Giá dầu thế giới (OIL) và lãi suất ngắn hạn (R)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2012 (Trang 49 - 51)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.1 Mô tả dữ liệu

4.1.1 Giá dầu thế giới (OIL) và lãi suất ngắn hạn (R)

Biến giá dầu thế giới (OIL) và biến lãi suất ngắn hạn (R) là lãi suất cho vay ngắn hạn (lending interest rate) tác giả lấy nguồn từ Quỹ tiền tệ IMF. Vì giá dầu đại diện cho cú sốc phía cung và đây cũng chiếm tỷ trọng lớn giá trị nhập khẩu của Việt Nam nên ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ số giá trong nước.

Hình 4.1: Giá dầu thế giới từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2012.

Year O il pr ic e 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0 20 40 60 80 100 120 140

Năm 2003, kinh tế thế giới bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại, cùng với mức tiêu thụ dầu mỏ ngày càng cao của Trung Quốc, giá dầu mỏ tăng vọt. Năm 2004, giá dầu mỏ có thời điểm tăng đến mức kỷ lục trên 55 USD/thùng. Giá dầu liên tục tăng mạnh lên những mức kỷ lục mới, tác động mạnh tới nền kinh tế toàn cầu, năm 2007, Giá dầu tăng kỷ lục (gần 100 USD/thùng dầu). Trong bối cảnh đồng USD mất giá nghiêm trọng, nhiều nước có dự trữ ngoại tệ lớn bằng USD và các nước xuất khẩu dầu mỏ thuộc OPEC phải tính đến khả năng chuyển dần sang sử dụng các ngoại tệ mạnh khác để tính giá dầu.

Năm 2008, giá dầu có thời điểm lên đến mức kỷ lục 147 USD/thùng vào tháng 7. Khủng hoảng tài chính lan rộng đẩy nền kinh tế thế giới vào suy thối. Khủng hoảng tín dụng, khởi đầu từ thị trường bất động sản ở Mỹ, nhanh chóng lan rộng sang nhiều nước, nhiều khu vực, cùng với khủng hoảng giá lương thực, biến động giá dầu… đã đẩy nền kinh tế thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933. Các chuyên gia kinh tế ước tính cuộc khủng hoảng này đã gây thiệt hại cho các nền kinh tế toàn cầu tới 30.000 tỷ USD. Hàng loạt các tập đoàn lớn của mỹ phá sản và xin cứu trợ để tồn tại, vụ phá sản của Lehman Brothers được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử. Bong bóng tài chính và bất động sản bùng nổ đã khiến cho cả thế giới chao đảo. Hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính này đã làm cho kinh tế thế giới trì trệ đáng kể nhất đó là cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu lan rộng từ Hy lạp đến nhiều nước khác trong khu vực Euro zone làm cho vàng trở thành lựa chọn tối ưu cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay ngắn hạn trong nước cũng có biến động liên tục, thể hiện sự bất ổn trong chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Đặc biệt, năm 2011 với nhiều Ngân hàng chạy đua lãi suất đã làm mặt bằng lãi suất tại Việt Nam biến động mạnh, điều này ảnh hưởng đến các yếu tố vĩ mô khác của nền kinh tế, đặc biệt là các chỉ số giá.

Hình 4.2: Diễn biến lãi suất tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2012. Year R 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 8 10 12 14 16 18 20 22

(Nguồn: Kết quả từ phần mềm thống kê tác giả thực hiện)

Từ cuối năm 2007 đến nay, nền kinh tế thế giới diễn biến khá phức tạp và khó lường, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu đã tác động sâu rộng đến kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới tất nhiên trong đó có Việt Nam. Theo đó, tình hình lãi suất Việt Nam cũng biến động hết sức phức tạp, ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế chung của Việt Nam. Đặc biệt là từ năm 2010 đến nay, lãi suất Việt Nam có những “bước nhảy” rất đáng quan tâm. Đó là một hiện tượng kéo theo và bị kéo theo bởi nhiều yếu tố quan trọng khác như: lạm phát, mức cung tiền tệ, các quan điểm chính sách của nhà nước…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2012 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)