1.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM
1.3.2. Tại Việt Nam
Theo IMF (2006), lạm phát của Việt Nam gia tăng trong những năm gần đây do chịu ảnh hưởng bởi sự gia tăng sản lượng vượt mức tiềm năng, bắt đầu từ năm 2005. Mức lạm phát chuẩn của Việt Nam có thể gần với mức lạm phát của các nước Đông Nam Á. Nghiên cứu bước đầu của IMF chỉ rằng mức độ lạm phát tối ưu trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và các nước Đông Nam Á là 3, 6%.
Một số nghiên cứu ở Việt Nam đã phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát, tuy nhiên các kết quả chủ yếu được giải thích bởi phương pháp định tính như nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành (2009), Nguyễn Đắc Hưng (2008, 2009) và một vài nghiên cứu xem xét biến động của tăng trưởng, lạm phát thông qua các mơ hình chuỗi thời gian như của Nguyễn Khắc Minh và Nguyễn Việt Hùng (2009), Vương Thị Thảo Bình (2009).
Nguyễn Trung Chính (2009) nối tiếp các nghiên cứu trước đây nhằm phân tích sự ảnh hưởng qua lại giữa tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1995 đến hết nửa đầu năm 2008 bằng các phương pháp hồi quy đồng liên kết, mơ hình sai số hiệu chỉnh ECM và phân tích phương sai dựa trên mơ hình VAR. Từ đó, tác giả đưa ra kết luận mối quan hệ dương giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong cả dài hạn lẫn ngắn hạn, và sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế nhanh hơn sự tay đổi của lạm phát. Trong giai đoạn này, lạm phát có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhiều hơn ngược lại, cho thấy lạm phát còn chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác, đặc biệt trong ngắn hạn.
Nghiên cứu của Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2011) cho thấy lạm phát ít ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế xét thời gian 1987 – 2010. Tuy nhiên, ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng là tích cực hay tiêu cực cịn phụ thuộc vào mức lạm phát sử dụng để xác định mối tương quan này. Các tác giả cũng đưa ra ngưỡng lạm phát ở Việt Nam nên 5% – 6%.
Các nghiên cứu định lượng nói trên tuy đã mơ tả được mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên họ vẫn chưa giải thích được sự ảnh hưởng
trong cú sốc tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Mặt khác, từ năm 2008 – 2014, kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biển do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như chịu ảnh hưởng bởi một số chính sách kinh tế đã được ban hành. Nghiên cứu này ngồi việc tìm ra mối tương quan giữa hai biến kinh tế lạm phát và tăng trưởng kinh tế cịn tìm hiểu, bổ sung cho các vấn đề vừa nêu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Lạm phát được xem như là sự gia tăng liên tục và kéo dài trong mức giá chung. Thơng thường, các số liệu cơng bố chính thức về lạm phát được tính trên cơ sở CPI. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình qn trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Hiện nay có nhiều trường phái nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Mỗi trường phái dựa trên những mơ hình nghiên cứu riêng và đưa ra những kết luận riêng, song đều khẳng định mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không phải là mối quan hệ một chiều, mà là sự tác động nhiều chiều.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nước có thể nhận thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế không phải là mối quan hệ một chiều mà có sự tác động qua lại. Bên cạnh đó, nhiều tác giả cịn tìm thấy ngưỡng lạm phát mà tại đó ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Mức độ lạm phát vừa phải sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, nhưng khi tỷ lệ lạm phát tăng cao đến một ngưỡng nhất định sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
CHƯƠNG 2: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM