3.1.1 .Thực trạng chung của hệ thống bệnh viện
3.1.3. Công tác khám bệnh, chữa bệnh nội trú ngoại trú
Theo số liệu của Bộ Y tế năm 2011, số lượt khám bệnh ngoại trú bình quân là 1,5 lượt/đầu người/năm. Khám tại bệnh viện tuyến huyện chiếm tỷ lệ cao nhất 45,6% tiếp đến là tuyến tỉnh 36,4%, thấp nhất là bệnh viện tư nhân đạt 5,1% tổng số lượt khám bệnh ngoại trú. Tuy nhiên, tình trạng quá tải khu vực khám bệnh tại hầu hết bệnh viện trung ương là rất trầm trọng, số lượt khám bệnh trên một bác sĩ thậm trí trên 80 người bệnh một ngày. Bệnh viện đã tăng thời gian khám bệnh từ 2 đến 4 giờ mỗi ngày mới đủ giải quyết hết lượng người bệnh (Báo cáo tổng quan ngành y tế, 2012).
Số lượt điều trị nội trú, theo số liệu năm 2011 bình quân từ 10 đến 13 người trong năm có một lượt người điều trị nội trú. Bệnh viện tuyến tỉnh tiếp nhận và điều trị 45,2% tổng số lượt điều trị nội trú, tiếp theo là tuyến huyện chiếm 36,8%; bệnh viện tư nhân đóng góp 4,2% tổng số lượt điều trị nội trú. Nhu cầu điều trị nội trú, hiện có xu hướng gia tăng. Trong khoảng thời gian từ 2008 đền 2011 mỗi năm tăng khoảng từ 4,3% đến 9,8% và có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
Ngày điều trị trung bình có sự giảm nhẹ khi so sánh kết quả của năm 2010 và năm 2009. Ngày điều trị trung bình giữa bệnh viện các tuyến có sự khác biệt tương đối trong đó 10,3 ngày ở tuyến trung ương so với 7,4 ngày ở bệnh viện tuyến tỉnh và 5,7 ngày ở tuyến huyện. Điều này khẳng định rằng bệnh viện ở tuyến càng cao thì tiếp nhận và điều trị người bệnh có mức độ bệnh trầm trọng lớn và cần thời gian điều trị dài hơn. Tuy nhiên, khoảng từ 60% đến 80% tỷ lệ người đến khám bệnh tại
bệnh viện tuyến trên chỉ cần khám bệnh tại bệnh viện tuyến dưới. Số lượt người bệnh phẫu thuật chiếm 1/3 tổng số lượt người bệnh điều trị nội trú, nhưng chiếm tới 40% loại phẫu thuật thuộc loại đặc biệt và loại một mà có thể thực hiện được ở tuyến dưới (Báo cáo tổng quan ngành y tế, 2013).