CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG KẾ TỐN QUẢN TRỊ
2.8 Tác động, mối quan hệ của các nhân tố đối với thiết kế HTKTQT
2.8.3 Mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phòng
phòng ban.
Khi thiết kế CCTC mà mang các đặc tính của loại hình các đơn vị chức năng thì thích hợp hơn với với phụ thuộc lẫn nhau tuần tự; còn theo Chenhall & Morris (1986, trang 23) thì tổ chức với những phân đoạn cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau cao thì những nhà quản trị sẽ tìm cách giảm thiểu chi phí cho sự phối hợp này bằng cách nhóm những phân đoạn mà có sự phối hợp thường xuyên lại với nhau và cung cấp quyền tự chủ cho quản lý của những nhóm được nhóm vào này đủ để thực hiện nhiệm vụ giữa các đơn vị trong tổ chức để hướng tới mục tiêu và loại hình nhóm các đơn vị
khác nhau theo sản phẩm cho thấy sự phân quyền cao hơn trong kiểm soát và phụ
thuộc nhiều hơn vào việc nhóm các đơn vị định hướng vào sản phẩm nhằm tổng hợp thông tin và điều chỉnh dịng cơng việc phụ thuộc lẫn nhau giữa các đơn vị trong tổ chức hướng đến hoàn thiện sản phẩm cung cấp cho khách hàng, do những đặc điểm như vậy nên loại hình nhóm các đơn vị khác nhau theo sản phẩm thích hợp hơn khi kết hợp với sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phịng ban theo hình thức tương hỗ; loại hình
các đơn vị đơn giản mang đặc điểm tập trung quyền lực ra quyết định, sự phối hợp và
kiểm soát phải được thực hiện bằng cách điều chỉnh lẫn nhau nhanh chóng và giao tiếp bằng cách đối diện trực tiếp (face – to – face) giữa người cấp dưới và cấp trên được ủy
quyền đối với trường hợp tổ chức có quy mơ lớn, cịn đối với các tổ chức có quy nhỏ mà ít phức tạp thì người quản lý cấp cao có hiểu biết rất rõ về hoạt động và vấn đề mà tổ chức gặp phải nên có thể xử lí dịng cơng việc một cách trực tiếp. Do đó mà loại hình các đơn vị đơn giản có thể thích hợp với cả hình thức phụ thuộc lẫn nhau tương
hỗ và liên tiếp.
Nghiên cứu của Macintosh và Daft (1987, trang 49) cho rằng mối liên hệ giữa thiết kế cơ cấu trong tổ chức với sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phòng ban là một lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng để có cái nhìn sâu sắc hơn về thiết kế hệ thống kiểm soát, cũng như HTKTQT trong tổ chức.
Như vậy, có thể tổng hợp lại rằng: CCTC loại hình các đơn vị chức năng thì thích hợp với sự phụ thuộc liêp tiếp, CCTC loại hình nhóm các đơn vị khác nhau theo sản phẩm thì thích hợp với sự phụ thuộc tương hỗ, CCTC loại hình các đơn vị đơn giản thì thích hợp với cả phụ thuộc tương hỗ lẫn liên tiếp. Tuy nhiên, Gerdin (2005, trang 107) cho rằng vẫn có thể thực hiện thiết kế HTKTQT khi có sự khơng phù hợp giữa cơ cấu và sự phụ thuộc lẫn nhau nhưng sẽ tiêu tốn nhiều nguồn lực của doanh nghiệp khi xảy ra sự không phù hợp này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thơng qua việc tìm hiểu các định nghĩa, khái niệm về HTKTQT, các nhân tố bên trong HTKTQT; khái niệm về các loại hình khác nhau của HTKTQT, CCTC và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phịng ban, phân tích về mối quan hệ giữa 3 biến này đã giúp nghiên cứu giải thích rõ hơn mối quan hệ giữa 2 biến CCTC và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phòng ban khi thiết kế HTKTQT. Trong sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phịng ban có 3 hình thức phụ thuộc: các phịng ban hịan tồn độc lập với nhau, tuần tự, tương hỗ; trong CCTC có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân loại cơ cấu tổ chức, nghiên cứu này áp dụng cách phân loại của Gerdin (2005) và khẳng định CCTC bị ảnh hưởng bởi 5 nhân tố. Ở các chương sau, thơng qua kiểm định chi bình phương sẽ giúp tác giả khẳng định mối quan hệ giữa các biến khi thiết kế các loại hình HTKTQT khác nhau là khẳng định giả thuyết hay bác bỏ giả thuyết về mối quan hệ này khi thiết kế HTKTQT. Mặc dù những lý luận ở trên có thể nói là hợp lí nhưng để biết CCTC và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phịng ban có mối quan hệ với nhau khi thiết kế từng HTKTQT thì nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định và được trình bày ở các chương sau. Nghiên cứu này sẽ kế thừa mơ hình của Gerdin (2005) và giả thuyết được trình bày ở chương sau.