Khái quát về hệ thống kế toán quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức và sự phụ thuộc giữa các phòng ban khi thiết kế hệ thống kế toán quản trị tại một số doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may tư nhân trên địa bàn TP HCM (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG KẾ TỐN QUẢN TRỊ

2.2 Khái quát về hệ thống kế toán quản trị

2.2.1 Kế toán quản trị.

Theo Luật kế toán Việt Nam: “KTQT là việc thu thập, xử lí, tổng hợp và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.”

Theo định nghĩa của Hiệp hội kế tốn viên quản trị Hoa Kỳ: “KTQT là q trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải và truyền đạt thông tin được nhà quản trị sử dụng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm tra trong nội bộ tổ chức và để đảm bảo việc sử dụng hợp lý và có trách nhiệm đối với các nguồn lực của tổ chức đó”.

Theo thơng tư 53/2006/TT-BTC thì thơng tin hoạt động nội bộ mà KTQT cung cấp có thể là: chi phí của từng bộ phận, từng công việc, từng sản phẩm; phân tích đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; phân tích mối

quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận, lựa chọn thơng tin thích hợp cho việc ra quyết định đầu tư ngắn hạn, dài hạn, lập dự toán ngân sách nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế.

Qua các định nghĩa và khái niệm về KTQT vừa nêu ở trên, chúng ta có thể thấy rằng việc hình thành, duy trì và phát triển hệ thống KTQT là nhằm giúp cho nhà quản trị có được thơng tin hữu ích cho việc ra quyết định, điều hành và quản lí, hoạch định và KTQT luôn gắn liền với nhu cầu thông tin quản trị của những nhà quản trị trong doanh nghiệp.

2.2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị.

 Mục tiêu:

- Theo trường phái Anh, Mỹ: KTQT là một bộ phận của quản trị, mục tiêu chủ yếu là cung cấp thông tin ra quyết định quản trị của các nhà quản trị trong nội bộ tổ chức.

- Theo trường phái Đông Âu, Nhât: KTQT là một bộ phận kế toán – kế toán nội bộ, mục tiêu chủ yếu là cung cấp thông tin kiểm soát hoạt động doanh nghiệp của những nhà quản trị trong nội bộ tổ chức.

- Các nước khác: chưa có quan điểm điểm riêng, chỉ là sự xác lập các quan điểm kế toán quản trị theo một trong hai trường phái trên.

Để thực hiện các cơng việc trong q trình quản lý hoạt động của tổ chức, các nhà quản lý cần thông tin. Thông tin mà các nhà quản lý cần để thực hiện công việc được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: các nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính, các chuyên viên tiếp thị, sản xuất và các kế tóan viên quản trị của tổ chức. Nhìn chung, hệ thống thơng tin KTQT có nhiệm vụ cung cấp thơng tin cho nhà quản trị để thực hiện các hoạt động quản lý. KTQT có 4 mục tiêu chủ yếu sau:

 Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định.

 Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức.

 Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ chức.

 Nhiệm vụ :

Từ các mục tiêu trên, KTQT có các nhiệm vụ sau:

 Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.

 Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán.

 Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo KTQT.

 Tổ chức phân tích thơng tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của Ban lãnh đạo đơn vị.

2.2.2.1 Vai trị của kế tốn quản trị.

Dựa trên định nghĩa về KTQT, chúng ta nhận thấy vai trị của kế tốn quản trị được thể hiện tương ứng với từng chức năng của nhà quản trị như sau:

 Phục vụ chức năng hoạch định: cung cấp thơng tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của đơn vị, của đối thủ cạnh tranh, điều kiện thị trường, thị hiếu khách hàng và sáng kiến kỹ thuật…

 Phục vụ chức năng tổ chức – điều hành: cung cấp thông tin cho việc xây dựng và phát triển một cơ cấu nguồn lực hợp lý trong doanh nghiệp và những thông tin phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp.

 Phục vụ chức năng kiểm sốt: cung cấp thơng tin về tình hình thực tế, thơng tin chênh lệch giữa thực tế với dự toán của từng bộ phận trong doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị kiểm soát được việc thực hiện các chỉ tiêu dự tóan và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.

 Phục vụ chức năng ra quyết định: thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin liên quan đến các phương án kinh doanh nhằm giúp cho nhà quản trị lựa chọn phương án tối ưu nhất.

Vai trị của kế tốn quản trị được thể hiện khác nhau ở mỗi cấp độ quản trị trong công ty.

 Cấp độ quản trị cấp cơ sở: giúp nhà quản trị cấp cơ sở kiểm soát và cải tiến hoạt động tại bộ phận do họ quản lí.

 Cấp độ quản trị cấp trung gian: giúp nhà quản trị cấp trung gian giám sát và đưa ra quyết định về các nguồn lực như nguyên vật liệu, vốn đầu tư, sản phẩm, …  Cấp độ quản trị cấp cao: giúp cho nhà quản trị cấp cao đưa ra các quyết định

ngắn hạn và dài hạn. 2.2.2.2 So sánh KTQT ở Mỹ, Anh, Pháp Bảng 2.1: So sánh KTQT ở Mỹ, Anh, Pháp So sánh KTQT ở Mỹ, Anh KTQT Pháp Mơ hình KTQT Mơ hình kế tốn động, kế tốn tài chính và KTQT được tổ chức kết hợp với nhau. KTQT luôn được nhận thức là một bộ phận chun mơn (có thể thuộc kế toán hoặc thuộc Ban giám đốc) Mơ hình kế tốn tĩnh, kế tốn tài chính và KTQT được tách rời nhau, độc lập tương đối. KTQT là bộ phận riêng biệt nhưng vẫn nằm trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp

Đặc điểm thông tin

Tập trung, đề cao tính hữu ích của thơng tin phục vụ cho các quyết định quản lí hơn là xác

Đề cao thơng tin kiểm sốt nội bộ, kiểm sốt định hướng.

lập một hệ thống thông tin toàn diện cho yêu cầu quản lý.

Vai trị của Nhà nước

Nhà nước khơng can thiệp sâu vào chuyên môn nghiệp vụ.

Nhà nước can thiệp trực tiếp bằng pháp luật.

Tài khoản, sổ sách sử dụng

KTQT sử dụng tài khoản chi tiết, các báo cáo bộ phận.

KTQT được tổ chức thành bộ máy riêng; sử dụng tài khoản, sổ sách, báo cáo riêng.

Phương pháp quản lí

Với mỗi loại sản phẩm, nhà quản trị tìm cách giảm chi phí đến mức mong muốn trong giai đoan nghiên cứu, thiết kế và cung ứng vật tư. Các nhà quản trị thường xun tìm hiểu phân tích sự thay đổi chi phí thực tế và không ngừng cải thiện hệ thống sản xuất ngày càng tốt hơn.

Các khoản chi tiêu cho sản xuất được các doanh nghiệp quan tâm một cách triệt để và gắn trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận hoạt động.

Nguồn: Nguyễn Thị Minh Tâm (2010)

2.2.3 Hệ thống kế toán quản trị (MAS).

2.2.3.1 Khái niệm về hệ thống.

Trong Đại Từ điển Tiếng việt của tác giả Nguyễn Như Ý (1999, trang 797) có định nghĩa từ hệ thống như sau: “Hệ thống là thể thống nhất được tạo lập bởi các yếu tố cùng loại, cùng chức năng, có liên hệ chặt chẽ với nhau”.

2.2.3.2 Khái niệm hệ thống kế toán quản trị.

Theo Chenhall (2003, trang 129): “HTKTQT là sử dụng một cách có hệ thống kế tốn quản trị để đạt được các mục tiêu của tổ chức”. Trần Thị Thu Hường & Nguyễn Ngọc Quang (2012, trang 66) thì cho rằng: “HTKTQT là những bộ phận của hệ thống thông tin chính thức mà các tổ chức sử dụng làm ảnh hưởng đến hành vi của người quản lí dẫn đến đạt được các mục tiêu của tổ chức”. Theo Mia & Chenhall (1994) nhận thấy một điều quan trọng khi thiết kế HTKTQT là cung cấp thông tin liên quan đến những quyết định đặc biệt theo nhu cầu của nhà quản trị.

Có nhiều khái niệm khác nhau về HTKTQT, nhưng tựu chung lại thì có thể thấy HTKTQT được thiết lập để tạo thành hệ thống và hoạt động một cách có mục đích rõ ràng là hướng đến mục tiêu mà nhà quản trị đang hướng tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức và sự phụ thuộc giữa các phòng ban khi thiết kế hệ thống kế toán quản trị tại một số doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may tư nhân trên địa bàn TP HCM (Trang 26 - 31)