Đối với NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 103 - 161)

CHƢƠNG 4 : PHƢƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.3 Giải pháp cho hoạt động M&A của cácNHTM Việt Nam trong thời gian tớ

5.3.2.3 Đối với NHNN

 “Khung pháp lý cho vấn đề nợ xấu.

o Thứ nhất, xây dựng quy trình đánh giá doanh nghiệp trước khi công

bố trên CIC. Cần phải có quy trình đánh giá toàn diện thực trạng củatừng doanh nghiệp đối với từng khoản vay, từng dự án đầu tư trước khi xác định nhóm nợ của doanh nghiệp trên CIC, tránh gây khó khăn cho những doanh nghiệp gặp rủi ro tạm thời đối với những dự án nhất định.

o Thứ hai, phát triển đồng bộ mơ hình xử lý nợ xấu phi tập trung cùng với mơ hình tập trung. Mơ hình tập trung là mơ hình xử lý nợ xấu ngắn hạn trong 5 năm, trong khi đó mơ hình phi tập trung là mơ hình hoạt động dài hạn cả trong và hậu tái cơ cấu. Vì vậy việc phát triển đồng bộ cả hai mơ hình sẽ giúp kết quả q trình xử lý nợ xấu

19

được duy trì và phát huy, ngay cả khi giai đoạn tái cơ cấu 2011- 2015 đã kết thúc.

o Thứ ba, đề xuất cơ chế đặc biệt cho VAMC. VAMC cần có được

những quyền hạn đặc biệt như có một đạo luật riêng về xử lý nợ xấu, giúp giảm thiểu các vướng mắc trong việc xử lý nợ xấu và đẩy nhanh tốc độ mua bán nợ.

o Thứ tư, cần có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý các khoản nợ xấu đối

với NHTM. Trước hết, NHNN cần ban hành các hướng dẫn cụ thể về việc ủy quyền của VAMC cho các NHTM trong việc xử lý nợ xấu. Đồng thời, việc ban hành các hướng dẫn cụ thể về xử lý các khoản nợ xấu (tỷ lệ chiết khấu, thời gian xử lý) cũng sẽ giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc loại bỏ các khoản nợ xấu ra khỏi báo cáo tài chính.

o Thứ năm, xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo kinh nghiệm về xử lý nợ xấu thành công của Hàn Quốc và sự thất bại của Nhật Bản, các nhà đầu tư nước ngồi có vai trị rất quan trọng đối với quá trình xử lý nợ xấu. Vì vậy, việc xây dựng các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngồi, trong đó có việc điều chỉnh sửa đổi Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản, là rất cần thiết đối với Việt Nam trong thời điểm hiện nay.

o Thứ sáu, xây dựng thị trường mua bán nợ. Một thị trường mua bán

nợ thật sự bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp sẽ giúp huy động đa dạng các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia xử lý nợ xấu. Để xây dựng thị trường, cần đồng bộ hóa các thủ tục quy trình mua bán nợ và quốc tế hóa các chuẩn mực kế tốn cho thị trường mua bán nợ hoạt động hiệu quả. Việc xác lập mối quan hệ trực tiếp giữa VAMC và AMCs của các NHTM để tạo lập thị trường cũng là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

o Thứ bảy, phát triển thị trường trái phiếu và tạo hành lang pháp lý cho chứng khốn hóa các khoản nợ xấu. Xây dựng một thị trường vốn sâu rộng với nhiều công cụ khác nhau, đặc biệt là việc thiết lập thị trường trái phiếu giúp tạo ra một kênh huy động vốn thay thế cho ngân hàng. Một số chính sách thúc đẩy thị trường trái phiếu như: Đơn giản hóa quy trình phát hành trái phiếu với các quy định về phân loại trái phiếu theo các mức độ rủi ro phù hợp với nhà đầu tư, bảo hiểm cho thị trường trái phiếu.

 Khung pháp lý về hoạt động M&A ngân hàng.

o Thứ nhất, các văn bản pháp luật cần thống nhất khái niệm mua lại

tổ chức tín dụng. Cụ thể, mua lại tổ chức tín dụng cần được hiểu là mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng bị mua lại. Sau khi mua lại, tổ chức tín dụng bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mua lại.

o Thứ hai, các văn bản pháp luật cần nghiên cứu và xây dựng quy định định giá tài sản khi thực hiện mua lại và sáp nhập các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, các văn bản này cần phản ánh được đầy đủ giá trị hữu hình và vơ hình của tổ chức tín dụng. Việc định giá một tổ chức tín dụng khơng nhất thiết sử dụng một phương pháp cụ thể, mà có thể áp dụng nhiều phương pháp tuỳ vào điều kiện của từng tổ chức tín dụng. Do trong giao dịch M&A ln tồn tại hai lợi ích trái ngược nhau của bên mua và bên bán, bên mua luôn muốn mua tổ chức tín dụng với giá rẻ, còn bên bán muốn bán tổ chức tín dụng với giá cao nhất, nên nhiều thương vụ M&A thất bại chủ yếu là do vấn đề không xác định được mức giá phù hợp cho cả bên mua và bên bán. Chính vì vậy, việc định giá tài sản khi thực hiện M&A có thể được quy định giao cho một chủ thể gián tiếp thực hiện, ví dụ là cơng ty kiểm tốn hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo tính khách quan và đưa ra được một mức giá phù hợp.

o Thứ ba, cần chuẩn hóa lại mẫu hợp đồng mua bán, sáp nhập các TCTD. Ngoài những nội dung chính được nêu trong Luật Doanh nghiệp và Thông tư 04/2010/TT-NHNN, hợp đồng mẫu mua lại và sáp nhập các tổ chức tín dụng cần được nghiên cứu và xây dựng và quy định các lĩnh vực đặc thù như: (i) điều kiện mua lại và sáp nhập, (ii) quyền và nghĩa vụ các bên, (iii) việc phối hợp giải quyết các khoản nợ tồn đọng của tổ chức tín dụng bị mua lại/sáp nhập, (iv) các điều khoản khác như giải quyết tranh chấp và phương án lao động.

o Thứ tư, cần quy định cụ thể thời điểm cung cấp thông tin khi mua

bán, sáp nhập các TCTD. Ngồi ra, các thơng tin liên quan đến hoạt động mua bán và sáp nhập tổ chức tín dụng là những thơng tin quan trọng, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng bị sáp nhập hoặc bị mua lại hoặc của các bên tham gia hợp nhất. Vì vậy, để đảm bảo khơng có bất kỳ ảnh hưởng hay biến động nào trong hoạt động của các tổ chức tín dụng tham gia mua bán, sáp nhập, thời điểm công bố quy định nên được quy định là sau khi các tổ chức tín dụng đã được ngân hàng nhà nước chấp thuận.

o Thứ năm, cần ban hành các chính sách đặc biệt ưu đãi về thuế cho

các tổ chức tín dụng mua lại hoặc sáp nhập các tổ chức tín dụng yếu kém trong thời gian 2 năm”.

 Về định hướng chiến lược:

o Thứ nhất, NHNN phải xử lý quyết liệt và nhanh chóng các ngân hàng có tình hình hoạt động yếu kém, định hướng và khuyến khích bằng các chính sách hỗ trợ như giảm thuế, hỗ trợ vốn … đối với các ngân hàng M&A hoặc hạn chế việc mở rộng mạng lưới của các ngân hàng, qua đó, thúc đẩy các ngân hàng nếu muốn mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực cạnh tranh thì bắt buộc phải tiến hành M&A với nhau.

o Thứ hai, NHNN nên để các ngân hàng hoạt động theo quy luật cạnh tranh thị trường bằng chất lượng dịch vụ và chất lượng hàng hóa, nếu ngân hàng nào hoạt động khơng hiệu quả thì sẽ phải chấp nhận bị thị trường đào thải, qua đó, có thể loại bỏ được các trường hợp các ơng chủ ngồi ngành, khơng có trình độ chun mơn lấn sân vào ngành ngân hàng, gây bất ổn định cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng và cũng thức tỉnh các ngân hàng nâng cao được ý thức tự phòng vệ trong kinh doanh của mình, hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao nếu không muốn bị thị trường đảo thải và cũng phần nào hạn chế tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo vào hệ thống ngân hàng. “Việc chấp thuận cho các ngân hàng yếu kém đang trong tình trạng phá sản được phá sản giúp cho NHNN vừa có kinh nghiệm trong việc xử lý phá sản của các ngân hàng vừa đưa nền kinh tế vận hành đúng quy luật thị trường là năng suất,chất lượng, hiệu quả. Khi phá sản thì chủ sở hữu chịu trách nhiệm về thiệt hại đầu tiên, sau đó Nhà nước với tư cách đảm bảo an ninh tài chính mới vào can thiệp để lo cho những người gửi tiền. Cuối cùng, những người quản trị doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cá nhân

về điều hành của mình thì mới sịng phẳng được”[20].

Kết luận chƣơng

Các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vừa thiếu về mặt quy mô vốn lại vừa yếu về năng lực quản trị ngân hàng, thiếu minh bạch thông tin trong hoạt động, khung pháp lý còn nhiều bất cập, nợ xấu cao… cùng với việc nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào các thị trường trong khu vực và thế giới đã đặt ra yêu cầu tất yếu khách quan đối với các NHTM Việt Nam trong tương lai, trước mắt là giai đoạn 2016-2020 phải tiến hành tái cơ cấu quyết liệt hơn nữa thông qua hoạt động M&A với nhau nhằm cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng Việt Nam gọn nhẹ

20

hơn theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua 2 mục tiêu: Một là xóa bỏ các ngân hàng yếu kém và các ngân hàng quy mô nhỏ; Hai là hình thành nên các ngân hàng đầu tàu mang đẳng cấp khu vực cho các NHTM Việt Nam để cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Để đạt được các mục tiêu trên cần có sự phối hợp của cả nhiều bên như Chính Phủ, NHNN và đặc biệt nhất là tự bản thân các NHTM Việt Nam. Mục tiêu của các thương vụ M&A của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 không thể là cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém, ổn định hệ thống ngân hàng mà mục tiêu hướng đến phải là nâng cao năng lực cạnh tranh, mục tiêu hướng đến tương lai cho hoạt động M&A ngân hàng không chỉ là đẩy mạnh phát triển hoạt động M&A của các NHTM mà thương vụ M&A còn phải mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Do đó, để đạt được hiệu quả tốt trong thương vụ M&A đòi hỏi các ngân hàng tham gia trước khi tiến hành M&A phải có sự chọn lựa kĩ càng đối tác chiến lược phù hợp với ngân hàng của mình, bao gồm các mặt như cơng nghệ, trình độ nhân sự, chiến lược phát triển kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp … và có các phương án xử lý các vấn đề rủi ro hậu M&A như rủi ro hoạt động, rủi ro nhân sự, rủi ro công nghệ và rủi ro truyền thông. Bên cạnh sự nỗ lực của tự bản thân các ngân hàng còn cần sự phối hợp và hỗ trợ từ các cơ quan Chính Phủ và NHNN, Chính Phủ và NHNN cần có các biện pháp để hỗ trợ hoạt động M&A ngân hàng phát triển như ban hành các quy định để xử lý nợ xấu của các ngân hàng được nhanh hơn bằng cách tăng quyền thêm cho công ty VAMC trong việc không chỉ là nơi lưu giữ các khoản nợ và còn là nơi xử lý các khoản nợ xấu, ban hành khung pháp lý gọn hơn để xử lý các tài sản đảm bảo, xây dựng khung pháp lý riêng biệt cho hoạt động M&A ngân hàng, ban hành các quy định để hỗ trợ các ngân hàng M&A như hỗ trợ vốn, giãn số năm trích lập dự phịng với các khoản nợ xấu gộp lại hậu M&A, hỗ trợ về thuế, chính sách. Cuối cùng, Chính Phủ và NHNN phải mạnh tay xử lý các hành vi vi phạm hoạt động ngân hàng, xử lý dứt điểm các ngân hàng hoạt động yếu kém, nghiêm khắc trong việc minh bạch hóa thơng tin hoạt động của các ngân hàng, đẩy mạnh việc áp dụng các chuẩn mực kế

toán và các quy định quốc tế vào trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

KẾT LUẬN

Xuyên suốt bài luận văn của mình, mục tiêu của người viết muốn đạt được là hiểu rõ về cơ sở lý thuyết của hoạt động M&A ngân hàng, thực trạng hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam và hướng đi nào cho các NHTM Việt Nam và cho hoạt động M&A ngân hàng trong tương lai, trước mắt là giai đoạn 2016-2020. Với mục tiêu như vậy, người viết đã xây dựng được một khung cơ sở lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về M&A ngân hàng với các khái niệm, các phương thức, phương pháp, quy trình của một thương vụ M&A như thế nào để thành công, các bài học kinh nghiệm về các thương vụ M&A ngân hàng của các quốc gia khác nhau trên thế giới, bên cạnh đó là những phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn vừa qua (2011-2015) như vấn đề mất khả năng thanh khoản, nợ xấu cao, sở hữu chéo, thiếu minh bạch thông tin hoạt động ngân hàng, trình độ nhân sự khơng đồng đều, năng lực quản trị hoạt động ngân hàng yếu kém, khung pháp lý còn nhiều hạn chế, chồng chéo trong các văn bản, những điều đạt được và không đạt được của các NHTM Việt Nam và của NHNN trong giai đoạn vừa qua. Thêm nữa, thông qua ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực tài chính- ngân hàng và diễn biến của nền kinh tế thế giới, người viết cũng nêu ra các xu hướng phát triển của ngành ngân hàng nói chung và hoạt động M&A ngân hàng trên Thế giới nói riêng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đó, người viết đưa ra các biện pháp nhằm giúp cho các ngân hàng Việt Nam có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình hơn thơng qua việc khuyến khích các ngân hàng chủ động tiến hành các thương vụ M&A với nhau với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh (chứ không phải là cứu các ngân hàng yếu hoặc xử lý vấn đề sở hữu chéo) để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác trong khu vực và thế giới khi thị trường Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu hơn.

Hạn chế của đề tài:

Với khả năng và mối quan hệ hạn chế của mình, nguời viết đã khơng thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia lĩnh vực kinh tế- tài chính và các nhà lãnh đạo ngân hàng và những nguời liên quan đến thuơng vụ M&A ngân hàng để có thể nắm bắt và hiểu rõ rang hơn về các thuơng vụ M&A ngân hàng. Bên cạnh đó, số luợng các thuơng vụ M&A của các NHTM Việt Nam trong giai đọan 2011-2015 không nhiều (tập trung chủ yếu trong năm 2015) cùng với số luợng và chất luợng thong tin về họat động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam còn hạn chế nên nguời viết chỉ có thể phân tích một cách chung nhất về họat động M&A của các ngân hàng mà không thể dưa ra đuợc những giải pháp cụ thể và những nguyên tắc về việc lựa chọn ngân hàng đối tác phù hợp cho các ngân hàng tham gia M&A.

Hi vọng trong tương lai với việc các ngân hàng ngày càng minh bạch hơn theo các chuẩn mực quốc tế và số lượng các thương vụ M&A có sự biến đổi mạnh hơn cả về số lượng và chất lượng thì họat động M&A của các NHTM Việt Nam sẽ đuợc nghiên cứu sâu rộng hơn để có thể áp dụng vào trong thực tế.

Với kiến thức và thời gian nghiên cứu có giới hạn, nguời viết khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và nhầm lẫn trong bài luận văn của mình. Rất mong nhận đuợc những gợi ý và lời chia sẻ chân thành của Quý Thầy/Cô để luận văn đuợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

1. Báo Đất Việt, 2012. Biến động nhân sự cấp cao sau các thương vụ M&A ngân hàng.<http://beta.baodatviet.vn/doanh-nghiep/tin-tuc/bien-dong-nhan-su-cap-cao- sau-cac-thuong-vu-ma-ngan-hang-3171617/>. [Ngày truy cập: 07 tháng 11 năm 2012].

2. Bộ Tài Chính. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn nghiệp vụ thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 103 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)