5.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu chỉ ra 7 yếu tố: (1) truyền miệng, (2) giá cả, (3) thương hiệu, (4) chất lượng, (5) chiêu thị, (6) phân phối và (7) phân phối có tác động đến ý định chọn mua sản phẩm dụng cụ chăm sóc móng Kềm Nghĩa., trong đó mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khác nhau.
Thương hiệu có hệ số hồi quy cao nhất là 0,276 cho thấy đối với mặt hàng khá đặc thù này yếu tố thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong ý định chọn mua của người tiêu dùng. Giá cả có hệ số hồi quy khá cao tiếp theo là 0,223. Giá tương xứng chất lượng khiến khách hàng hài lòng và sẽ mua lại trong những lần sau, hay có nhiều mức giá sẽ dễ dàng cho nhiều khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền. Tiếp đến, truyền miệng có mức tác động cao thứ ba với hệ số hồi quy là 0,196. Ý định chọn mua sản phẩm Kềm Nghĩa với đặc trưng chịu rất nhiều ảnh hưởng từ sự giới thiệu của người bán và sự truyền miệng từ người thân bạn bè, với sự truyền miệng này đã ảnh hưởng nhất định đến ý định chọn mua sản phẩm Kềm Nghĩa. Nhân tố dịch vụ khách hàng có mức tác động thứ 4 với hệ số hồi quy là 0,145. Khách hàng nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp của nhân viên bán hàng sẽ có tác động tích cực đến ý định mua sản phẩm. Kế đến là yếu tố chiêu thị với hệ số hồi quy 0,143. Người tiêu dùng rất bị thu hút với các chương trình khuyến mãi, việc áp dụng khuyến mãi sẽ tác động đến ý định mua của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, quảng cáo sẽ làm tăng sự ghi nhớ sự nhận diện đối với thương hiệu cũng như cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm Kềm Nghĩa. Nhân tố có mức tác động thứ sáu là phân phối với hệ số hồi quy 0,116. Việc thiết lập hệ thống phân phối giúp khách hàng dễ dàng tìm được nơi mua sẽ đánh vào yếu tố thuận tiện mua hàng, từ đó gia tăng tăng số mua hàng. Nhân tố có mức tác động thứ 7 là chất lượng với hệ số hồi quy 0,107. Sản phẩm chất lượng sẽ giúp người tiêu dùng sử dụng lâu dài, tiết kiệm đồng thời các chức năng tốt tạo cảm giác mượt mà
khi sử dụng. Sự hài lòng với chất lượng sẽ thúc đẩy khách hàng lặp lại việc mua trong tương lai.
Bài nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá ý định chọn mua giữa các độ tuổi khác nhau và giữa những người có thu nhập khác nhau. Tuy nhiên lại khơng có sự khác biệt trong đánh giá ý định chọn mua giữa các nhóm có tình trạng hơn nhân, giữa các đối tượng khảo sát có trình độ khác nhau và các đối tượng khảo sát có kinh nghiệm mua sắm khác nhau.