Các đặc trưng chủ yếu và tiêu chí định lượng của kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế trang trại tỉnh tây ninh hiệu quả kinh tế và giải pháp phát triển (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG

4.1. Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

4.1.3. Các đặc trưng chủ yếu và tiêu chí định lượng của kinh tế trang trại

Ngày 23/06/2000 liên bộ Nông nghiệp &Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê thi hành Nghị quyết của Chính phủ về kinh tế trang trại đã ban hành thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK qui định hướng dẫn tiêu chí về kinh tế trang trại như sau:

Các đặc trưng chủ yếu:

- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với qui mơ lớn.

- Mức độ tập trung hóa và chun mơn hóa các điều kiện và các yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, đấu con gia súc, lao động, giá trị nơng lâm thủy sản hàng hóa.

biết áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.

Tiêu chí định lượng để xác định là kinh tế trang trại: Một hộ sản xuất

nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được xác định là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định lượng sau đây:

-Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm

Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.

- Qui mô sản xuất

Đối với trang trại trồng trọt:

+Trang trại trồng cây hàng năm.

Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.

+Trang trại trồng cây lâu năm.

Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.

+Trang trại lâm nghiệp

Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước Đối với trang trại chăn nuôi

+Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bị .v.v.

Chăn ni sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên. Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.

+Chăn nuôi gia súc: lợn, dê .v.v.

cừu từ 100 con trở lên.

Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa); dê thịt từ 200 con trở lên.

+Chăn ni gia cầm: gà, vịt, ngang, ngỗng v.v..có thường xun từ 2000 con trở lên (khơng tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).

Trang trại nuôi trồng thủy sản

Diện tích mặt nước để ni trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (Riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu cơng nghiệp có từ 1 ha trở lên)

Đối với các loại sản phẩm nơng lâm nghiệp, ni trồng thủy sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thủy đặc sản thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hóa.

Ngày 13/04/1011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNN Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại: Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:

- Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:

Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:

+ 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; + 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.

+ Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.

- Đối với cơ sở chăn ni phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên;

- Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế trang trại tỉnh tây ninh hiệu quả kinh tế và giải pháp phát triển (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)