Thực trạng khám, chữa bệnh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân việt nam (Trang 45 - 48)

Chương 2 : Thị trường sức khỏe ở Việt Nam

2.5. Thực trạng khám, chữa bệnh ở Việt Nam

Theo đánh giá của ngành y tế, chất lượng khám chữa bệnh hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và sự kỳ vọng của người dân. Thời gian chờ đợi để được khám chữa bệnh kéo dài, thủ tục khám chữa bệnh còn phức tạp, việc lạm dụng thuốc, xét nghiệm cận lâm sàng chưa được kiểm sốt, sự cố về chun mơn – kỹ thuật của đội ngũ y – bác sĩ, cách giao tiếp, ứng xử của một bộ phận nhân viên y tế chưa thực sự làm hài lịng bệnh nhân.

Tình trạng quá tải phổ biến tại hầu hết bệnh viện ở các tuyến, đặc biệt quá tải trầm trọng ở tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh thường xuyên trên 100% và dao động từ 120% đến 150%, thậm chí tới 200% ở một số bệnh viện lớn như Bạch Mai, K, Chợ Rẫy và Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng q đơng bệnh nhân xuất hiện cả ở khu vực phòng khám lẫn khu vực điều trị nội trú: 2 – 3 bệnh nhân nội trú/1 giường, 1 bác sĩ phòng khám phải khám 60 – 100 bệnh nhân/ngày là phổ biến (Bộ y tế, 2011).

Bệnh viện quá tải là một vấn đề nhức nhối không chỉ của riêng ngành Y mà cịn của tồn xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc quá tải bệnh viện, tuy nhiên có thể tóm gọn trong những lý do sau đây:

(i) Theo Tổng cục thống kê tính đến ngày 1/4/2013 thì dân số nước ta hiện nay là 89.500.000 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, thứ 8 Châu Á và thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Tuổi thọ dân số tăng, dân số ngày càng già hóa làm cho nhu cầu khám, chữa bệnh tăng là một trong những nguyên nhân dẫn đến quá tải bệnh viện.

(ii) Xã hội ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh tật. Kinh tế phát triển, đời sống xã hội nâng cao, xe máy, ô tô nhiều nhưng ý thức giao thông kém dẫn đến tai nạn giao thông ngày càng nhiều. Bên cạnh đó lối sống sinh hoạt, lạm dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia, nghiện ma túy, nhiễm HIV, tai nạn do lao động làm tăng nhu cầu khám, chữa bệnh. Ngoài ra, việc xây nhiều nhà máy đã dẫn đến tình trạng ơ nhiễm khơng khí, đất, nước, tiếng ồn, biến đổi khí hậu, thời tiết bất

thường, bão, lũ, thiên tai sinh nhiều bệnh tật làm cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng cao dẫn đến quá tải bệnh viện.

(iii) Nguyên nhân thứ ba cũng được coi là nguyên nhân quan trọng nhất chính là việc bệnh viện tuyến cơ sở còn hạn chế cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực nên đã dồn bệnh nhân lên tuyến trên. Chất lượng khám, chữa bệnh tại tuyến dưới khơng đảm bảo dẫn tới mất lịng tin của bệnh nhân và sự thiếu tuân thủ quy định chuyển tuyến, chuyển tuyến ngược: 80% bệnh nhân đến khám tại bệnh viện tuyến trung ương là do tin tưởng vào chất lượng và dịch vụ; tỷ lệ bệnh nhân vượt tuyến ở bệnh viện tuyến trung ương là 75%, 90% ở bệnh viện nhi trung ương, 56% ở bệnh viện phụ sản, 58% ở bệnh viện tỉnh và 20,7% bệnh nhân ở bệnh viện huyện có thể xử lý tại cơ sở y tế tuyến dưới (Bộ y tế, 2011).

(iv) Chính sách tự chủ tài chính và xã hội hóa dẫn tới các bệnh viện tăng cường các hoạt động liên doanh liên kết trong đầu tư cung ứng dịch vụ (chủ yếu là trang thiết bị y tế kỹ thuật cao) làm tăng tính đa dạng trong cung ứng dịch vụ để hấp dẫn bệnh nhân. Các bệnh viện tăng các hoạt động tiếp thị thu hút bệnh nhân tới sử dụng dịch vụ và giữ cả những bệnh nhân thuộc phân tuyến kỹ thuật của tuyến dưới lại để điều trị, làm tăng thu cho bệnh viện.

Quá tải bệnh viện ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Thời gian chờ đợi khám tăng, trong khi đó thời gian khám bệnh ngắn lại (bác sĩ khơng có thời gian cho lời khuyên và tư vấn đến các bệnh nhân). Đặc biệt là ở các bệnh viện tuyến trên tình trạng kê thêm giường bệnh, nhận nhiều bệnh nhân nhưng diện tích mặt bằng không tăng, nguồn nhân lực không đủ đáp ứng, cơ sở vật chất đầu tư không hợp lý và không đúng thiết kế sẽ dẫn tới các bệnh viện không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành theo đúng quy định.

Ngồi ra cịn ảnh hưởng tới các nhân viên y tế: tình trạng thiếu nhân lực, nhân viên y tế, dẫn đến họ phải làm ngồi giờ, thêm giờ, tăng khối lượng cơng việc, không được nghỉ bù, nghỉ trực đầy đủ theo quy định có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.

Tóm lại, mặc dù đã được Nhà nước quan tâm, đầu tư, đưa ra nhiều chính sách và giải pháp, tuy nhiên hệ thống y tế tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được mong muốn và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Vì vậy, cải thiện và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là mục tiêu mà toàn ngành y tế hướng đến. Để đạt được mục tiêu này, Nhà nước phải có những chính sách đồng bộ và phù hợp để từng bước giải quyết những tồn tại, hạn chế của hệ thống y tế từ trung ương xuống địa phương. Trách nhiệm chính trong việc giảm tải bệnh viện thuộc về Nhà nước, bên cạnh đó cũng cần sự vào cuộc của các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội nhằm xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại và phát triển.

Chương 3: Nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân Việt Nam: phân tích thống kê mơ tả, so sánh và kiểm định phi tham số

Trong chương này tác giả sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu, từ bộ khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2012, cho ra kết quả nghiên cứu trên 3.003 người. Các cá nhân được lấy ngẫu nhiên và phân bố trên khắp cả nước với độ chính xác và độ tin cậy, cho phép khái quát và đại diện cho tất cả người dân trong nước mà nghiên cứu hướng đến. Từ đó, tác giả kiểm định thống kê mơ tả các biến, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kiểm tra sức khỏe của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)