Hoàn thiện tổ chức quản lý quá trình chấp hành chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 91)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

5.3 Những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước ở Cà

5.3.3 Hoàn thiện tổ chức quản lý quá trình chấp hành chi ngân sách

Nên cụ thể hóa dự tốn ngân sách được duyệt theo quý, tháng để chỉ đạo quá trình thực hiện và phải dựa trên cơ sở khoa học, bám sát với tình hình thực tế của địa phương để rà sốt, xem xét từng dự tốn được duyệt. Hình thành dự tốn chi để lên tiến độ tạm ứng, cấp phát vốn cho nhu cầu chi; chủ động nguồn đảm bảo nhu cầu chi theo tiến độ. Điều này sẽ giúp khắc phục được tình trạng bị động nguồn đảm bảo nhu cầu chi tiêu, hạn chế những thay đổi, điều chỉnh trong dự toán được duyệt và xử lý những thiếu hụt tạm thời theo luật định.

Phối hợp hài hòa giữa cơ quan tài chính các cấp đảm bảo ngân sách cấp trên quan tâm, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân sách cấp dưới; Ngược lại, ngân sách cấp dưới phải đảm bảo chấp hành theo hướng dẫn, chỉ đạo, cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời cho ngân sách cấp trên để cùng nhau giải quyết vấn đề.

Kiểm soát chi ngân sách qua KBNN phải đặc biệt chú trọng kiểm sốt tính cơ bản, trọng yếu của hồ sơ, chứng từ, thủ tục và trình tự chi.

5.3.4. Hồn thiện cơng tác tổ chức quyết toán NSNN ở địa phương

Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ làm cơng tác chun mơn kế tốn tài chính các cấp, 100% phải có trình độ chun mơn theo quy định. Đồng thời phải có quy định cho các cấp chính quyền Nhà nước khơng được thay đổi cán bộ chun mơn nếu khơng có lý do chính đáng hoặc nếu có thay đổi thì người làm cơng tác chun mơn kế tốn tài chính phải có đủ năng lực theo quy định. Mặt khác, tiếp tuc triển khai thực

hiện tốt chương trình kế tốn chuyển giao của Bộ Tài chính, kết nối thơng suốt và vận hành tốt mạng nội bộ của ngành.

Quyết toán chi NSĐP phải thực sự quan tâm khâu phân tích, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu KT-XH của địa phương, tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND các cấp và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý và điều hành chi NSĐP ở những năm sắp tới.

5.3.5. Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi ngân sách địa phương phương

Đê đảm bảo chất lượng, tỉnh cần tăng cường, cải tiến thanh, kiểm tra ở khâu lập, chấp hành và quyết toán chi NSĐP:

Thứ nhất, Kiểm tra các văn bản quản lý, sử dụng NSĐP: kiểm tra một cách đầy

đủ và toàn diện hơn các văn bản do HĐND, UBND và các cơ quan chức năng ban hành liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách; từ đó có thể kiến nghị thu hồi, sửa đổi các quyết định, quy định, hướng dẫn không đúng hoặc không phù hợp, không đúng với quy định của Trung ương. Có như vậy, mới có thể kiến nghị đúng đắn với Quốc hội, Chính phủ sửa đổi các quy định pháp luật trong quản lý sử dụng ngân sách, kiến nghị sửa đổi các chế độ chính sách khơng phù hợp.

Thứ hai, Kiểm tra công tác lập, điều chỉnh dự toán và phân bổ ngân sách, dự

tốn ngân sách hàng năm là cơng cụ quan trọng, chủ yếu để quản lý, sử dụng ngân sách. Kiểm tra sự tuân thủ đầy đủ các trình tự xây dựng dự tốn, các hướng dẫn xây dụng dự toán, các định mức chi ngân sách, phù hợp với định hướng phát triển KT- XH, hoàn cảnh thực tế tại địa phương để chỉ ra các sai sót, vi phạm sẽ giúp cho địa phương đảm bảo tính tiên tiến, tích cực và hợp lý của dự tốn ngân sách và phân bổ ngân sách. Từ đó, địa phương có thể quản lý, sử dụng ngân sách chặt chẽ, có hiệu quả, và làm căn cứ để đánh giá đúng đắn sự phấn đấu của địa phương trong thực hiện dự tốn ngân sách; tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự tốn hiện nay tại các địa phương tương đối phổ biến, đây cũng là vấn đề mà Nhà nước cần phải quan tâm. Kiểm tra, thanh tra viên viên cần xây dựng thành một chuyên đề kiểm tra trong cuộc kiểm tra NSĐP tại Sở tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị dự toán ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, cũng như việc cấp kinh phí theo dự tốn bổ

sung hoặc ngồi dự tốn. Các kết quả này sẽ được tổng hợp để đánh giá công tác lập dự toán, điều chỉnh dự toán và phân bổ ngân sách của địa phương.

Thứ ba, Kiểm tra công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán: Khi kiểm

tra chi NSĐP, kiểm tra viên chỉ chọn mẫu kiểm tra một số đơn vị dự toán ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện, nhiều đơn vị sử dụng ngân sách không được chọn kiểm tra. Trong tương lai, với khối lượng công việc ngày càng nhiều, việc kiểm tra chi NSĐP mang tính thường xuyên hơn, yêu cầu về tính hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra và giảm bớt những ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của đơn vị được kiểm tra thì số lượng các đơn vị dự toán cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện sẽ được chọn kiểm tra có thể sẽ giảm bớt và nên tập trung kiểm tra tại những cơ quan tổng hợp, các khoản chi lớn của NSĐP. Do đó, khi Sở Tài chính thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm định, xét duyệt quyết toán năm sẽ góp phần chấn chỉnh kỷ cương trong chấp hành Luật NSNN và chế độ tài chính nhà nước, đảm bảo tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn.

Từ thực tế đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra cần chú trọng việc kiểm tra công tác thẩm định, xét duyệt quyết tốn năm của Sở Tài chính, cần chỉ ra những thiếu sót, yếu kém của Sở Tài chính trong thực hiện nhiệm vụ để chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt của Sở ngày càng nâng cao. Các đoàn thanh tra, kiểm tra cần chú trọng kiểm tra nội dung này và bố trí thời gian đảm bảo cho hoạt động kiểm tra. Ngoài ra, các tổ kiểm tra tại các đơn vị dự tốn cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện cần có sự nhận xét, đánh giá đầy đủ về công tác thẩm định của Sở Tài chính và phịng Tài chính huyện.

Kết luận chương 5

Chương 5 đã tập trung nghiên cứu và đề xuất các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi NSNN tỉnh Cà Mau.

Chương 5 đã đưa ra những giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ bao gồm các nhóm giải pháp chủ yếu sau:

- Cần tiếp cận cơ bản về quản lý ngân sách theo đầu ra

- Phân định và hạch tốn các khoản thu NSNN từ phí, lệ phí, thu xổ số kiến thiết và tiền sử dụng đất

- Về các khoản thu phân chia cho các cấp ngân sách: Chỉ nên quy định về các khoản thu phải phân cấp cho xã, còn việc quyết định tỷ lệ phần trăm phân chia đối với các khoản thu cho ngân sách xã do HĐND cấp tỉnh quyết định theo tình hình thực tế của địa phương

- Phân định rõ quyền hạn của HĐND và UBND

Những giải pháp nêu ở chương 5 nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015 – 2020. Đồng thời, hướng tới việc xây dựng ngân sách địa phương chủ động, tích cực, bền vững xứng đáng với vai trò trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long.

KẾT LUẬN

Quản lý, sử dụng NSNN hiệu quả là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của bất kỳ Chính phủ nào nhằm phục vụ phát triển KT-XH. Đặc biệt, trong điều kiện nguồn thu ngân sách ngày càng khó khăn, nhu cầu chi ngày càng lớn, tình trạng bội chi ngân sách thường xun… thì việc hồn thiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách ở các địa phương trong đó có tỉnh Cà Mau được xem là vấn đề cấp bách.

Trong bối cảnh này, đề tài cũng đã cố gắng tổng quát một cách có hệ thống nội hàm của quản lý chi NSNN nói chung và áp dụng khung phân tích này vào đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN của tỉnh Cà Mau.

Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN ở tỉnh Cà Mau trong thời gian qua cho chúng ta cái nhìn tồn diện hơn về những ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại của tỉnh. Việc phân bổ nguồn lực theo các nhu cầu cấp thiết ở ngân sách địa phương đã có những tiến bộ nhất định, song phân bổ ngân sách vẫn dàn trải, ngắn hạn, chưa dựa trên các ưu tiên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý việc sử dụng nguồn vốn nhà nước về cơ bản vẫn tập trung vào xem xét các khoản chi được sử dụng đúng mục đích hay khơng? Các khoản chi có đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định không? Kết quả của việc sử dụng nguồn lực tài chính cơng như thế nào, được quan tâm đúng mức hay chưa? Có thực sự gắn trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN với kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị hay không?

Trên cơ sở tổng hợp lý luận và phân tích thực trạng, đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp để hồn thiện quản lý chi NSNN của tỉnh Cà Mau, thực hiện mục tiêu đưa tỉnh Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long, góp phần đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Cà Mau nói riêng và của đất nước nói chung. Đồng thời bảo đảm an ninh tài chính của tỉnh cũng như của quốc gia.

Do đây là một vấn đề phức tạp liên quan tới nhiều nội dung, thời gian hạn hẹp cũng như những hạn chế nhất định về năng lực nên tác giả không tránh khỏi những thiếu sót, cịn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau các năm (2010 - 2014), phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau năm 2011 - 2015.

2. Sở Tài chính (2015), Quyết tốn ngân sách (2010-2014), Cà Mau.

3. Bộ Tài chính (2003), Thơng tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 - Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60 của Chính phủ.

4. Bộ Tài chính (2003), Thơng tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 - Quy định về quản lý Ngân sách xã và các hoạt động khác của xã, phường, thị trấn.

5. Bộ Tài chính (2003), Thơng tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 – Hướng dẫn quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho Bạc Nhà nước.

6. Bộ Tài chính (2003), Thơng tư 114/2003/TT-BTC ngày 28/11/2003 – Hướng dẫn cơng tác lập dự tốn, quản lý, cấp phát, thanh toán quyết toán nguồn vốn NSNN. 7. Bộ Tài chính (2005), Thông tư 05/2005/TT-BTC ngày 6/1/2005 – Hướng dẫn

thực hiện quy chế cơng khai tài chính đối với các cấp NSNN và chế độ báo cáo tình hình thực hiện cơng khai tài chính.

8. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách Nhà nước.

9. Chính phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/06/2003 của Chính phủ - Ban hành quy chế xem xét quyết định dự toán và phân bổ Ngân sách địa phương phê chuẩn quyết toán Ngân sách địa phương.

10. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam .

11. Dương Thị Bình Minh (2005), Giáo trình Tài chính cơng, Nhà xuất bản Tài chính.

12. Sử Đình Thành (2009), Giáo trình Lý thuyết Tài chính cơng, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TPHCM.

13. Ngân hàng thế giới (2014), Sửa đổi Luật Ngân sách của Việt Nam năm 2002. 14. Nguyễn Thành Long (2005), Phương hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách

15. Nguyễn Thái Hà (2007), Quản lý chi ngân sách nhà nước Việt Nam trong hội nhập kinh tế toàn cầu, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế.

Các website tham khảo:

1.https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2n_s%C3%A1ch_nh%C3%A0_n%C6% B0%E1%BB%9Bc 2. http://khosachsangtao.clubme.net/t51-topic 3. http://www.dankinhte.vn/cac-nguyen-tac-dieu-kien-phuong-thuc-chi-ngan-sach- nha-nuoc/ 4.http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/tai-lieu-bien-tap/item/300-mot- so-van-de-ve-cach-thuc-quan-ly-ngan-sach-nha-nuoc-hien-nay 5. http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinhthanhchitiet.aspx?idTinhThanh=20 6.https://luattaichinh.wordpress.com/2012/03/15/dnh-gi-th%E1%BB%B1c- tr%E1%BA%A1ng-l%E1%BA%ADp-ch%E1%BA%A5p-hnh- uy%E1%BA%BFt-ton-nsnn-v-ph%C6%B0%C6%A1ng- h%C6%B0%E1%BB%9Bng-hon-thi%E1%BB%87n/ 7.http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-09-TC-NSNN- huong-dan-phan-cap-lap-chap-hanh-quyet-toan-ngan-sach-Nha-nuoc-40619.aspx 8. https://luattaichinh.wordpress.com/2008/11/11/140/ 9.http://www.sav.gov.vn/757-1-ndt/kiem-toan-chi-ngan-sach-dia-phuong-mot-so- van-de-can-luu-y-trong-kiem-toan-tong-hop.sav

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 91)