Tác động của sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phòng ban đến thiết kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức và sự phụ thuộc giữa các phòng ban khi thiết kế hệ thống kế toán quản trị tại một số doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may tư nhân trên địa bàn TP HCM (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG KẾ TỐN QUẢN TRỊ

2.8 Tác động, mối quan hệ của các nhân tố đối với thiết kế HTKTQT

2.8.1 Tác động của sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phòng ban đến thiết kế

2.8.1 Tác động của sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phòng ban đến thiết kế HTKTQT. HTKTQT.

Theo Gerdin (2005, trang 105) thì các phịng ban mà phụ thuộc lẫn nhau theo loại hình liên tiếp đặt ra yêu cầu rất lớn về phối hợp và kiểm sốt chặt chẽ cịn các phịng ban phụ thuộc lẫn nhau theo hình thức tương hỗ thì địi hỏi thời gian và tính tập trung giữa các phịng ban. Chính yêu cầu của loại hình phụ thuộc liên tiếp đã tác động đến

việc lựa chọn loại hình HTKTQT, để các phịng ban có sự phối hợp cao trong hoạt động và kiểm sốt chặt chẽ thì cần có việc lập dự tốn và hệ thống chi phí định mức. Mục đích của 2 cơng việc này thì như đã nói ở phần trên thì nhằm lập kế hoạch cho tương lai để tất cả các phòng ban đang biết mình đang ở vị trí nào trong tổ chức và hành động như thế nào để cùng hướng đến mục tiêu chung mà dự tốn đã đặt ra và khi các phịng ban đang thực hiện cơng việc thực tế của mình thì cần đo lường xem các hoạt động này có hiệu quả hay khơng để có những điều chỉnh cần thiết và thiết thực nhất cho hoạt động hiện tại, lúc này hệ thống chi phí định mức ở các phịng ban khác nhau của bộ phận sản xuất sẽ là thước đo để các nhà quản lí dựa vào đó để đánh giá sự hiệu quả hay không của các bộ phận sản xuất. Thước đo mức độ chi tiết và thường xuyên của kết quả đảm bảo rằng việc quản lý và giám sát các hoạt động có theo đúng lịch trình hay khơng và có thể giải quyết nhanh với các trường hợp bất thường và có phát sinh chệnh lệch so với dự toán ban đầu. Khi sự phụ thuộc liên tiếp giữa các phòng ban xảy ra, đòi hỏi các nguồn lực, mục tiêu, lập kế hoạch, giám sát và thông tin được thực hiện từ dự toán hoạt động và báo cáo dự toán hoạt động định kì (Macintosh và Daft, 1987, trang 57). Trong các loại hình hệ thống kế toán quản trị đã nêu thì HTKTQT truyền thống và HTKTQT ở phạm vi rộng thì thích hợp với các u cầu này, do vậy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phòng ban một cách liên tiếp sẽ thích hợp khi phối hợp với HTKTQT truyền thống và HTKTQT ở phạm vi rộng.

Trong phụ thuộc lẫn nhau tương hỗ giữa các phịng ban thì thơng tin và dự tóan tài chính khơng đóng vai trị quan trọng trong các phịng ban (Macintosh và Daft, 1987, trang 57). Mặc khác, do bản chất của phụ thuộc lẫn nhau tương hỗ nên vấn đề phát sinh trong dịng cơng việc giữa các phịng ban sẽ có các lựa chọn, kết hợp và thứ tự các nhiệm vụ được chuyển đến các phòng ban một cách khác nhau đối với các vấn đề khác nhau chứ không theo một quy định cụ thể do đó HTKTQT khơng thích hợp với loại hình phụ thuộc này mà thay vào đó là sự phối hợp và kiểm soát đến từ điều chỉnh nhanh chóng lẫn nhau và tương tác cá nhân trực tiếp (face-to-face) trong việc phối hợp

hoạt động. Vì vậy, phụ thuộc lẫn nhau tương hỗ nên được kết hợp với HTKTQT thơ sơ.

Tóm lại, HTKTQT truyền thống và HTKTQT ở phạm vi rộng thì thích hợp với sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phòng ban một cách liên tiếp còn phụ thuộc lẫn nhau tương hỗ nên được kết hợp với HTKTQT thô sơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức và sự phụ thuộc giữa các phòng ban khi thiết kế hệ thống kế toán quản trị tại một số doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may tư nhân trên địa bàn TP HCM (Trang 46 - 48)