b. Một số kết quả nghiên cứu theo báo cáo của ACFE phát hành năm 2012
1.1.2.3 Nghiên cứu về gian lận trong kế toán của ủy ban COSO
COSO được thành lập năm 1985, là một tổ chức độc lập thuộc lĩnh vực tư nhân đầu tiên nghiên cứu về những yếu tố dẫn đến gian lận báo cáo tài chính. Hoạt động của COSO được tài trợ bởi năm hiệp hội nghề nghiệp chủ yếu có trụ sở chính tại Hoa Kỳ bao gồm Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA); Hiệp hội kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA); Quản trị viên tài chính quốc tế (FEI); Hiệp hội kiểm toán nội bộ (IIA); Hiệp hội kế toán quản trị (IMA).
Đến nay COSO đã phát hành ba nghiên cứu chính về gian lận, nghiên cứu đầu là năm 1987, nghiên cứu tiếp vào năm 1999 và gần đây nhất vào năm 2010. Nghiên cứu này được tiến hành theo phương pháp của COSO năm 1999.
Phần tiếp theo người viết tóm tắt một số kết luận được đề cập trong báo cáo về gian lận của COSO năm 2010 và chủ yếu đề cập đến những vấn đề phù hợp với phạm vi và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
a. Phương pháp nghiên cứu
Với phương pháp nghiên cứu tương tự của COSO năm 1999, nghiên cứu năm 2010 trình bày về các kết luận liên quan đến các trường hợp gian lận báo cáo tài chính xảy ra trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2007. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện theo sự hướng dẫn của bốn nhà nghiên cứu kế toán (tác giả) là những người giám sát toàn bộ cuộc nghiên cứu. Hai giám đốc nghiên cứu chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra công việc của nhóm thu thập dữ liệu và trực tiếp báo cáo, trao đổi với tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu.
Đầu tiên nhóm nghiên cứu sẽ nhận diện các trường hợp gian lận báo cáo tài chính bằng cách đọc 1.759 Bản án thi hành về kế toán và kiểm toán (AAER) được ban hành bởi Sở giao dịch chứng khốn Hoa Kỳ (SEC). Thơng qua đọc các AAER, nhóm nghiên cứu phát hiện 347 trường hợp liên quan đến gian lận BCTC được mô tả trong 1.335 AAER. Đối với mỗi trường hợp gian lận, nhóm nghiên cứu sẽ thu thập những thơng tin về công ty và đặc điểm của ban quản lý từ các nguồn:
- Dữ liệu thu thập từ AAER
- Dữ liệu từ báo cáo tài chính đã kiểm tốn
- Dữ liệu từ thông tin ủy quyền (proxy statement) - Dữ liệu từ báo chí
Cuối cùng tác giả và giám đốc nghiên cứu tiến hành kiểm tra lại dữ liệu do nhóm nghiên cứu thực hiện để đảm bảo chất lượng của dữ liệu cho phân tích.