CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
4.6. Các giải pháp đề xuất
4.6.2.1. Các vấn đề cụ thể đặt ra sau các phân tích, đánh giá:
Thứ nhất, mơ hình đã chứng minh rằng hình thức tổ chức sản xuất trang trại
có tác động đến thu nhâp hộ gia đình của nơng dân. Tỷ suất lợi nhuận của kinh tế trang trại ở các loại cây trồng nghiên cứu đều cao rất nhiều so với nông hộ. Để người nông dân yên tâm sản suất, đạt hiệu quả đặc biệt là phát triển nông nghiệp bền vững cần tạo môi trường, cơ sở pháp lý để kinh tế trang trại phát triển, nông dân an tâm đầu tư vào sản xuất cả theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Trên thực tế hiện nay, Chính Phủ đã có ban hành những chính sách tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển như Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, các nghị định, thông tư được ban hành hướng dẫn chi tiết thực hiện cấp giấy chứng nhận, hỗ trợ vốn... Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai vẫn còn gặp rất nhiều bất cập.
Thứ hai, vấn đề quy mơ diện tích đất nơng nghiệp: Kết quả ước lượng của mơ
hình, yếu tố quy mơ diện tích đất nơng nghiệp có tác động lớn đến thu nhập của trang trại và thu nhập lao động gia đình của trang trại. Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm đồng thời cũng mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng u cầu tích tụ đất đai sản xuất nơng nghiệp theo hướng hiện đại là cơ sở pháp lý bảo đảm quyền lợi
c) Căn cứ bồi thường:
Thực hiện bồi thường bảo hiểm theo quy định hiện hành hoặc bồi thường dựa trên chỉ số thời tiết, dịch bệnh, sản lượng có liên quan với thiệt hại.
8. Điều kiện triển khai thí điểm của các doanh nghiệp bảo hiểm
Các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
b) Đáp ứng khả năng thanh toán theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. c) Có hệ thống cơng ty, chi nhánh, văn phịng giao dịch tại địa bàn triển khai thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp.
cho người nông dân yên tâm hơn trong việc đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích khơng thể diễn ra trong một sớm một chiều và cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, nhiều bộ phận. Bên cạnh việc mở rộng diện tích đất cũng cần hướng dẫn kỹ thuật, khuyến khích các trang trại ứng dụng các biện pháp thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ, thông tin...nhằm làm tăng năng suất đất và gia tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Thứ ba, mơ hình tính tốn cũng cho thấy việc vay vốn để đầu tư cho quá trình
sản xuất nơng nghiệp có tác động cùng chiều với thu nhập của trang trại. Các khoản vay để đầu tư sản xuất chủ yếu được vay từ ngân hàng nơng nghiệp với hình thức vay thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên thực tế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 hướng dẫn chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và thơng tư số 27/2011/TT-BNNPTNN quy định về tiêu chí trang trại (mới) và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại nhưng theo kết quả khảo sát khu vực nghiên cứu thì các chính sách này chưa được triển khai hiệu quả ở công tác truyền thông về cấp giấy chứng nhận cho người dân, hạn mức cho vay chỉ tối đa 500 triệu.
Kết quả thống kê phân tích cho thấy hầu hết các trang trại khi đã đưa vườn cây vào thu hoạch thì thu nhập bình quân hàng năm đều đảm bảo khả năng trả nợ. Do vậy, tín dụng ưu đãi hoặc vốn vay ngân hàng cần được tập trung cho các trang trại đầu tư trong giai đoạn đầu tư cơ bản, thời hạn cho vay theo thời gian đầu tư cơ bản của vườn cây; cho vay theo chương trình cơ giới hố, hiện đại hoá các máy móc, phương tiện, thiết bị phục vụ sản xuất; cho vay theo chương trình ứng dụng kỹ thuật mới. Thực hiện được điều này sẽ giúp các trang trại gia đình phát triển tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay các ngân hàng hầu hết đều vì mục tiêu lợi nhuận và an tồn tín dụng, do vậy cần có vai trò của Quỹ hỗ trợ phát triển của địa phương cho các chính sách tín dụng ưu đãi hoặc vốn đầu tư cơ bản.
Thứ tư, việc đầu tư tài sản cố định và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của
trang trại: Kết quả ước lượng của mơ hình riêng cho khu vực kinh tế trang trại cũng cho thấy máy móc thiết bị và tài sản cố định đầu tư có tác động cùng chiều đến lợi
nhuận của trang trại. Trong thực tế thì việc đầu tư trang bị máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất cịn gặp nhiều khó khăn ở việc thơng tin tun truyền về ứng dụng máy mới, hệ thống tưới, kỹ thuật mới....
Ngoài những vấn đề nêu trên, có những vấn đề mà dữ liệu thu thập được không phản ánh, đồng thời nảy sinh trong nông nghiệp nông thôn như sau:
- Trong công tác quy hoạch trang trại, Nghị quyết 03 của Chính phủ đã yêu cầu cần xây dựng quy hoạch các vùng phát triển kinh tế trang trại. Tiếp theo tinh thần đó, Bộ nơng nghiệp phát triển nơng thơn có thơng tư số 61/2000/TT/BNN-KH ngày 06/06/2000 về việc hướng dẫn lập quy hoạch kinh tế trang trại. Ở Tây Ninh, UBND Tỉnh đã ban hành quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 về việc ban hành quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tuy nhiên trên thực tế việc triển khai hầu như chưa đạt yêu cầu.
- Công tác khuyến nông địa bàn cịn nhiều hạn chế: các thơng tin về kỹ thuật nông nghiệp, ứng dụng giống mới, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và độ màu mỡ của đất, chất lượng vườn cây và tính đồng đều của sản phẩm, ứng dụng kỹ thuật tự động hoá, cơ giới hố ...được thực hiện qua lực lượng khuyến nơng và các cộng tác viên khuyến nông nhưng việc này không đạt hiệu quả, các trang trại gần như phải tự tìm kiếm thơng tin, tự tìm hiểu để áp dụng.
Một vấn đề khác là chưa có hình thức liên kết hợp đồng giữa các công ty kinh doanh vật tư, công ty kinh doanh nông sản và trang trại. Nếu địa phương tạo điều kiện khuyến khích hình thức kiên kết theo hợp đồng kinh doanh nông sản này thì thực chất đã tạo thêm kênh chuyển giao công nghệ mới, cung ứng vật tư và bảo đảm tiêu thụ sản phẩm. Điều này rất có lợi cho nơng dân nói chung và trang trại nói riêng trong q trình sản xuất. Muốn làm được điều đó cần có chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ tín dụng cho các cơng ty kinh doanh nơng sản có liên kết theo hợp đồng với nông dân.
Ngồi ra cịn một số vấn đề khác như: tỷ lệ đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật nông thôn, chi cho đào tạo và nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho nơng sản cịn
thấp, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, đào tạo nghề cho lao động, trang bị hệ thống thông tin ở nông thôn.