Thứ hai, về lao động: Trang trại có số lao động thuê mướn thường xuyên bình quân lớn hơn gấp 13 lần nông hộ. Lao động thuê mướn thời vụ kinh tế trang trại thời điểm cao nhất có trang trại thuê 06 lao động, đối với hộ số lao động thời vụ thuê mướn cao nhất là 05 lao động. Số lao động thuê mướn bình quân của trang trại sắp xỉ 06 người/trang trại/năm, trong khi đối với nơng hộ bình quân 01 người/hộ/năm.
Thống kê trang trại có thuê mướn lao động thường xuyên chiếm 100% trong tổng số 100 quan sát, với số lao động thuê mướn thường xuyên cao nhất là 17 lao động; Theo số liệu khảo sát chỉ có các trang trại trồng cây mãng cầu có thuê mướn lao động thời vụ, thời điểm cao nhất thuê mướn 06 lao động thời vụ. Tuy nhiên, phần lớn đều không ký hợp đồng lao động, chỉ có 15% số trang trại có ký hợp đồng lao động với lao động thuê mướn thường xuyên, thời hạn hợp đồng từ 6 đến 10 tháng.
Hộ gia đình điều tra có th mướn lao động thường xuyên là 36% và 13% hộ gia đình có th mướn lao động thời vụ, số lao động thuê thời vụ cao nhất là 05 lao động, hầu hết khơng có ký hợp đồng lao động.
Qua điều tra thu nhập bình quân của lao động thuê mướn ở trang trại gia đình theo điều tra thấp nhất là 25.000.000 đồng/lao động/năm và cao nhất là 70.000.000 đồng/lao động/năm, trong khi thu nhập cao nhất của lao động thuê mướn ở nơng hộ là 28.000.000 đồng/năm. Mức thu nhập bình qn của một lao động ở trang trại nhiều lần so với nơng hộ cho thấy kinh tế trang trại có vai trị tích cực hơn trong việc giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động trong nông nghiệp nông thôn.
Từ nguồn số liệu thu thập cũng cho thấy có mối quan hệ giữa yếu tố lao động thuê mướn trong quá trình sản xuất với lợi nhuận thu được, thể hiện qua đồ thị sau: