Kết quả kiểm định chuỗi LnGDP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 62 - 64)

CPI

Chuỗi gốc Sai phân bậc 1

Chặn Chặn Xu hướng Chặn Chặn Xu hướng ADF -2,696846 -1,293544 -3,528481 -4,226133 P-value 0,0892 0,8679 0,0149 0,0143 Critical value 1% -3,737853 -4,339330 -3,699871 -4,394309 5% -2,991878 -3,587527 -2,976263 -3,612199 10% -2,635542 -3,229230 -2,627420 -3,243079

Nguồn: Tính tốn từ EViews, xem Phụ lục 2.

Kết luận:

 Chuỗi GDP trong trường hợp có hệ số chặn dừng ở mức 10%, nhưng không

dừng ở mức 5%. Khi lấy sai phân bậc 1, chuỗi GDP không dừng ở mức 1% nhưng dừng ở mức 5%.

 Chuỗi GDP khơng dừng trong trường hợp có hệ số chặn và có xu hướng. Khi

lấy sai phân bậc 1, chuỗi GDP không dừng ở mức ý nghĩa 1%, nhưng dừng ở mức 5%.

Từ kết quả kiểm định ADF cho hai chuỗi thời gian CPI và GDP, tại mức ý nghĩa 5%, cả CPI và GDP đều không dừng, nhưng sai phân bậc 1 là chuỗi dừng. Như vậy, có thể tồn tại mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn giữa các biến trong mơ hình.

2.3.4. Xác định độ trễ tối ưu

Một số nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế về bản chất là không ổn định, luôn tồn tại những cú sốc tạo nên những pha thăng giáng, dẫn đến sự biến động không cần thiết và không hiệu quả của sản lượng, việc làm, và mức giá cả. Vì vậy, chính sách của nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc đưa nền kinh tế đi ngược chu kỳ, trở lại gần trạng thái tiềm năng. Những nhà kinh tế có quan điểm ngược lại thì cho rằng nền kinh tế ở trạng thái ổn định tự nhiên, có khả năng tự điều chỉnh, và chỉ có chính sách tồi mới làm nên những biến động tạo ra chu kỳ kinh tế. Vì vậy, chính sách khơng nên can thiệp vào nền kinh tế. Sự bất đồng trong quan điểm này dẫn đến tranh luận về vai trị của chính sách kinh tế nên ở trạng thái chủ động hay bị động.

Một trong số những nguyên nhân phản đối chính sách chủ động là do các chính sách vĩ mơ thường có độ trễ. Trong đó, “độ trễ trong” là khoảng thời gian từ khi một cú sốc kinh tế xảy ra cho đến khi một chính sách được tiến hành để đối phó với cú sốc đó. “Độ trễ ngồi” là khoảng thời gian từ khi một chính sách được tiến hành cho đến khi chính sách đó tác động được lên nền kinh tế. Chính sách tài khóa thường có độ trễ trong lớn, bởi vì phải mất một thời gian chính phủ mới có thể thơng qua các chính sách về thuế hay chi tiêu. Trong khi đó, chính sách tiền tệ thường có độ trễ trong nhỏ, nhưng độ trễ ngồi lớn hơn, bởi vì doanh nghiệp thường phải mất thời gian mới điều chỉnh các kế hoạch đầu tư xây dựng nhà xưởng của mình trước mỗi chính sách nhất định. Ngồi ra, việc dự bảo kinh tế cũng thường là khó khăn hoặc khơng chính xác, khiến việc điều chỉnh chính sách cần nhiều cân nhắc trong một thời gian dài.

Việc xác định độ dài của trễ cho các biến LnGDP và LnCPI trong nghiên cứu này rất quan trọng. Nó vừa là cơ sở để xác lập mơ hình nhằm phân tích mối quan hệ

giữa lạm phát và tăng trưởng, cũng vừa là yếu tố tham khảo để nhà nước điều hành và kiểm định tính hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)