Nhóm chỉ số FSIs của các ngân hàng trong nhóm II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 75)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.4 Triển vọng của hoạt động M&A của cácNHTM Việt Nam giai đoạn 2016-

3.4.1.2 Nhóm chỉ số FSIs của các ngân hàng trong nhóm II

 Chỉ số đánh giá an toàn vốn tự có.

Các ngân hàng trong nhóm II đều đảm bảo mức quy định về hệ số CAR tối thiểu là 9%, trong đó, có những ngân hàng hệ số CAR cao đến hơn 20% như Saigonbank ở mức 22% năm 2014. Điều này cho thấy các ngân hàng trong nhóm II đều tương đối ổn định về mặt đảm bảo an tồn vốn. Hệ số CAR trung bình của các ngân hàng trong nhóm II cao hơn các ngân hàng nhóm I, điều này có thể được giải thích do sự chênh lệch về mức độ rủi ro và khả năng quản trị của 2 nhóm ngân hàng. Do đó, với khả năng huy động vốn, khả năng quản trị đều kém hơn trong khi rủi ro cao hơn nên việc các ngân hàng nhóm II duy trì hệ số CAR cao hơn nhóm I là hồn tồn hợp lý.

 Chỉ số đánh giá về chất lượng tài sản.

Chỉ số trung bình nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng trong nhóm II trong năm 2014 đạt mức 1,89%, thấp hơn so với các ngân hàng trong nhóm I. Điều này có thể được giải thích một phần do sự hạn chế trong tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng trong chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN, một phần xuất phát từ chính việc tái cơ cấu lại hoạt động của các ngân hàng để bảo đảm an toàn hoạt động.

 Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động.

o ROA, ROE.

Chỉ số ROA, ROE bình quân của các ngân hàng trong nhóm II ở mức trung bình của tồn hệ thống (ROA, ROE năm 2014 của nhóm II ở mức 0,59% và 5,08%, xấp xỉ so với trung bình ngành là 0,51% và 5,49%), cho thấy khả năng sinh lời trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng nhóm II ở mức tạm chấp nhận được.

o Chỉ số thu nhập ròng từ lãi trên tổng thu nhập

Chỉ số bình quân của thu nhập ròng từ lãi trên tổng thu nhập của các ngân hàng trong nhóm II năm 2014 đạt mức 84%, dao động mạnh giữa các ngân hàng từ mức 56% tại HDBank đến 108% tại Liên Việt Post Bank. Qua đó, cho thấy sự phụ thuộc rất lớn từ nguồn thu của hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng trong nhóm II, đây cũng là một trong những vấn đề cần phải cải thiện của các ngân hàng trong nhóm II khi q phụ thuộc vào hoạt động tín dụng (nhất là những ngân hàng như OCB, Liên Việt Post Bank, Kiên Long, Bắc Á với tỷ trọng thu nhập rịng từ lãi trên tổng thu nhập ln từ 90-110%).

o Chỉ số tổng dư nợ trên tiền gửi của khách hàng.

Chỉ số trung bình về tổng dư nợ trên tiền gửi của khách hàng trong nhóm II ở mức khoảng 80%, cho thấy khả năng quản trị tốt của các ngân hàng về mặt cân đối giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn. Tuy nhiên, cũng có một số ngân hàng chỉ số này cao đến gần 100% như Saigonbank năm 2014, 2013 là 93% và 97%, OCB

năm 2013, 2012 là 101% và 107%, … cũng nói lên sự khơng đồng đều và bất ổn về thanh khoản tại một số ngân hàng trong nhóm II.

 Chỉ số khả năng thanh khoản.

Theo báo cáo của các ngân hàng thì chỉ số khả năng thanh khoản đều được đảm bảo theo quy định của NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)