Cơ sở của việc xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế trang trại tỉnh tây ninh hiệu quả kinh tế và giải pháp phát triển (Trang 62 - 68)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG

4.6. Các giải pháp đề xuất

4.6.1. Cơ sở của việc xây dựng giải pháp

- Tính tất yếu của việc phát triển kinh tế trang trại

Qua kết quả thu thập từ nguồn số liệu điều tra kết hợp với cơ sở lý thuyết đã chứng minh kinh tế trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất hiệu quả trong nơng nghiệp, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế và phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp trên thế giới. Hình thành và phát triển kinh tế trang trại là biểu hiện của tập trung sản xuất và là yêu cầu khách quan khi định hướng phát triển một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố.

Thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay kinh tế hộ vẫn là chủ yếu nhưng với điều kiện hiện nay thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn. Hình thành và phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp nông thôn là phù hợp với quy luật vận động và phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp nông thôn. Việc công nhận và thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ hơn. Kinh tế trang trại với ưu thế của mình như quy mơ, điều kiện tăng năng suất lao động, tăng năng suất đất, khai thác hiệu quả các nguồn lực đầu vào và có khả năng khai thác hữu hiệu lợi thế so sánh của từng vùng lãnh thổ sẽ giúp hạ thấp chi phí sản xuất, tính đồng bộ về kích cỡ, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đáp ứng ngày càng cao đòi hỏi của thị trường. Từ đó, góp phần thúc đẩy q trình sản xuất hàng hố trong nơng nghiệp nơng thơn.

-Thách thức khi gia nhập WTO, thực hiện Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Nông nghiệp Việt Nam phát triển trên nền tảng kinh tế nông hộ. Thời gian qua nơng hộ đóng góp quan trọng đóng góp quan trọng những nguồn lực về vốn, đất đai, lao động và kinh nghiệm phục vụ cho việc mở rộng sản lượng nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu sản xuất tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, khi cung nông sản đang dần hướng tới đáp ứng

53

nhu cầu càng cao của thị trường trong nước và thị trường thế giới thì kinh tế nông hộ bộc lộ một số hạn chế sau:

+ Bất lợi về quy mô sản xuất:

Do nơng hộ có quy mơ sản xuất nhỏ, các yếu tố như quy mơ diện tích, vốn sản xuất, máy móc trang thiết bị và nhất là lao động đều rất nhỏ so với quy mô của trang trại. Điều đó khơng khai thác được hiệu quả sản xuất theo quy mô. Khi quy mô các yếu tố đầu vào lớn, chi phí sản xuất sẽ giảm nhanh bởi quy mô sản lượng tăng. Đặc biệt, tiến đến nền nông nghiệp sản xuất hàng hố, chi phí là yếu tố quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy, nếu vẫn duy trì quy mơ sản xuất nhỏ theo kiểu tổ chức sản xuất nơng hộ thì nơng sản Việt Nam sẽ khơng đủ sức cạnh tranh với nông sản các nước.

+ Bất lợi về tỷ suất hàng hoá, đồng nhất chất lượng sản phẩm và thương hiệu của sản phẩm:

Kinh tế nông hộ với nhiều hộ nơng dân có quy mơ sản xuất nhỏ, phân tán trong không gian rộng lớn của khu vực sản xuất nơng nghiệp sẽ khó thực hiện chun mơn hố sản xuất, thực hiện ứng dụng kỹ thuật tạo sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm và cũng khơng thể có thương hiệu sản phẩm riêng cho từng nông hộ. Trong khi yêu cầu của thị trường thế giới đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc cũng như uy tín của nhà sản xuất. Ở các thị trường phát triển, như EU và Mỹ thường yêu cầu có thể truy xuất thông tin về nguồn gốc sản phẩm trước khi nhập một loại nơng sản nào đó. Do đó, nơng dân Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới.

+Bất lợi về ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp: Quy mơ nhỏ của diện tích đất và vốn sản xuất sẽ gây trở ngại cho việc áp dụng các biện pháp cơ giới hố, thâm canh gắn với bảo vệ mơi trường, độ màu mỡ của đất bị khai thác tối đa. Nơng dân sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì bền vững sức cạnh tranh của mình so với nơng dân ở các nước khác.

+ Bất lợi về nâng cao năng suất lao động:

cá nhân

1. Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:

– Không quá 6 ha đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực ĐBSCL.

– Không quá 4 ha đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

2. Đất trồng cây lâu năm:

– Không quá 20 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng.

– Không quá 50 ha đối với xã, phường, thị trấn thuộc trung du, miền núi.

3. Đất rừng sản xuất là đất trồng:

– Không quá 50 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng.

– Không quá 100 ha đối với xã, phường, thị trấn thuộc trung du, miền núi.

Năng suất lao động ở Việt Nam khá thấp so với các nước trong khu vực. Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2013), năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia, 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc.

Năng suất lao động trong nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố sau: năng suất đất (giá trị sản phẩm tính trên 1 hecta) và năng suất đất – lao động (diện tích đất nơng nghiệp tính trên 1 lao động).

Nhiều cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy rằng kinh tế trang trại có lợi thế vượt trội về hai yếu tố trên so với kinh tế nông hộ. Với kinh tế hộ, năng suất lao động thấp sẽ làm chi phí sản xuất cao và khó cải thiện được thu nhập cho nông dân.

- Các quan điểm định hướng phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước:Nghị quyết10-NQ/TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về “Đổi mới quản lý kinh tế nơng nghiệp” đã đặt nền tảng giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, tạo ra sức đột phá mãnh liệt, có tác động lan tỏa tích cực đến nhiều mặt trong nông nghiệp, nông thôn, nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến lĩnh vực này. Trãi qua quá trình vừa nghiên cứu, vận dụng các lý thuyết phát triển, vừa tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình đổi mới, các quan điểm và chính sách phát triển nơng nghiệp nơng thơn ngày càng tiếp cận với quan điểm phát triển của nông nghiệp thế giới theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hố.

Luật Đất đai 2013 đã được Quốc Hội khóa XIII thơng qua ngày 29/11/2013 tại kỳ họp thứ 6, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014 đã tạo ra những thuận lợi lớn trong phát triển nơng nghiệp nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng như tăng thời hạn giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối đồng thời cũng mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng nhu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, phù hợp với đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó,

một số điểm mới như bảng giá đất sẽ điều chỉnh theo giá thị trường, gia hạn thời gian nộp tiền sử dụng đất trong 24 tháng, bảo đảm quyền lợi khi thu hồi đất...cũng sẽ tạo điều kiện cho các chủ trang trại an tâm đầu tư sản xuất.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới với 19 tiêu chí đang thực hiện hiện nay đã làm thay đổi nhận thức, làm cho bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới cũng góp phần tạo thuận lợi cho phát triển KTTT ở địa phương.

Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/05/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn trong đó có đánh giá thành quả và những mặt còn hạn chế sau 5 năm thực hiện nghị quyết đồng thời nêu một số chủ trương, giải pháp để thực hiện như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tiếp tục đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất...

Đối với riêng KTTT, bên cạnh nghị quyết 03/2000/NQ-CP của Chính Phủ xác định quan điểm phát triển của Đảng về phát triển kinh tế trang trại. Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT về cấp giấy chứng nhận trang trại tạo thuận lợi cho các chủ trang trại được hưởng các ưu đãi về tín dụng, đất đai, thuế, lao động... Tuy nhiên, việc triển khai vận dụng các chính sách này vẫn cịn nhiều bất cập. Một số vấn đề mà các chủ trang trại đã và đang lo ngại và quan tâm đó là các chính sách về hạn điền; các thơng tin về việc ứng dụng kỹ thuật mới, kỹ thuật hiện đại trong vấn đề về giống mới, vấn đề kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng nông sản cao nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nông sản; các vấn đề tiếp cận vốn vay; vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn như đường sá, hệ thống thủy lợi, trung tâm dạy nghề, cơ sở chế biến,....

Hộp 1-Phỏng vấn chủ trang trại

Hộp 2-Điều 1-Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 Thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013

Phỏng vấn ông N.T.K-Chủ trang trại trồng cao su trên địa bàn huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh

Trang trại của ơng có diện tích 25 ha, có phương tiện máy móc đầy đủ, đã có giấy chứng nhận trang trại. Một số hạn chế trong phát triển trang trại hiện nay theo ơng đó là: vay vốn cịn nhiều thủ tục, máy móc, giống, kỹ thuật cạo mủ… đa số thì phải tự tìm hiểu, tự học mà khơng có sự hỗ trợ. Sản phẩm bán cho các công ty tư nhân thu mua với giá cả lên xuống thất thường. Muốn nâng chất lượng lên cao thì cũng khó có nơi tiêu thụ. Gợi ý, hiện nay nên phát triển mơ hình các cơng ty cung cấp phân bón kết hợp du lịch, phổ biến kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

Điều 1. Thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013 với các nội dung sau:

1. Mục đích

Thực hiện thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

2. Mức hỗ trợ của Nhà nước và đối tượng được hỗ trợ

a) Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nơng nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp.

b) Hỗ trợ 80% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp.

c) Hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nơng dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nơng nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp.

d) Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nơng nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp.

3. Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ

a) Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% cho các tỉnh nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương.

b) Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% cho các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương dưới 50%, ngân sách địa phương đảm bảo 50% còn lại. c) Ngân sách địa phương tự đảm bảo đối với các địa phương còn lại.

4. Điều kiện được hỗ trợ

Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Có đối tượng được bảo hiểm theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Quyết định này.

b) Có quyền lợi được bảo hiểm.

c) Tham gia thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp và đóng phí bảo hiểm thuộc phần trách nhiệm của mình.

d) Thực hiện sản xuất, canh tác, chăn ni, ni trồng, phịng dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Đối tượng được bảo hiểm và khu vực thực hiện thí điểm

a) Thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.

b) Thực hiện bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phịng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương và Hà Nội.

c) Thực hiện bảo hiểm đối với nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.

6. Mỗi tỉnh, thành phố có thể triển khai thí điểm tồn bộ địa bàn hoặc trên một số huyện, xã tiêu biểu, theo nguyên tắc lựa chọn sau:

a) Các địa phương sản xuất nơng nghiệp có quy mơ lớn, mang tính đại diện trên địa bàn tỉnh, thành phố.

b) Đảm bảo cân đối giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh, thành phố để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm giai đoạn thực hiện thí điểm.

c) Đảm bảo ngun tắc số đơng bù số ít.

d) Phù hợp với chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn của Nhà nước. 7. Rủi ro được bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm

a) Thiên tai, như: bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá và các loại rủi ro thiên tai khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế trang trại tỉnh tây ninh hiệu quả kinh tế và giải pháp phát triển (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)