Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế trang trại tỉnh tây ninh hiệu quả kinh tế và giải pháp phát triển (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG

4.3. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh

4.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Tây Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Tây và Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240 km, phía Đơng giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Tây Ninh có vị trí địa lý tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật và là đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước, nên có điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, lưu thơng hàng hố, chuyển giao khoa học kỹ thuật và phát triển cơ sở hạ tầng. Diện tích tự nhiên 4.032,61 km2 (chiếm 1,22% diện tích cả nước và xếp thứ 35/63 về diện tích tự nhiên), trong đó đất nơng nghiệp có 285,5 nghìn ha, đất lâm nghiệp 41 nghìn ha, đất chuyên dùng và đất ở có 43,7 nghìn ha, cịn lại là đất chưa sử dụng. Phần lớn đất đai là đất xám, đất phèn, đất đỏ vàng...Địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất cơng trình, tính cơ lý của đất tốt, rất thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch...

Khí hậu tương đối ơn hịa, ít chịu ảnh hưởng của bão lũ và nhưng yếu tố bất lợi khác, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.200mm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50C. Độ ẩm khơng khí trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào.

Nguồn nước mặt chủ yếu dựa vào hoạt động của 2 con sông lớn: Sông Sài Gịn, Sơng Vàm Cỏ Đông và hệ thống kênh rạch, sông suối khác. Nguồn nước ngầm khá phong phú, mực nước trung bình 50 – 200m, vào mùa khơ vẫn có thể khai thác, bảo đảm chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp .

4.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội:

Dân số toàn tỉnh khoảng 1.095.583 người, mật độ dân số 271,68 người/km2. Dân số sống ở thành thị chiếm khoảng 16%, cịn lại sống ở nơng thơn. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 647.899 người, trong đó lao động đang làm việc là 641.000 người. Lao động làm việc trong nông nghiệp chiếm 45% lao động đang làm việc. Tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn từ năm 2001-2010 tăng bình quân 14,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tuy nhiên, tỷ trọng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp trong cơ cấu vẫn còn khoảng 26,8% cao hơn tỷ trọng trung bình cả nước (khoảng 20,4%).

Hình 4.1- Cơ cấu kinh tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2005-2013

Nguồn: NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2013.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nơng-Lâm-Thủy sản Cơng nghiệp-Xây dựng Dịch vụ %

GDP bình qn đầu người năm 2013 đạt 44.5 triệu đồng/người. So với năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,5%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,79%, giá trị dịch vụ tăng 11,6% , kim ngạch xuất khẩu tăng 16,01%, thu ngân sách tăng 17%. Tỷ lệ trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia là 98%, tỷ lệ y bác sĩ là 100%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 14.3%, tỷ lệ hộ nông dân sử dụng nước sạch đạt 94%, 99% hộ dân có điện sử dụng , mật độ máy điện thoại đạt 120 máy/100 dân. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm là 3,3%. Năm 2013, giải quyết việc làm cho trên 21.600 lao động.

4.3.3. Tổng quan tình hình phát triển nơng nghiệp của tỉnh Tây Ninh:

Bảng 4.5 – Tình hình phát triển nơng nghiệp tỉnh Tây Ninh các năm 2005- 2013 Năm Gía trị sản xuất nông nghiệp (triệu đồng) Chỉ số phát triển (%) Trong đó, giá trị sản xuất cây cơng nghiệp

và cây ăn quả (triệu đồng) Chiếm tỷ trọng (%) 2005 13.474.802 109,80 3.378.738 25,07 2006 14.859.078 110,27 3.902.691 26,26 2007 16.110.165 108,42 4.889.041 30,34 2008 17.423.207 108,15 5.118.757 29,37 2009 18.533.801 106,37 5.777.435 31,17 2010 19.319.570 104,24 6.347.837 32,85 2011 20.426.844 105,73 7.130.119 34,90 2012 21.529.655 105,40 7.900.672 36,69 2013 22.753.678 105,69 8.502.534 37,36

Nguồn: NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2013, giá so sánh năm 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế trang trại tỉnh tây ninh hiệu quả kinh tế và giải pháp phát triển (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)