Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ý định mua sản phẩm chăm sóc móng thương hiệu kềm nghĩa của người tiêu dùng nữ tại thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 55)

Dữ liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16 với phương pháp phân tích như sau: Đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronback alpha. Hệ số Cronback alpha được sử dụng trước để loại bỏ các biến không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến –tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên ( Nunnally & Bernstien, 1994)

Đánh giá giá trị thang đo và rút gọn các biến quan sát thành các nhân tố có ý nghĩa thơng qua phương pháp phân tích nhân tố EFA. Phương pháp này chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-olkin) có giá trị từ 0,5 trở lên, các biến có trọng số (facting loading) nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ, thang đó được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%. Số lượng nhân tố trích được: kiểm tra xem số lượng nhân tố trích được có phù hợp với giả thuyết ban đầu hay khơng và chỉ số eigenvalue là tiêu chí sử dụng phổ biến trong việc xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1.

Sau khi phân tích EFA, tác giả tiếp tục phân tích hồi quy nhằm xác định nhân tố tác động của các nhân tố đó lên sự lựa chọn sản phẩm chăm sóc móng. Để đánh giá độ phù hợp của mơ hình, tác giả sử dụng hệ xác định R2 để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình.

Sau đó, tác giả thực hiện đánh giá sự khác biệt trong ý định chọn mua theo các biến nhân khẩu bằng kiểm định T-test (đối với biến có 2 nhóm) và Anova (đối với biến có từ 3 nhóm trở lên). Đối với kiểm định Anova, tác giả sử dụng kiểm định Levene để kiểm định phương sai của các nhóm có bằng nhau hay khơng bằng điều kiện sig>0,05.

Tóm tắt chương 3

Trong chương này tác giả trình bày về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính, xây dựng thang đo và phương pháp nghiên cứu định lượng.

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn trực tiếp dạng câu hỏi mở với chuyên gia để khám phá các nhân tố, sau đó phỏng vấn các chuyên gia để các chuyên gia đánh giá về các nhân tố và thang đo tác giả đưa ra dùng để điều chỉnh và bổ sung vào thang đo của mơ hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi chi tiết đã được chuẩn bị sẵn, với mẫu có kích thước mẫu n = 224.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ý định mua sản phẩm chăm sóc móng thương hiệu kềm nghĩa của người tiêu dùng nữ tại thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 55)