Đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 72)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

4.3 Đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau gia

Mau giai đoạn 2010 – 2014

Quá trình lập, chấp hành, quyết tốn NSNN cũng như quy trình kiểm sốt chi NSNN hiện nay ở Việt Nam được quy định khá đầy đủ, chi tiết ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 Ngày 16/12/2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Luật quản lý thuế năm 2006, Luật kiểm toán và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật này. Với hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về lập, chấp hành và quyết toán NSNN ở Việt Nam hiện nay, có thể rút ra một số nhận xét, đánh giá về công tác quản lý chi NSNN ở tỉnh Cà Mau như sau:

4.3.1. Thành tựu

Trong thời gian qua, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau có thể ghi nhận những thành tựu cơ bản sau:

- Tỉnh đã quan tâm đầu tư thực hiện quy hoạch và đầu tư bằng các chương trình, dự án huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác triệt để thế mạnh, lợi thế của địa phương đến nay bộ mặt nông thơn có

nhiều đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên. Mạng lưới dịch vụ thương mại nơng thơn đã được hình thành góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở nơng thôn, ổn định định canh, định cư, đời sống đại bộ phận nông dân được cải thiện rõ rệt. Chương trình xây dựng nơng thơn mới được đẩy mạnh, bình quân mỗi xã đạt 8,7/19 tiêu chí nơng thơn mới, tăng 5,18 tiêu chí so với thời điểm xuất phát (3,52 tiêu chí). Đã quyết định cơng nhận 10 xã: Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời); Trí Lực, Trí Phải (huyện Thới Bình); Hàng Vịnh, Hàm Rồng (huyện Năm Căn); Tân Hải (huyện Phú Tân); Tân Dân (huyện Đầm Dơi) và Tắc Vân, Lý Văn Lâm, Tân Thành (thành phố Cà Mau) đạt chuẩn nông thôn mới.

- Công tác thu - chi ngân sách: Tỉnh đã chỉ đạo thành phố, các huyện, xã,

phường, thị trấn tập trung thu ngân sách bằng các biện pháp, tăng cường quản lý chi ngân sách, thực hiện tiết kiệm, cơ cấu lại các khoản chi, đáp ứng nhu cầu chi, tăng chi cho đầu tư phát triển, nhất là chi cho các chương trình kinh tế trọng điểm, vùng đặc biệt khó khăn, chi thực hiện các chính sách xã hội, …cụ thể như: Chương trình điện khí hóa nơng thơn tiếp tục triển khai đầu tư theo kế hoạch, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 96,5%; chủ trương giảm giá khí của khu khí - điện - đạm Cà Mau; khu kinh tế Năm Căn; dự án đường Hồ Chí Minh, tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam, dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL – Tiểu dự án thành phố Cà Mau…

- Các chương trình mục tiêu: Tỉnh Cà Mau đã đẩy nhanh tiến độ thi công các

cơng trình xây dựng cơ bản, mơ hình nơng nghiệp và hợp phần ngân sách phát triển xã như: các tuyến đường ơ tơ đến trung tâm xã; các cơng trình thủy lợi; các cơng trình lưới điện; các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện; các trường học xây dựng đạt chuẩn quốc gia; các thiết chế văn hóa – thể thao cấp huyện, xã; khởi công xây dựng mới các cơng trình chào mứng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XV (đường Phan Ngọc Hiển nối dài, cầu Bầu Chấu, trường THPT Quách Phẩm, Khu A, B, C bệnh viện Điều Dưỡng và phục hồi chức năng); … đã góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng của tỉnh, là động lực thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.

4.3.1.1. Kiểm soát chi NSNN

Qua kiểm soát chi NSNN, KBNN Cà Mau đã ngăn chặn và từ chối thanh toán nhiều khoản chi NSNN chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; từ đó, giúp cho cơng tác quản lý chi NSNN ở tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

4.3.1.2 Lập dự toán chi NSNN ở địa phương

Về căn cứ lập dự tốn, cơ quan tài chính các cấp tỉnh Cà Mau đã tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình theo luật định. Việc phân cấp NSNN đã làm tăng tính chủ động, tích cực của chính quyền tỉnh Cà Mau hơn trước. Việc quy định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi và ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu ngân sách đã tạo điều kiện cho các địa phương chủ động hơn trong việc xác định và phân bổ, sử dụng các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chi đã được phân cấp, hạn chế một phần tư tưởng trông chờ hay phụ thuộc vào ngân sách cấp trên.

4.3.1.3 Chấp hành dự toán chi NSNN ở địa phương

- Về phân bổ và giao dự toán:

+ Trên cơ sở dự tốn được Thủ tướng Chính phủ, UBND các cấp giao, các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương đã tiến hành phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, kể cả dự tốn chi từ nguồn kinh phí ủy quyền trước ngày 31/12 năm trước (trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật); Luật NSNN cũng đã quy định chuyển từ việc cấp phát ngân sách theo hạn mức kinh phí sang cấp phát theo dự toán, chuyển từ việc giao dự toán chi tiết theo từng mục sang giao dự tốn theo nhóm mục,… Qua đó đã tạo điều kiện cho chính quyền các cấp tỉnh Cà Mau cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong khâu chấp hành NSNN, tiết kiệm thời gian và công sức cho các đơn vị chủ quản; đồng thời, các đơn vị chi tiêu cũng sớm được phân bổ và giao dự toán để chủ động chi tiêu ngay từ những ngày đầu năm ngân sách. Ngoài ra, điều này cũng tạo thuận tiện, đơn giản thủ tục hành chính cho cả KBNN Cà Mau và đơn vị dự tốn trong q trình kiểm sốt chi NSNN ở địa phương, song vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu NSĐP theo chế độ quy định.

+ Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật về điều chỉnh dự tốn và tạm cấp kinh phí đã tạo sự chủ động, linh hoạt cho các đơn vị ở tỉnh Cà Mau trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo bố trí kinh phí phù hợp với nhu cầu thực tế và tiến độ triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao cho từng địa phương ở Cà Mau; đồng thời, đảm bảo có đủ kinh phí cho các đơn vị hoạt động ngay từ những ngày đầu năm, đặc biệt là các nhu cầu chi an sinh xã hội (lương, phụ cấp lương,…) và các nhu cầu chi cần thiết cấp bách khác khi chưa được cấp có thẩm quyền phân bổ và giao dự toán NSĐP.

+ Việc trao quyền nhiều hơn cho chính quyền địa phương trong quyết định các vấn đề về ngân sách cũng đòi hỏi tỉnh Cà Mau phải tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện ngân sách. Qua đó, tính cơng khai minh bạch trong quản lý, điều hành NSNN ở địa phương được tăng cường, hạn chế một bước tính trạng “ xin – cho” trong phân bổ dự toán ngân sách.

- Về điều hành NSNN:

+ Về chi ứng trước dự tốn NSNN: đã giúp chính quyền tỉnh Cà Mau chủ động về nguồn trong việc thực hiện các nhiệm vụ chi phát sinh cần thiết cấp bách, đặc biệt là một số chương trình, dự án, nhiệm vụ chi thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; các nhiệm vụ chi cấp bách để khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai; một số cơng trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản quan trọng cấp bách mang tầm quốc gia,… Qua đó, góp phần đưa nhanh các cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản vào sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn NSNN và thúc đẩy KT-XH phát triển tại các địa phương trong tỉnh Cà Mau.

Những năm gần đây (đặc biệt là những năm 2009, năm 2012,…), khi nền kinh tế suy giảm, rơi vào tình trạng giảm phát, việc sử dụng nguồn vốn ứng trước dự toán NSNN, đặc biệt là ứng trước NSNN trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đã có tác dụng dẫn dắt, thúc đẩy các nguồn vốn đầu tư khác trong toàn xã hội, góp phần kích cầu, giải quyết hàng tồn kho và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong tỉnh, đưa nền kinh tế của tỉnh Cà Mau thoát khỏi tình trạng suy giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển, tăng cường và đảm bảo ổn định an sinh – xã hội.

Trong quá trình tổ chức điều hành NSNN, một số cơng trình dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Cà Mau tuy đã được bố trí kế hoạch vốn, nhưng chậm giải ngân theo tiến độ kế hoạch, nên cũng có một lượng vốn “tạm thời nhàn rỗi” trong khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, việc ứng trước dự tốn NSNN cho một số cơng trình, dự án khác cần đẩy nhanh tiến độ từ nguồn vốn “tạm thời nhàn rỗi” nêu trên cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.

+ Về chi chuyển nguồn năm trước sang năm sau sử dụng tiếp của ngân sách tỉnh Cà Mau đã tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị trong quá trình quản lý, điều hành; đồng thời, cũng khắc phục được tình trạng “chạy chi” vào cuối năm như những năm trước đây, góp phần giảm bớt tình trạng căng thẳng đột biến về tồn quỹ NSNN ở địa phương cũng như khả năng thanh khoản của KBNN Cà Mau.

+ Về thơng tin, kế tốn và báo cáo của tỉnh Cà Mau đã được hoàn thiện, bao quát và phản ánh đầy đủ, kịp thời các hoạt động thu, chi NSNN cũng như các hoạt động nghiệp vụ qua KBNN Cà Mau. Qua đó, kịp thời cung cấp các thơng tin về tài chính – ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương phục vụ cho quản lý và điều hành hiệu quả ngân sách các cấp; đồng thời, nó cũng góp phần vào cơng cuộc cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính – ngân sách theo hướng tập trung đầu mối, đơn giản quy trình thủ tục, xác định rõ trách nhiệm và tăng cường tính chủ động cho các đơn vị.

4.3.1.4 Quyết toán chi NSNN ở địa phương

Trong quyết toán chi NSNN ở địa phương, tỉnh Cà Mau đã tuân thủ đầy đủ quy trình quyết tốn theo luật định gồm: hồ sơ trình báo cáo quyết toán (biểu mẫu, thuyết minh, xác nhận của kho bạc, dự thảo nghị quyết, tài liệu khác theo yêu cầu của HĐND nếu có); Sự đúng đắn, chính xác, hợp lý, hợp luật của các nội dung đề nghị quyết toán. Đối với quyết toán chi ngân sách, tỉnh đã thẩm tra quyết toán chi NSĐP và chi ngân sách cấp mình, làm rõ tổng hợp các khoản chi có phù hợp với các khoản mục chi trong dự toán (gồm cả giao đầu năm và giao bổ sung), đúng tính chất nguồn kinh phí; đồng thời, tỉnh cũng đã chú ý kiểm tra việc đảm bảo cân đối thu - chi ngân sách địa phương và tình hình, mức độ thực hiện các khoản dự toán chi, nhất là chi cho giáo dục đào tạo, sự nghiệp mơi trường; chi thực hiện chương

trình mục tiêu quốc gia phải đúng mục tiêu; chi nguồn cải cách tiền lương đúng mục đích…

4.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Hệ thống ngân sách hiện nay mang tính lồng ghép giữa NSTW với NSĐP; NSĐP lại lồng ghép ngân sách các cấp chính quyền dẫn đến tình trạng trùng lắp, chồng chéo về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp ngân sách; hạn chế tính độc lập của từng cấp ngân sách; làm cho quy trình ngân sách phức tạp và kéo dài, việc lập dự toán, tổng hợp dự toán cũng như quyết toán ở mỗi cấp bị lệ thuộc vào cấp dưới và việc quyết định dự toán ở cấp dưới mang tính hình thức vì phụ thuộc vào quyết định dự toán của cấp trên. Cụ thể:

4.3.2.1. Kiểm soát chi NSNN

Do chưa quy định về việc kiểm soát cam kết chi NSNN nên công tác quản lý chi NSNN ở tỉnh Cà Mau chưa hiệu quả và chưa nâng cao được trách nhiệm, kỷ luật tài chính đối với cơ quan tài chính, KBNN Cà Mau và các đơn vị sử dụng NSNN; mặt khác, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ thanh tốn xây dựng cơ bản cịn lớn ở một số ngành, địa phương. Đồng thời, việc kiểm sốt chi qua KBNN cịn q nặng về hình thức chứng từ gây khó khăn, thanh tốn chậm trễ cho các nhiệm vụ chi của đơn vị thụ hưởng ngân sách.

Tỉnh vẫn thực hiện cơ chế kiểm soát chi NSNN theo yếu tố đầu vào, chưa thực hiện kiểm soát chi theo kết quả đầu ra (trên thực tế đã có một số nội dung ngân sách đã được lập, bố trí ngân sách theo chương trình, nhiệm vụ, dự án như chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khoa học cơng nghệ,… ). Vì vậy, đã hạn chế đến hiệu quả quản lý sử dụng NSNN ở địa phương; chưa thực sự gắn trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN với kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; hạn chế trách nhiệm giải trình, minh bạch ngân sách và sự giám sát của cơ quan quản lý.

4.3.2.2. Lập dự toán chi NSNN ở địa phương

Khâu lập dự toán chi ngân sách những năm gần đây ở tỉnh Cà Mau cũng còn những hạn chế sau:

- Khi HĐND quyết định dự toán chi ngân sách phải căn cứ vào dự toán chi ngân sách đã được cấp trên quyết định giao. Trường hợp cấp dưới quyết định dự tốn chi ngân sách khơng phù hợp với dự toán chi ngân sách đã được cấp trên quyết định thì cấp trên có quyền yêu cầu điều chỉnh lại. Trường hợp cấp trên quyết định, giao dự toán chi ngân sách không phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương nhưng khi quyết định chi NSĐP, địa phương vẫn phải tuân thủ theo quyết định giao dự toán chi của cấp trên.

- Việc tổng hợp dự toán cấp trên phải chờ tổng hợp dự toán ngân sách cấp dưới: HĐND chỉ bỏ phiếu thông qua các nguồn thu và nhiệm vụ đã được cấp trên quyết định. HĐND không tự quyết định thu - chi ngân sách cấp mình mà phải tuân theo sự phân bổ, giao dự toán của cấp trên, phải quyết định dự toán NSĐP vào thời gian theo quy định của Chính phủ, điều chỉnh lại theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND cấp trên… Như vậy, vai trò của HĐND các cấp đối với NSĐP hồn tồn bị động, gị bó. Hơn nữa, cũng do Quốc hội quyết định dự toán NSNN nên ngân sách phải được lập từ dưới lên (xã lên huyện, huyện lên tỉnh, tỉnh lên trung ương) và khi giao nhiệm vụ thu, chi lại theo chiều ngược lại nên đây là một quy trình hết sức khó khăn, phức tạp, dẫn tới tình trạng dự tốn ngân sách giao cho các đơn vị ngân sách cấp dưới không bảo đảm về chất lượng cũng như thời gian theo quy định.

- Quy trình lập, xét duyệt, quyết định chi NSĐP còn nhiều bất cập. Việc xây dựng dự toán chi được bắt đầu từ cơ sở, trình tự lập và trách nhiệm của mỗi cấp chưa rõ ràng, do đó thường khơng đảm bảo theo u cầu, chậm, phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều nấc, nhiều lần cùng một cấp, một trình tự. Hơn nữa, quỹ thời gian lập ngân sách, xem xét quyết định chi ngân sách là rất ngắn nên không đủ đảm bảo quyền dân chủ và chất lượng của dự toán chi ngân sách, lại mang tính áp đặt nên gây khó khăn cho việc lập dự tốn chi NSĐP chủ động tích cực.

- Cơ sở tính tốn các khoản chi ngân sách chưa có căn cứ khoa học vững chắc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 72)