Thực trạng quản lý chi thường xuyên tại Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 55 - 61)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

4.2 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm

4.2.3.1 Thực trạng quản lý chi thường xuyên tại Cà Mau

Chi NSNN là lĩnh vực vơ cùng quan trọng, nó tác động trực tiếp đến sự vận hành của nền KT-XH. Chi đúng, đủ, kịp thời là góp phần làm giàu nền kinh tế, ổn định đời sống, chính trị xã hội. Chi sai gây lãng phí, làm nghèo đất nước, xã hội thiếu công bằng, văn minh. Đặc biệt trong lĩnh vực chi thường xuyên, nếu như Nhà nước không quan tâm và đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu của xã hội thì cuộc sống của người dân sẽ không được đảm bảo, xã hội sẽ không phát triển. Trong 5 năm qua, tỉnh Cà Mau đã thực hiện chi thường xuyên, doanh số chi tăng dần qua các năm: Năm 2010: 2.079.515 triệu đồng. Năm 2011: 2.687.321 triệu đồng. Năm 2012: 3.665.443 triệu đồng. Năm 2013: 4.285.473,5 triệu đồng. Năm 2014: 4.534.167,25 triệu đồng.

Số liệu trên được thể hiện qua báo cáo chi NSNN tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 2014 như sau:

Bảng 4.5: Chi thường xuyên tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chi thường xuyên 2,079,515 2,687,321 3,665,443 4,285,473.50 4,534,167.25

1. Chi trợ giá 135 4,908 5,765 6,748.2 9,891.13

2. Chi sự nghiệp kinh tế 148,689 279,913 457,401 467,072.2 558,501.93

2.1 Chi sự nghiệp nông, lâm,

thuỷ lợi 58,321 145,229 259,932 267,377.8 300,311.55

2.2 Chi sự nghiệp giao thông 27,027 29,870 50,999 50,353.9 55,965.70

2.3 Chi sự nghiệp kinh tế

khác 63,341 104,814 146,470 149,340.5 202,224.68

3. Chi sự nghiệp giáo dục,

đào tạo và dạy nghề 844,272 976,049 1,432,360 1,651,938.4 1,761,707.08

3.1 Chi sự nghiệp giáo dục 779,126 894,671 1,320,917 1,496,396.1 1,599,207.43

3.2 Chi sự nghiệp đào tạo và

dạy nghề 56,354 71,608 98,955 137,904.5 144,194.19

3.3 Chi đào tạo lại 8,792 9,770 12,488 17,637.8 18,305.46

4. Chi sự nghiệp y tế 282,888 325,690 373,264 431,613.4 465,563.59

5. Chi sự nghiệp khoa học,

công nghệ 16,056 12,258 24,716 38,348.0 34,800.16

6. Chi sự nghiệp hoạt động

môi trường 14,039 19,949 28,125 53,476.3 61,988.38

7. Sự nghiệp Văn hóa - Thể

Thao 45,555 39,887 75,320 62,216.7 67,839.16

7.1 Sự nghiệp Văn hóa 35,516 27,443 50,746 42,180.6 48,007.41

7.2 Sự nghiệp Thể thao 10,039 12,444 24,574 20,036.1 19,831.75

8. Chi sự nghiệp phát thanh

truyền hình 10,793 12,981 12,791 17,048.6 18,267.44

9. Chi sự nghiệp đảm bảo xã

hội 78,336 203,848 201,385 268,469.5 263,521.91

10. Chi quản lý hành chính,

đảng, đồn thể 532,064 660,029 885,054 1,052,322.4 1,093,566.22

10.1 Chi quản lý nhà nước 376,489 475,876 652,393 777,490.4 820,110.31

chức chính trị

10.3 Chi hỗ trợ Hội, Đoàn thể 9,634 17,081 69,085 97,559.0 105,725.40

11. Chi quốc phòng - an ninh 68,265 92,520 135,452 160,150.9 156,769.47

11.1 Chi quốc phòng 32,187 50,954 70,402 99,803.1 116,099.03

11.2 Chi an ninh 36,078 41,566 65,050 60,347.8 40,670.44

12. Chi khác 38,423 59,289 33,810 76,068.9 41,750.78

Nguồn số liệu: Sở Tài chính Cà Mau

Qua báo cáo chi thường xuyên hàng năm cho thấy nhiệm vụ chi, quy mô và phạm vi hoạt động của ngân sách tỉnh Cà Mau ngày càng mở rộng, cụ thể được thể hiện qua Bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6: Tỷ trọng chi thường xuyên tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 2014

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chi thường xuyên 100% 100% 100% 100% 100%

1. Chi trợ giá 0.01% 0.18% 0.16% 0.16% 0.22%

2. Chi sự nghiệp kinh tế 7.15% 10.42% 12.48% 10.90% 12.32%

3. Chi sự nghiệp giáo dục, đào

tạo và dạy nghề 40.60% 36.32% 39.08% 38.55% 38.85%

4. Chi sự nghiệp y tế 13.60% 12.12% 10.18% 10.07% 10.27%

5. Chi sự nghiệp khoa học,

công nghệ 0.77% 0.46% 0.67% 0.89% 0.77%

6. Chi sự nghiệp hoạt động

môi trường 0.68% 0.74% 0.77% 1.25% 1.37%

7. Sự nghiệp Văn hóa - Thể

Thao 2.19% 1.48% 2.05% 1.45% 1.50%

8. Chi sự nghiệp phát thanh

truyền hình 0.52% 0.48% 0.35% 0.40% 0.40%

9. Chi sự nghiệp đảm bảo xã

hội 3.77% 7.59% 5.49% 6.26% 5.81%

10. Chi quản lý hành chính,

Nguồn số liệu: Sở Tài chính Cà Mau

- Chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm, khoảng gần 40% trong tổng chi thường xuyên. Điều này chứng tỏ tỉnh đã rất chú trọng và chăm lo cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Hiện nay, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ công tác quản lý và dạy học, nhất là ở địa bàn vùng nông thôn tiếp tục được tập trung đầu tư. Chất lượng dạy và học được nâng lên, tỷ lệ học sinh hồn thành chương trình cấp học và tốt nghiệp THCS tăng so với năm học trước. Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 98,93% (năm học trước 99,02%); tốt nghiệp bổ túc THPT đạt 88,75% (năm học trước 94,1%).

Quy mô các cấp học, ngành học được mở rộng; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp học, bậc học được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Tỉnh cũng đã tiếp tục triển khai công tác phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2011 – 2015, đã quyết định công nhận thành phố Cà Mau đạt chuẩn phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đồng thời, thực hiện tốt công tác dạy và học theo Đề án “Dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”, tổ chức thành công hội thi Olympic Tiếng Anh tiểu học năm học 2014 – 2015.

Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tiếp tục triển khai thực hiện nâng tổng số tồn tỉnh hiện có 141 trường học đạt chuẩn quốc gia (gồm: 27 trường mầm non, 85 trường tiểu học, 28 trường THCS, 01 trường THPT).

- Chi quản lý hành chính, đảng, đồn thể giai đoạn 2010 – 2014 tăng dần qua các năm: năm 2010 là 532.064 triệu đồng, năm 2011 là 660.029 triệu đồng, năm 2012 là 885.054 triệu đồng, năm 2013 là 1.052.322,4 triệu đồng, năm 2014 là 1.093.566,22 triệu đồng là do Tỉnh thực hiện giao kinh phí tự chủ hầu hết các đơn vị sử dụng dự toán NSNN, số chi tăng chủ yếu là do điều chỉnh tiền lương tối thiểu tăng. Nhưng xét về tỷ trọng, chi quản lý hành chính giảm dần qua các năm: năm 2010 chiếm 25,59% tổng chi thường xuyên, đến năm 2014 giảm còn 24,12% tổng

11. Chi quốc phòng - an ninh 3.28% 3.44% 3.70% 3.74% 3.46%

chi thường xuyên chứng tỏ do khốn kinh phí hoạt động nên các đơn vị chi tiêu rất tiết kiệm, cắt giảm những khoản chi hành chính khơng cần thiết, từ đó thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức các đơn vị do tiết kiệm chi tăng đáng kể. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được triển khai đồng bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định, thủ tục hành chính chưa thật sự tinh gọn, thời gian giải quyết cơng việc cịn khá dài, tinh thần, thái độ phục vụ của một số cán bộ, công chức, viên chức chưa cao...

- Chi sự nghiệp y tế tăng dần qua các năm: năm 2010 là 282.888 triệu đồng, năm 2014 là 465.563,59 triệu đồng, như vậy cơng tác phịng, chống dịch bệnh được các cấp, các ngành chức năng tích cực triển khai kế hoạch chủ động giám sát dịch, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch nhỏ, không để xảy ra dịch lớn như: sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng và Ebola. Cơng tác phịng bệnh, khám và chữa bệnh cho nhân dân được quan tâm và thực hiện khá tốt. Công suất sử dụng giường bệnh ở các bệnh viện tuyến tỉnh bình quân đạt 111%, bệnh viện đa khoa khu vực đạt 91%, bệnh viên đa khoa tuyến huyện đạt 70%...

- Chi sự nghiệp kinh tế năm 2010 là 148.689 triệu đồng (chiếm 7,15% tổng chi thường xuyên), đến năm 2014 là 558.501,93 triệu đồng (chiếm 12,32% tổng chi thường xuyên). Năm 2014, kinh tế tăng trưởng ổn định và cao hơn các năm trước, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 8,5% (chỉ tiêu tăng từ 8,5 - 9%). Trong đó, khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 6,9%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 8,7%; khu vực dịch vụ tăng 10,4%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng khu vực ngư, nông, lâm nghiệp chiếm 36,5% (năm 2013: 37%; kế hoạch: 36%); tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 36,5% (năm 2013: 36,4%; kế hoạch: 35,2%); tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 27% (năm 2013: 26,6%; kế hoạch: 28,8%) nâng tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 10.300 tỷ đồng, tăng 13,8%. GDP bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng (tương đương 1.560 USD).

- Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội cũng được tỉnh quan tâm: năm 2010 là 78.336 triệu đồng (3,77% tổng chi thường xuyên), năm 2014 là 263.521,91 triệu đồng (5,81% tổng chi thường xuyên). Các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chăm lo đối tượng người có cơng, người nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội tiếp tục

duy trì thực hiện tốt và đúng quy định. Công tác đền ơn đáp nghĩa được quan tâm, các đối tượng chính sách được chăm lo tốt hơn. Vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa được 10,2 tỷ đồng, vượt 7% mức dự kiến năm (9,5 tỷ đồng). Tỷ lệ hộ nghèo tồn tỉnh giảm cịn 4,9% (giảm 1,59% so năm 2013).

- Chi quốc phòng – an ninh năm 2014 là 156.769,47 triệu đồng tăng 130% so với năm 2010 (68.265 triệu đồng). Tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Cơng tác phịng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội được chỉ đạo thực hiện thường xuyên, liên tục nên các loại tội phạm giảm so cùng kỳ. Tình trạng tàu thuyền của ngư dân vi phạm vùng biển nước ngồi có chiều hướng giảm, do các cấp, các ngành đã tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh. Tuy nhiên, tội phạm và vi phạm về ma túy, tệ nạn xã hội tăng so cùng kỳ; số vụ và số đối tượng vi phạm vẫn cịn cao. Cơng tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng được tập trung chỉ đạo kiên quyết, nhưng số vụ tai nạn giao thông tăng so cùng kỳ. Các lĩnh vực công tác khác như: thanh tra, tiếp dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; công tác tư pháp, cải cách hành chính, pḥng chống tham nhũng; xây dựng chính quyền, tổ chức bộ máy nhà nước…được triển khai thực hiện tích cực, đúng quy định.

- Chi sự nghiệp văn hóa – thể thao – du lịch tiếp tục được quan tâm. Hoạt động văn hóa gắn với thực hiện các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và chương trình xây dựng nơng thơn mới. Phong trào thể dục, thể thao có sự chuyển biến khá tốt; thi đấu giải thể thao đạt thành tích cao giải tồn quốc và khu vực đạt kết quả khá so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động du lịch tại các điểm du lịch trong các dịp lễ, tết khá sôi động, nhưng việc đầu tư phát triển dịch vụ du lịch, các sản phẩm du lịch đặc trưng còn nhiều hạn chế, nên chưa thực sự thu hút, hấp dẫn du khách, chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế du lịch của tỉnh, nhất là du lịch sinh thái. Từ đó, lượng du khách đến Cà Mau so với cùng kỳ tăng không đáng kể.

- Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ những năm qua tăng không đáng kể. Công tác quản lý khoa học và công nghệ, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ... được triển khai thực hiện tốt theo kế hoạch đề ra. Các đề tài, dự án, mơ

hình đã bám sát mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt là phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa được quan tâm và hướng dẫn thực hiện theo quy định. Công tác quản lý về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng được thực hiện chặt chẽ, đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thơng trên thị trường.

Tóm lại, chi thường xun nhìn chung về cơ cấu khơng có biến động lớn qua các năm, tỷ trọng chi cho các hoạt động sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thơng tin, phát thanh truyền hình cịn hơi thấp. Việc chi cho cơ quan quản lý hành chính, đảng, đồn thể, an ninh – quốc phòng còn chiếm tỷ trọng lớn và chưa phù hợp với xu thế hiện nay. Do đó cần phải xem xét và điều chỉnh cơ cấu chi thường xuyên cho hợp lý. Phải nhận định rõ ràng là chi cho hoạt động sự nghiệp là tạo tiền đề phát triển KT-XH, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí, thu hút và phát triển nhân tài; việc chi thường xuyên trong các lĩnh vực khác mang tính chất tiêu dùng là chủ yếu và gián tiếp phục vụ cho quá trình phát triển KT-XH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)