(Nguồn: James F. Petrick (2002))
Trong đó:
Chất lượng được Dodds et al (1991), Swait và Sweeney (2000) định nghĩa như là sự đánh giá về những điểm nổi bật hoặc vượt trội có tính tổng thể của sản phẩm, dịch vụ.
Phản ứng cảm xúc được Grewal et al (1998), Parasuraman và Grewal (2000), Zeithaml (1988) định nghĩa là niềm vui nhận được khi mua hàng, hay theo Sweeney et al (1998) là sự đánh giá, sự mô tả về sự hài lòng của người mua đối với sản phẩm, dịch vụ được cung cấp. Tiêu dùng dịch vụ Dịch vụ trải nghiệm Giá trị cảm nhận của dịch vụ Năm thành phần: 1. Giá cả hành vi 2. Giá cả tiền tệ 3. Phản ứng cảm xúc 4. Chất lượng 5. Danh tiếng Ý định tiêu dùng lại và truyền miệng Chất lượng dịch vụ cảm nhận
Danh tiếng được Dodds et al (1991) và Zeithaml (1988) định nghĩa như là uy tín, vị thế của một sản phẩm, dịch vụ được cảm nhận bởi người mua, dựa vào hình ảnh của nhà cung cấp.
Giá cả tiền tệ được Jacoby và Olson (1977) định nghĩa như là giá của một sản phẩm, dịch vụ được hình dung bởi người tiêu dùng, hay theo Sweeney và Soutar (2001) là những lợi ích nhận được từ sản phẩm, dịch vụ nhờ giảm được chi phí cảm nhận trong ngắn hạn và dài hạn.
Giá cả hành vi được Zeithaml (1988) xác định là giá cả (phi tiền tệ) để đạt được một sản phẩm, dịch vụ nó bao gồm thời gian và nỗ lực được sử dụng để tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ.
Từ những khái niệm về các thành phần trên đây của giá trị cảm nhận và tổng kết các nghiên cứu của Bojanic (1996); Burton và Lichtenstein (1988); Deighton, Romer và Mc Queen (1989); Dodds (1996); Grewal & ctg (1998); Kantamneni và Coulson (1996); Lut (1986); Maddox (1982); Oh (1999); Petroshius và Monroe (1987); Sweeney & ctg (1998); Zeithaml (1988), Petrick đã phát triển bộ thang đo giá trị cảm nhận cho dịch vụ gồm 52 biến quan sát. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung (Focus Group) gồm tám chuyên gia từ bốn trường đại học khác nhau (là các giảng viên đồng thời chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ marketing), bộ thang đo sau đó được rút gọn cịn 25 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích hồi qui bội cho thấy bộ thang đo gồm 5 thành phần và 25 biến quan sát đảm bảo các tiêu chuẩn kiểm định và giải thích được 63,5% biến động của giá trị cảm nhận. Vì thế, bộ thang đo 5 thành phần (hình 2.2) và 25 biến quan sát của Petrick (gọi là thang đo SERV-PERVAL) được khẳng định là hợp lệ và đáng tin cậy để đo lường giá trị cảm nhận của khách hàng về một dịch vụ. Đây cũng là mơ hình được tác giả nghiên cứu và làm cơ sở để hình thành mơ hình nghiên cứu cho luận văn của mình.
2.7.1.2. Mơ hình xu hướng tiêu dùng của giới trẻ tại Việt Nam của Nguyễn Xuân Quang (2012)
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Quang (2012), “Vai trò của các nhân tố giá trị cảm nhận đối với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ tại Việt Nam” cho rằng biến “xu hướng tiêu dùng của giới trẻ tại Việt Nam” ảnh hưởng bởi 6 nhân tố: (1) Chất lượng cảm nhận, (2) Giá cả cảm nhận, (3) Giá cả hành vi, (4) Cảm xúc phản hồi, (5) Danh tiếng. Tác giả đã kế thừa mơ hình từ một số nghiên cứu đã được cơng bố trước đó của các tác giả như: Petrick (2002); Sweeney và Soutar (2001); Zeithaml (1988). Sau khi đã hiệu chỉnh mơ hình thì tác giả này cũng đưa ra được mơ hình các nhân tố ảnh hướng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ tại Việt Nam như sau: