Chương 2 : Thị trường sức khỏe ở Việt Nam
2.4. Hệ thốn gy tế Việt Nam
Theo nghĩa rộng thì hệ thống y tế bao gồm tổng thể các thiết chế, các nguồn lực cùng với các chính sách lớn và cơ chế vận hành để thực hiện cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân.
Nhà nước là chủ thể xây dựng nên hệ thống y tế. Nhà nước đầu tư cho ngành y tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn vốn và nguồn nhân lực. Nhà nước cũng kêu gọi xã hội hóa, để ngành y tế ngày càng phát triển và hiện đại hơn.
Tại Việt Nam, theo cấp độ quản lý hành chính Nhà nước thì hệ thống y tế gồm có 4 cấp: (1) tuyến trung ương, gồm có các bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa; (2) tuyến tỉnh, gồm có các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh; (3) tuyến huyện, gồm có bệnh viện đa khoa huyện (trước đây mơ hình là trung tâm y tế huyện); (4) tuyến xã có trạm y tế xã/phường.
Tổ chức mạng lưới khám, chữa bệnh theo tuyến chuyên môn kỹ thuật của Việt Nam hiện nay được chia làm 3 tuyến cơ bản như sau: (1) tuyến một gồm các bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là bệnh viện huyện) và trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã); (2) tuyến h a i gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố; bệnh viện đa khoa khu vực (gọi chung là bệnh viện tỉnh); (3) tuyến ba gồm các bệnh viện đa khoa,
chuyên khoa trực thuộc Bộ y tế và một số bệnh viện thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ y tế quy định.
Hệ thống khám chữa bệnh ở nước ta được tổ chức theo bốn cấp hành chính, trong đó Bộ y tế là cơ quan chịu trách nhiệm chung ở tuyến trung ương. Bộ y tế cũng quản lý trực tiếp các viện, trường đại học – cao đẳng y dược, các bệnh viện tuyến trung ương và các viện nghiên cứu. Ở tuyến tỉnh, Sở y tế chịu trách nhiệm chung về các hoạt động y tế trên địa bàn. Dưới Sở y tế là các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh và các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh. Xuống đến tuyến huyện, mỗi huyện có Phịng y tế, bệnh viện huyện và trung tâm y tế dự phòng của huyện. Cấp hành chính cuối cùng là xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Mỗi xã có một trạm y tế, chịu trách nhiệm về chăm sóc sức khỏe ban đầu, cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình bao gồm cả y tế dự phòng và giáo dục sức khỏe. Ngồi ra, cịn có các cơ sở y tế, bệnh viện tư nhân tham gia và cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh cho người dân Việt Nam.
Tính đến năm 2012, cả nước có 1.065 bệnh viện, 59 khu điều dưỡng phục hồi chức năng, 998 phòng khám đa khoa khu vực với tổng số giường bệnh là 275.100 giường và 23,5 giường/1 vạn dân. Bên cạnh các cơ sở y tế Nhà nước còn có hệ thống y tế tư nhân bao gồm 19.895 cơ sở hành nghề y, 14.048 cơ sở hành nghề dược, 7.015 cơ sở hành nghề y học cổ truyền, 5 bệnh viện tư có vốn đầu tư nước ngồi đã góp phần làm giảm sự quá tải bệnh viện (Tổng cục thống kê, 2014).
Hiện nay Việt Nam đã có 80% số thơn bản có nhân viên y tế hoạt động, tất cả các xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế. Theo Tổng cục thống kê, tính đến năm 2012 Việt Nam đạt 7,46 bác sĩ/1 vạn dân. Tỷ lệ này so với một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thailand, Malaysia, Singapore, Philippines là còn khá thấp (các nước này ở mức 15 – 20 bác sĩ/1 vạn dân). Đội ngũ y – bác sĩ phân bố không đồng đều cả về số lượng lẫn chất lượng giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi (Tổng cục thống kê, 2014).