Thông tin bất cân xứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân việt nam (Trang 26 - 31)

Chương 1 : Cơ sở lý luận

1.3. Thông tin bất cân xứng

Lý thuyết thông tin bất cân xứng được được ba nhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2001 đặt nền tảng là Akerlof, Spence và Stigliz. Thơng tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch có một bên nhiều thơng tin hơn bên cịn lại, cho phép bên có nhiều thơng tin hưởng lợi. Bất cân xứng thông tin diễn ra trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế và cả trong lĩnh vực sức khỏe làm thất bại thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thị trường bảo hiểm.

Vấn đề lớn nhất của thông tin bất cân xứng trong lĩnh vực sức khỏe là giữa người cung cấp dịch vụ và các bệnh nhân. Bác sĩ có đầy đủ thơng tin về sức khỏe của bệnh nhân, cách điều trị, giá cả các loại thuốc và cách phịng chống. Trong khi đó người bệnh thì khơng có hoặc chỉ có thơng tin mơ hồ về tình trạng bệnh của mình, việc tiêu dùng dịch vụ sẽ khơng hồn hảo. Lúc này nhà cung cấp dịch vụ được nhận lợi thế từ thơng tin bất cân xứng, họ có quyền thay đổi số lượng, giá cả và chất lượng dịch vụ mà bệnh nhân khó lịng biết được.

Thơng tin bất cân xứng dẫn đến thất bại của thị trường vì nó gây ra: (1) lựa chọn ngược (lựa chọn bất lợi); (2) rủi ro đạo đức (tâm lý ỷ lại) và (3) vấn đề người ủy quyền (bệnh nhân) và người thừa hành (bác sĩ).

Lựa chọn ngược là kết quả của thơng tin bị che đậy, nó xảy ra trước khi thực hiện giao dịch hay nói cách khác trước khi ký hợp đồng (Nguyễn Trọng Hoài,

2006). Trong lĩnh vực sức khỏe dễ dàng thấy nhất khi người bệnh ký vào hợp đồng phẫu thuật nhưng họ khơng có thơng tin, trong khi đó nếu họ có thơng tin thì chỉ cần uống thuốc là hết không cần phải phẫu thuật. Như vậy, người bệnh phải bỏ ra một số tiền lớn nhưng kết quả đạt được chưa hẳn là tốt.

Lựa chọn ngược xuất phát từ vấn đề bất cân xứng thông tin giữa người được bảo hiểm và người cung cấp bảo hiểm. Sự lựa chọn ngược là một quá trình trong đó những người có rủi ro thấp khơng tham gia bảo hiểm cịn những người có rủi ro cao lại tham gia. Điều này xuất hiện khi những cá nhân mua bảo hiểm có thơng tin tốt về sự rủi ro của họ hơn là bên bảo hiểm. Dễ dàng nhận thấy ở thị trường bảo hiểm y tế, chỉ có những người bị bệnh mới tham gia bảo hiểm y tế và xuất hiện tâm lý “phó mặc” – tức là một khi đã có bảo hiểm y tế người dân sẽ khơng có ý thức tự bảo vệ sức khỏe. Nhà bảo hiểm không thể phân biệt giữa những cá nhân có rủi ro thấp và những cá nhân có rủi ro cao, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc điều chỉnh mức phí bảo hiểm sao cho phù hợp. Những người có rủi ro thấp (nhận thức mình có rủi ro thấp) sẽ khơng mua bảo hiểm vì mức phí khơng phản ánh được rủi ro thật của họ. Chỉ cịn lại những người có rủi ro cao trong nhóm được bảo hiểm và lúc đó doanh thu từ phí bảo hiểm của nhà bảo hiểm khơng đủ để chi trả với các tổn thất kỳ vọng.

Trong trường hợp công ty bảo hiểm nâng phí để phản ánh mức rủi ro tăng cao, thì một phần những người có rủi ro thấp sẽ lại ra đi và tiếp tục dẫn đến những tổn thất. Trong giới hạn nhất định, lựa chọn ngược khiến thị trường bảo hiểm trở nên không bền vững. Dù cho thị trường không biến mất hẳn, những cá nhân sẵn lòng mua một hợp đồng bảo hiểm thể hiện đúng rủi ro của mình cũng khơng thể mua được vì cơng ty bảo hiểm khơng có đủ thơng tin để cung cấp cho họ một hợp đồng như vậy. Thị trường sẽ không thể cung cấp tất cả những loại hợp đồng bảo hiểm cần thiết và làm giảm hiệu quả phân bổ. Biện pháp tốt nhất để đối phó với lựa chọn ngược là tạo ra một loại bảo hiểm cho các cá nhân ở mọi mức rủi ro, ví dụ như bảo hiểm cơng cộng, bắt buộc hoặc bảo hiểm theo nhóm, ví dụ như bảo hiểm cho người làm cơng, vốn bắt buộc mọi thành viên phải tham gia.

Vấn đề lựa chọn rủi ro thứ hai là sự “hớt váng” – sự lựa chọn có chủ đích, xảy ra khi người bảo hiểm có thơng tin về rủi ro của một cá nhân nhiều hơn chính cá nhân đó, các công ty bảo hiểm sẽ lựa chọn những cá nhân có ít nguy cơ bệnh tật để bán bảo hiểm. Cơng ty bảo hiểm có được lợi nhuận cao hơn bằng cách lựa chọn có chủ đích những cá nhân có rủi ro thấp để bảo hiểm, những người có mức tổn thất kỳ vọng thấp hơn mức phí bảo hiểm. Những người bảo hiểm có thể “hớt váng” bằng nhiều cách như thiết kế các điều khoản về mức khấu hao và mức đồng chi trả khiến những người mua tự đưa mình vào mức rủi ro định trước, bán bảo hiểm trong các điều kiện sao cho người mua chủ yếu là người có rủi ro thấp.

Rủi ro đạo đức (tâm lý ỷ lại) là tình trạng cá nhân hay tổ chức khơng cịn động cơ để cố gắng hay hành động một cách hợp lý như trước khi giao dịch xảy ra. Khi người bệnh có bảo hiểm y tế được chi trả hồn tồn thì họ sẽ khơng chăm sóc cho sức khỏe của mình, vì lúc này đã có bảo hiểm y tế chi trả, dẫn đến sự mất mát của cơng ty bảo hiểm, trong khi đó phần mất mát này có thể chuyển giao cho người có nhu cầu điều trị bệnh hơn là phải bị lãng phí.

Rủi ro đạo đức chỉ xu hướng người khi được bảo hiểm sẽ hành động rủi ro làm tăng mức tổn thất kỳ vọng được bảo hiểm về khả năng xảy ra hoặc quy mô tổn thất. Những người được bảo hiểm có thể sẽ bất cẩn hơn trong việc phòng tránh các bệnh tật hoặc chấn thương vì biết họ sẽ không phải gánh chịu những tổn thất tài chính. Nói chung, điều này cũng khơng phải là nguồn gốc lớn cho rủi ro đạo đức trong lĩnh vực sức khỏe vì những tổn thất tài chính chỉ là một phần của tổng tổn thất gắn với sự đau ốm hay thương tật, vốn gồm cả sự đau đớn và khổ cực.

Vấn đề rủi ro đạo đức quan trọng hơn trong lĩnh vực sức khỏe là việc khi một sự kiện bảo hiểm xảy ra, người được bảo hiểm không phải chi trả tồn bộ chi phí chữa trị, trong khi nếu khơng có bảo hiểm họ buộc phải chi trả cao hơn. Sự tăng lên trong chi tiêu gắn với những rủi ro đạo đức phát sinh từ những hành vi của bệnh nhân hay người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đối với bệnh nhân, những người được chi trả cho việc được chăm sóc sẽ địi hỏi một lượng dịch vụ lớn hơn.

Những người cung cấp dịch vụ vốn biết bệnh nhân khơng phải gánh chịu tồn bộ chi phí chữa chạy, có thể tăng lượng dịch vụ hoặc tăng giá.

Rủi ro đạo đức có khả năng sẽ giới hạn các hợp đồng bảo hiểm có thể được cung cấp từ đó làm giảm hiệu quả phân bổ. Để duy trì hoạt động, một tổ chức bảo hiểm phải xác lập mức phí dựa trên những tổn thất xảy ra sau khi được bảo hiểm, nhưng những cá nhân sẽ quyết định việc mua bảo hiểm trên cơ sở những tổn thất dự tính trước khi có bảo hiểm. Những cá nhân chỉ sẵn lòng mua bảo hiểm dựa trên những tổn thất dự tính trước khi có bảo hiểm, sẽ thấy những hợp đồng mà nhà bảo hiểm cung cấp là khơng hợp lý. Vì thế, vấn đề rủi ro đạo đức có thể dẫn tới một thị trường phải gánh chịu rủi ro bị khiếm khuyết.

Sự bất cân xứng thông tin giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ, cụ thể là người tiêu dùng biết rất ít hay khơng biết thông tin về loại dịch vụ mà họ phải nhờ cậy đến bác sĩ để tư vấn và chỉ dẫn. Trong trường hợp này, người tiêu dùng trở thành chủ thể ủy quyền, còn bác sĩ trở thành người thừa hành.

Bác sĩ là người dẫn đầu trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe: thứ nhất bác sĩ sẽ cho lời khuyên và tư vấn bệnh nhân về cách phòng bệnh, chẩn bệnh, điều trị bệnh, cách ăn uống và điều chuyển bệnh nhân cho những đơn vị khác bao gồm luôn cả kê đơn toa thuốc. Thứ hai bác sĩ cũng chính là người thực hiện các quy trình phịng bệnh, chẩn bệnh và điều trị. Thứ ba bác sĩ ký xác nhận tình trạng ốm đau cho các bên liên quan, để người bệnh có thể nhận tiền bồi thường hay số ngày nghỉ phép hợp lý. Ở các lĩnh vực khác có thể sẽ có người thay thế trong các cơng đoạn làm việc, nhưng trong lĩnh vực sức khỏe thì người thay thế duy nhất cho bác sĩ cũng chính là họ, mà xã hội khơng tìm ra được một ai khác.

Quyền tự quyết trong lĩnh vực sức khỏe nằm trong tay của bác sĩ, điều này dẫn đến thất bại thị trường. Nếu bác sĩ khơng vì lợi ích của người bệnh mà vì lợi ích cá nhân của riêng họ thì mọi thứ sẽ thay đổi. Ví dụ như thay vì chỉ cần uống thuốc giá rẻ, họ lại kê lên giá cao hay phải thêm vài lần tái khám.

Những chính sách nhằm cố gắng sửa chữa các thất bại của thị trường trong đó ở phía cầu là họ cung cấp thơng tin phù hợp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên,

phần lớn những nỗ lực đó khơng nhắm vào mối quan hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ, mà nhằm vào việc lựa chọn chương trình chăm sóc sức khỏe hay việc tổ chức cung cấp. Một hướng tiếp cận khác giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng là sự đại diện. Bác sĩ là người đại diện của bệnh nhân. Họ hành động vì lợi ích của bệnh nhân, sao cho bệnh nhân có chi phí điều trị thấp nhất, kết quả mang lại cao nhất, chứ khơng phải vì lợi ích cá nhân của riêng họ.

Hướng tiếp cận từ phía cung nhằm sửa chữa những thất bại thị trường xuất phát từ vấn đề bất cân xứng thông tin luôn cố gắng để cân bằng các tác động trái chiều của nó. Một mặt, nó có thể làm tăng phúc lợi bằng cách đặt ra mức chất lượng tối thiểu và ni dưỡng người thầy thuốc với vai trị một người đại diện cho bệnh nhân. Mặt khác, nó có thể làm giảm phúc lợi và mang lại sức mạnh thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tạo nên các mơi trường làm việc cho phép những nhà cung cấp tự ý hành động theo các yếu tố nghề nghiệp và các mục tiêu khác không thống nhất với nhu cầu, sự ưa thích hay nguồn lực của bệnh nhân. Trong hướng tiếp cận thỏa dụng công cộng đối với việc điều hành, sự cân bằng được đảm bảo bởi những nhà điều hành. Tuy nhiên, trong trường hợp này chúng ta lại vấp phải một vấn đề thông tin khác: những người khơng có chun mơn, khơng đủ trình độ để phán xét sự đúng đắn trong việc chăm sóc sức khỏe. Vì vậy trong thực tế, hầu hết các trường hợp các chính phủ cho phép những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe một quyền tự quyết rất lớn.

Tóm lại từ cơ sở lý thuyết hành vi người tiêu dùng cho thấy: trong các nhân tố cá nhân mà Kotler (2000) đưa ra thì thu nhập là một trong những nhân tố tác động mạnh đến nhu cầu kiểm tra sức khỏe. Đường Engel cũng nói lên sự tác động của thu nhập với nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy nó được đưa vào là một biến giải thích quan trọng trong nghiên cứu. Bên cạnh đó chi phí cũng là một trong những nhân tố cá nhân cần thiết để giải thích nhu cầu kiểm tra sức khỏe. Lý thuyết ảnh hưởng của giá cả (chi phí) đến sự lựa chọn của người tiêu dùng càng làm rõ hơn về biến giải thích chi phí. Ngồi ra hai biến tuổi và giới tính cũng được đưa vào nghiên cứu, để giải thích cho quyết định có đi kiểm tra sức khỏe hay khơng.

Trong các nhân tố văn hóa của lý thuyết hành vi người tiêu dùng thì nghiên cứu sử dụng ba biến giải thích quan trọng là khu vực, dân tộc và bệnh viện. Một cá nhân ở khu vực khác nhau, dân tộc khác nhau thì quyết định đi khám sức khỏe khác nhau. Còn lại biến bệnh viện cho thấy việc lựa chọn bệnh viện tuyến trên hay tuyến cơ sở sẽ ảnh hưởng đến quyết định khám sức khỏe. Vì vậy nó được đưa vào để làm rõ hơn hành vi của người đi kiểm tra sức khỏe.

Nhân tố gia đình thuộc nhóm nhân tố xã hội cũng tác động lên hành vi kiểm tra sức khỏe. Biến hôn nhân được đưa vào để giải thích trong nghiên cứu. Ngồi ra biến mối quan hệ với chủ hộ cũng được đưa vào để giải thích cho nhu cầu kiểm tra sức khỏe. Hai biến này đại diện cho nhân tố gia đình để giải thích và làm sáng tỏ hơn cho nghiên cứu.

Biến giáo dục được Kotler (2000) đưa vào nhóm các nhân tố tâm lý nhằm giải thích cho hành vi tiêu dùng. Khi mỗi cá nhân có một kiến thức khác nhau, thì quyết định kiểm tra sức khỏe sẽ khơng giống nhau. Do đó, biến giáo dục được tác giả đưa vào để làm sáng tỏ hơn cho nghiên cứu này.

Trong đề tài tác giả còn sử dụng thêm biến bảo hiểm y tế để giải thích. Vì thơng tin bất cân xứng giữa nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và người tiêu dùng tác động lên một cá nhân, khi có bảo hiểm y tế và khơng có bảo hiểm y tế sẽ quyết định có kiểm tra sức khỏe hay khơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)