3.1.1 .Thực trạng chung của hệ thống bệnh viện
3.2. Thực trạng hoạt động quá tải và dưới tải bệnh viện
3.2.1. Khái niệm
Quá tải bệnh viện là tình trạng quá đông người bệnh tới khám hoặc điều trị tại cùng một thời điểm vượt khả năng đáp ứng và sức chứa của một bệnh viện hoặc khoa trong bệnh viện, vượt khả năng phục vụ dịch vụ của đội ngũ nhân viên.Quá tải bệnh viện được chứng minh là nguyên nhân dẫn tới gia tăng tai biến trong điều trị, giảm chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh, gia tăng chi phí điều trị cho người bệnh, bệnh viện và xã hội, gây những tổn hại về sức khỏe, tâm thần của bác sĩ và nhân viên y tế.Bộ Y tế xác định quá tải bệnh viện thông qua chỉ số công suất sử dụng giường bệnh đối với bệnh viện của Việt Nam như sau tình trạng ổn định khi cơng suất sử dụng giường bệnh là từ 85% đến 100% tình trạng quá tải khi công suất sử dụng giường bệnh vượt 100%, tình trạng dưới tải khi cơng suất sử dụng giường bệnh dưới 85% (ĐAGTBV, 2012).
3.2.2. Thực trạngtại các bệnh viện trung ương
Theo số liệu từ Bộ Y tế năm 2012, tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương từ năm 2007 đang có xu hướng gia tăng, cơng suất sử dụng giường bệnh chung của các bệnh viện trung ương năm 2009 là 116% tăng lên 120% năm 2010 và 118% năm 2011. Tình trạng quá tải trầm trọng ở các bệnh viện phụ sản,tại Bệnh viện phụ sản Trung ương công suất giường bệnh luôn vượt và đạt 124%, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đạt 230%, Bệnh viện Từ Dũ đạt 126%.Nhìn nhận tình trạng q tải bệnh viện dưới góc độ chun khoa cho thấy một số chuyên khoa có mức độ quá tải cao là khoa ung bướu, tim mạch, sản và nhi. Không chỉ ở bệnh viện tuyến trên, qua đánh giá tại các bệnh viện chuyên khoa cho thấy tình hình quá tải xuất hiện ở 70% các bệnh viện chuyên khoa sản.Lĩnh vực khám bệnh cũng trong tình trạng quá tải
nặng, tỷ lệ khám bình quân của một bác sĩ trên ngày vượt quá cao so với định mức mà Bộ Y tế đề ra trung bình từ 60 đến 65 người/bác sĩ/ngày (ĐAGTBV, 2012).
Ngược lại với tình trạng quá tải bệnh viện, tình trạng bệnh viện hoạt động dưới tải cũng xảy ra tương đối phổ biến ở cả tuyến huyện và tuyến xã. Có tới 29,5% bệnh viện tuyến huyện có cơng suất sử dụng giường bệnh dưới 85%, tập chung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Sự dưới tải này cho thấy việc đầu tư cho y tế tại các vùng này là không hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực của xã hội. Việc chỉ chú trọng đầu tư cơ sở vật chất mà không đầu tư cho nhân lực y tế là một bất cập lớn trong đầu tư y tế. Tại rất nhiều cơ sở y tế tuyến xã/phường dù được trang bị nhiều máy móc hiện đại nhưng lại khơng có người sử dụng nên các máy móc đó phải “đắp chiếu” trong kho, tình trạng này diễn ra phổ biến ở khu vực Tây nam bộ và Tây nguyên. Phải chăng các nhà làm chính sách, các nhà làm cơng tác quả lý đầu tư trong y tế khơng tính đến khi quyết định đầu tư?
3.2.3. Tâm lý chọn dịch vụ khám chữa bệnh của người dân
Từ khi đất nước đổi mới (1986), đời sống của nhân dân ngày được nâng cao, người dân có nhận thức cao hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe, có xu hướng chọn dịch vụ tốt nhất. Đồng thời điều kiện giao thông đi lại, thơng tin thuận tiện, người dân có xu hướng tìm nơi cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt hơn. Chính vì vậy, có tới 70% người bệnh đến khám tại các bệnh viện tuyến trên là người bệnh vượt tuyến, trong khi 56% số người bệnh này hồn tồn có thể khám chữa bệnh tại tuyến dưới, 50% số người bệnh điều trị nội trú ở tuyến trên là người bệnh tự vượt tuyến.Tâm lý của người bệnh ln coi trọng uy tín, chun mơn, kỹ thuật của tuyến trên số liệu cũng cho thấy có từ 50% đến 80% người bệnh vượt tuyến ở bệnh viện tuyến trên là do người bệnh tin tưởng vào uy tín của bệnh viện tuyến trên.Tuy nhiên, người dân chưa có thói quen với việc đặt lịch hẹn khám chữa bệnh (ĐAGTBV, 2012).