Vai trò Hiệp hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành cá ngừ đại dương tại tỉnh bình định và phú yên (Trang 49 - 50)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN KINH NGHIỆM CÁC NƢỚC

3.3. Phân tích bốn yếu tố cạnh tranh của cụm ngành cá ngừ đại dƣơng theo mô

3.3.4.6. Vai trò Hiệp hội

Hiệp hội cá ngừ Việt Nam (Vinatuna)

Từ khi thành lập, Vinatuna đã có nhiều hoạt động nhằm tháo gỡ tình trạng tổn thất chất lƣợng CNĐD sau thu hoạch, điển hình nhƣ tổ chức tọa đàm “bàn giải một số giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tổn thất chất lƣợng cá ngừ nghề câu tay”, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, tập huấn cho ngƣ dân về nâng cao chất lƣợng sản phẩm,… Ngồi ra, Vinatuna cịn phối hợp với Quỹ Quốc tế động vật hoang dã (WFF) - Việt Nam triển khai chƣơng trình “cải thiện nghề cá ngừ Việt Nam” nhằm hƣớng tới chứng nhận MSC cho nghề cá ngừ, đàm phán với Nhật Bản xây dựng đề án thí điểm đóng mới tàu câu tay cá ngừ theo công nghệ hiện đại.

Mặc dù Vinantuna hoạt động tích cực nhƣng chƣa liên kết đƣợc ngƣ dân, cơ sở thu mua, doanh nghiệp với nhau và với cơ quan quản lý nhà nƣớc. Theo kết quả khảo sát, khoảng 50% ngƣ dân tham gia Vinatuna, trong đó có 53,3% ngƣ dân đánh giá khơng tốt về vai trị của Vinatuna và chỉ có 13,3% ngƣ dân đánh giá tốt về tiêu chí này (Hình 3.18). Về phía doanh nghiệp thì khoảng hơn 60% tham gia Hiệp hội nhƣng hầu hết doanh nghiệp đều không thấy đƣợc lợi ích của việc tham gia Vinatuna. Nguyên nhân là do nhân lực của Vinatuna còn hạn chế, cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của Hội cịn nhiều khó khăn, khơng đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động nên chƣa tạo ra sự chuyển biến tích cực.

Hình 3.18: Đánh giá của ngƣ dân về vai trị tích cực của Vinatuna

Nguồn: Tác giả khảo sát ngƣ dân.

26,7% 53,3% 6,7% 13,3% 0% % 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

VASEP thƣờng tập hợp cung cấp các thơng tin về giá và tình hình xuất nhập khẩu CNĐD các thị trƣờng, đồng thời giới thiệu cho các doanh nghiệp nhiều tiêu chuẩn, chuẩn mực trên thế giới nhƣ tiêu chuẩn ISO 22000, HACCP, MSC nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng CNĐD. Mặc dù VASEP đã có nhiều đóng góp nhƣng đa số các doanh nghiệp ở Bình Định và Phú Yên chƣa nhận thức đúng mức tầm quan trọng của VASEP. Do đó, chỉ có một cơng ty xuất khẩu CNĐD tham gia VASEP, đó là BIDIFISCO.

So với Philippines, các Hiệp hội chính của Philippines là SFFAII và APFFI, đây là những tổ chức lớn mạnh và hoạt động hiệu quả, liên kết đƣợc các doanh nghiệp và các ngƣ dân. Đồng thời, họ tác động mạnh đến các chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến nghề cá. Trong khi đó, các Hiệp hội ở Việt Nam nhƣ Vinatuna và VASEP quy mô nhỏ, hoạt động chƣa hiệu quả, chƣa liên kết đƣợc ngƣ dân và doanh nghiệp và khả năng vận động chính sách yếu. Qua đó rút ra một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đó là cần xây dựng Hiệp hội trở thành tổ chức đại diện cho ngành cá ngừ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành cá ngừ đại dương tại tỉnh bình định và phú yên (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)