Tỷ lệ tăng trưởng GDP và CPI từ năm 1987 đến năm 1993

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 41 - 43)

Kinh tế Việt Nam từ những năm 1986 đến nay đã trải qua sự biến đổi sâu sắc: từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trưòng theo định hướng xã hội chủ nghĩa; từ tăng trưởng thấp những năm 80 sang tăng trưởng cao những năm 90; từ khủng hoảng rối loạn sang ổn định và phát triển.

Năm 1985, cùng với sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu, Việt Nam bị cắt giảm nguồn viện trợ từ nước ngồi và đến năm 1991 thì bị cắt hẳn. Do đó, nguyên vật liệu đầu vào như sắt thép, dầu hỏa, máy móc thiết bị… Việt Nam hoàn toàn phải mua với giá cao làm cho chi phí sản xuất tăng nhanh. Lạm phát chi phí đẩy xảy ra.

1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 GDP 2.5 5.1 7.8 5.0 5.8 8.7 8.1 CPI 360.4 374.5 95.8 36.0 81.8 37.7 8.4 - 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 10.0 - 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 GDP ( % ) C P I (%) Năm GDP CPI

Khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra, càng đẩy các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn. Để hỗ trợ nền sản xuất trong nước, đặc biệt là các xí nghiệp quốc doanh, Chính phủ Việt Nam in thêm tiền làm tăng mức cung ứng tiền trong nền kinh tế, dẫn đến lạm phát tiền tệ, điều đó càng đẩy tỷ lệ lạm phát lên cao.

Năm 1985, Việt Nam thực hiện cuộc cải cách giá, tiền lương, tiền mà đỉnh cao là sự kiện đổi tiền vào tháng 9 và lạm phát cũng bùng nổ ngay sau đó. Năm 1986, Việt Nam đã rơi vào tình trạng siêu lạm phát với ba chữ số 775%, trong khi đó tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,33%.

Thiên tai khiến sản lượng lương thực cuối năm 1987 giảm 3,5%. Đầu năm 1988, một số địa phương miền Bắc bị đói, giá cả lên cao, lạm phát chi phí đẩy lại tiếp diễn. Đứng trước tình hình đó, dân chúng tích trữ hàng hóa, lương thực, vàng và đơ la càng nhiều vì lo sợ rằng đồng Việt Nam sẽ còn mất giá tạo nên cầu giả tạo, giá cả tăng cao dẫn đến lạm phát cầu kéo, với tỷ lệ lạm phát là 374,5%, mức tăng trưởng GDP chỉ là 5,1%.

Từ năm 1989 đến năm 1991, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao với mức tăng 36,03% và 81,82% trong hai năm 1990 và 1991; phải từ năm 1992 trở đi tình hình mới lắng dịu và tạm ổn định. Thời điểm này, Việt Nam tập trung triển khai ba chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Các hình thức ngăn sơng cấm chợ, chia cắt thị trường được xóa bỏ dần, kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch toán. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa, kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác. Cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính dần dần giảm đi. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ, tự cung cấp, có dự trữ và cịn xuất khẩu gạo. Khốn 10 được triển khai từ năm 1988 trên quy mơ tồn quốc càng khuyến khích nơng dân sản xuất lúa gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Từ năm

1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn. Đến năm 1990, GDP bình quân đầu người mới đạt mức 98 USD (Lào là 186 USD, và Campuchia là 191 USD).

2.1.1.2. Giai đoạn 1994 – 1998

Nguồn: World Bank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)