính duyệt quyết tốn. Nhưng do dự tốn kinh phí được phân theo nhóm mục nên khi thực hiện chi, số liệu của các đơn vị nếu có chênh lệch với KBNN cũng khơng thể nào phát hiện ra được, cho đến khi cơ quan tài chính quyết tốn cho các đơn vị mới có thể phát hiện ra sự sai lệch này. Mặt khác, khi thực hiện quyết tốn cho các đơn vị, có những khoản chi mà cơ quan tài chính khơng thống nhất với KBNN về MLNSNN hoặc chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu. Theo ngun tắc thì cơ quan tài chính lập phiếu báo điều chỉnh gửi đến KBNN hoặc yêu cầu đơn vị đến KBNN nơi giao dịch thực hiện điều chỉnh. Nhưng thực tế lại khơng có sự kết hợp này nên số liệu KBNN và số liệu của các đơn vị chỉ khớp với nhau về tổng số, không khớp số chi tiết. Bên cạnh đó, KBNN là cơ quan trực tiếp cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng KBNN chưa được thẩm tra quyết toán ngân sách đối với các đơn vị, tách biệt các khâu kiểm soát trước, trong và sau nên đã dẫn đến các vướng mắc trong công tác quản lý chi NSNN của tỉnh Cà Mau: Trước hết là chất lượng công tác lập, duyệt, phân bổ dự toán chưa đồng bộ và chưa sát với nhu cầu chi tiêu của từng đơn vị thụ hưởng; Thứ hai, chỉ tiêu, tiêu thức hạch tốn cũng như thống kê báo cáo chưa có tính đồng bộ; Thứ ba, cơng tác quyết tốn chỉ mang tính hình thức. Tính hình thức ở đây thể hiện rõ ở chỗ cơ quan tài chính duyệt quyết tốn chi của các đơn vị chỉ dừng lại ở góc độ kiểm tra những tiêu thức tổng hợp về nguồn kinh phí đã nhận, chưa kiểm tra được các khoản chi tiêu cụ thể của đơn vị.

Một vấn đề cần lưu ý là khi phê duyệt tổng quyết toán chi NSĐP của tỉnh Cà Mau, các cơ quan quản lý vẫn chưa thực sự quan tâm xem xét, phân tích, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu KT-XH của địa phương, tình hình thực hiện nghị quyết HĐND các cấp và rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc quản lý và điều hành chi NSNN ở địa phương cho những năm tiếp theo.

Ngồi ra, cơng tác kiểm tra, thanh tra quản lý chi NSNN ở tỉnh Cà Mau cũng chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn do sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan này đã gây ra những ách tắt, phiền hà trong công việc của các đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 71 - 72)