Tình hình kinh tế trong giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể, được coi là giai đoạn phát triển thành công của Việt Nam. Việc chuyển sang kinh tế thị trường đã làm thay đổi toàn diện nền kinh tế. Tăng trưởng trên 9% đạt được vào các năm 1995 (9,54%) và 1996 (9,34%). Tuy nhiên, phân hóa xã hội và tham nhũng cũng gia tăng.
Thời kỳ này, kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát và đồng thời tăng trưởng nhanh chóng. Năm 1993, cùng với việc đầu tư nước ngoài tăng cao (tăng 85,6% so với năm 1992) là việc các cơng ty nước ngồi chuyển lợi nhuận về nước, do đó cầu ngoại tệ tăng cao làm cho giá USD tăng, đồng tiền Việt Nam bị giảm giá từ 10.600 VND/USD vào năm 1993 đến 11.050 VND/USD vào năm 1995. Điều này
1994 1995 1996 1997 1998 GDP 8.83 9.54 9.34 8.15 5.76 CPI 9.49 18.51 5.67 3.21 7.27 - 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 % Năm GDP CPI
tác động làm cán cân thương mại được cải thiện, tổng cầu trong nền kinh tế tăng. Chi tiêu của Chính phủ trong thời gian này cũng tăng mạnh, trong đó có chi thường xuyên và chi cơ bản. Cụ thể là:
Cải cách chế độ tiền lương, trợ cấp đối với các đối tượng chính sách xã hội. Đồng thời trợ cấp cho các đối tượng bộ đội chuyển ngành và nghỉ, trợ cấp thôi việc cho một số cán bộ công nhân viên chức do một số cơ quan nhà nước đóng cửa vì khơng thể thích ứng được với cơ chế thị trường, đồng thời chi thường xuyên của ngân sách tăng nhanh.
Cũng từ năm 1992 – 1994, ngân sách nhà nước chi cho đường dây cao áp 500 KV chiếm phần lớn chi tăng thêm cho xây dựng cơ bản.
Từ năm 1993 – 1995 đầu tư xã hội tăng mạnh, trong đó có đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho nền kinh tế mới phát triển. Tất cả những điều này đẩy đường tổng cầu lên cao, làm giá cả tăng cao. Lạm phát thời kỳ này xảy ra cịn do chi phí đẩy. Giá cả một số mặt hàng được điều chỉnh như giá xi măng, giá điện, giá xăng, làm cho chi phí đầu vào tăng mạnh, cung giảm, đẩy giá cả lên cao, gây lên lạm phát.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 làm cho nước ta chịu sức ép ngày càng tăng. Kinh tế trải qua hiện tượng giảm giá liên tục, sức mua giảm sút, đầu tư nước ngồi và xuất khẩu có dấu hiệu suy giảm, sản xuất trong nước rơi vào tình trạng trì trệ, hàng hóa ứ đọng nhiều, tỷ lệ thất nghiệp ra tăng… Trong hai năm 1998 và 1999, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng chậm lại.
2.1.1.3. Giai đoạn 1999 – 2003
Nguồn: World Bank