CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
3.6. Nghiêncứu chính thức (nghiên cứu định lượng)
3.6.1. Phương pháp thu thập thông tin và cỡ mẫu
Thông tin dữ liệu được thu thập thông qua điều tra các khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm máy điều hịa khơng khí trong khoảng thời gian từ 1/2013 đến thời điểm tác giả phỏng vấn và khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm điều hịa khơng khí tại một số siêu thị điện máy như: siêu thị điện máy Nguyễn Kim, siêu thị điện máy Chợ Lớn và một số khách hàng đến hỏi mua sản phẩm máy điều hịa khơng khí tại cơng ty tác giả. Thời điểm tác giả phỏng vấn khách hàng là trong khoảng thời gian từ tháng 4 – 5 năm 2014. Danh sách khách hàng phỏng vấn được tác giả lấy từ danh sách khách hàng của bạn bè tác giả hiện đang là nhân viên kinh doanh tại hai siêu thị điện máy lớn là Nguyễn Kim và siêu thị điện máy Chợ Lớn.
Đối với khách hàng tại siêu thị điện máy Nguyễn Kim và siêu thị điện máy Chợ Lớn tác giả đã nhờ bạn bè tại hai siêu thị này gửi qua mail khách hàng mà họ đang quản lý và chăm sóc, một số tác giả gọi điện trực tiếp để lấy thông tin, một số khác khách hàng được tác giả phỏng vấn trực tiếp tại quầy hàng điện tử - điện lạnh của 2 siêu thị điện máy này. Còn lại là danh sách khách hàng đã từng mua sản phẩm máy điều hịa tại chính cơng ty tác giả đang cơng tác.
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên trong danh sách khách hàng có sẵn. Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội. Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát.
Mơ hình nghiên cứu có số biến quan sát là 30. Nếu theo tiêu chuẩn năm mẫu cho một biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết là n = 150 (30 x 5). Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 250 bảng câu hỏi được gửi đi phỏng vấn.