Hiệu quả kinh tế trang trại so với nơng hộ (Tính trên 1 hecta)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế trang trại tỉnh tây ninh hiệu quả kinh tế và giải pháp phát triển (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG

4.5. Phân tích hiệu quả phát triển kinh tế trang trại

4.5.2. Hiệu quả kinh tế trang trại so với nơng hộ (Tính trên 1 hecta)

Bảng 4.14 – Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại so với hộ.

Stt Chỉ tiêu Cách tính

Cao su Mãng cầu Trang

trại Hộ Trang trại Hộ 1 Tổng doanh thu 56.146 41.217 122.745 91.549 2 Tổng chi phí 23.918 25.890 78.039 63.380 3 Thu nhập lao động gia đình 7.753 1.569 4.930 4 Lợi nhuận (1-2) 32.228 15.327 44.706 28.169 5 Tỉ suất lợi nhuận (%) (4/2) 134,74 59,2 57 44 6 Tổng thu nhập gia đình (4+3) 32.228 23.080 46.275 33.099 7 Tỉ suất lợi ích (%) 6/(2-3) 134,74 127,25 60 57

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2014.

Số liệu bảng trên cho thấy, hiệu quả kinh tế trang trại thể hiện rõ rệt ở hai loại cây khảo sát là cao su và mãng cầu. Tỷ suất lợi nhuận bình quân 01 hecta cây cao su của trang trại cao gấp 2,28 lần nơng hộ; với mãng cầu thì tỷ suất lợi nhuận bình quân 01 hecta trang trại cao gấp 1,3 lần so với 01 hecta của hộ gia đình (tỷ suất này chưa cao lắm do các trang trại trồng cây mãng cầu khảo sát đang chuyển theo mơ hình VietGap nên chi phí đầu tư cịn lớn).

Thu nhập gia đình của trang trại bình quân 01 hecta loại cây trồng nghiên cứu đều cao hơn so với nông hộ từ 1,4 lần.

lợi nhuận đạt đến 1,09 tỷ đồng; mức bình quân chung đạt 438 triệu/trang trại cao gấp 16 lần so với mức lợi nhuận bình quân của nông hộ. Đạt được hiệu quả như trên là do các trang trại với những ưu thế về quy mô đất đai, vốn, lao động và trang bị máy móc thiết bị, khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất. Mặt khác, vì mục tiêu lợi nhuận và suất sinh lợi của vốn đầu tư nên các chủ trang trại ln tìm cách nâng cao năng lực quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu vào phục vụ quá trình sản xuất sản xuất kinh doanh, có trang trại mở rộng hoạt động sang lĩnh vực cho thuê máy móc thiết bị, dịch vụ chăm sóc vườn cây, chế biến,...

Như vậy, có thể nói hiệu quả của kinh tế trang trại qua kết quả điều tra tuân theo quy luật của lý thuyết lợi thế theo quy mô như đã đề cập trong phần lý thuyết và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế trang trại gia đình trên thế giới.

So sánh một số chỉ tiêu chính về kinh tế trang trại tỉnh Tây Ninh qua kết quả điều tra khảo sát và từ nguồn dữ liệu Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 của Ban chỉ đạo Trung ương Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, cụ thể như sau:

Bảng 4.15 – So sánh một số chỉ tiêu chủ yếu

Nội dung Đơn vị

tính Theo Báo cáo sơ bộ Theo số liệu khảo sát Đất nơng nghiệp sử dụng bình quân Ha 7.7 20.54

Số lao động thuê mướn bình quân

Lao động 4.8 5.8

Kết quả sản xuất kinh doanh Triệu đồng 1952 1998.46

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả năm 2013 và tính tốn từ gso, báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011.

Các yếu tố cơ bản của mẫu điều tra về đất nông nghiệp sử dụng, số lao động thuê mướn bình quân và kết quả sản xuất kinh doanh phù hợp với kết quả điều tra sơ bộ năm 2011 của cuộc tổng điều tra nói trên.

Nhằm làm rõ hơn về hiệu quả của kinh tế trang trại so với kinh tế hộ, đề tài tiến hành định lượng một số yếu tố nhằm phân tích tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh tế trang trại qua mơ hình kinh tế lượng ở phần sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế trang trại tỉnh tây ninh hiệu quả kinh tế và giải pháp phát triển (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)