Chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân việt nam (Trang 36 - 41)

Chương 2 : Thị trường sức khỏe ở Việt Nam

2.2. Chăm sóc sức khỏe

Chăm sóc sức khỏe thường được định nghĩa là tập hợp những hàng hóa và dịch vụ có mục đích chính là cải thiện hay phịng ngừa sự đi xuống của sức khỏe.

Liệu rằng sự chăm sóc sức khỏe có phải là một hàng hóa đặc biệt? Câu hỏi này được nhiều nhà kinh tế học như Arrow (1963), Culyer (1971), Klarman (1963), Mushkin (1958) trả lời là có. Sự chăm sóc sức khỏe đặc biệt vì nó tạo ra thất bại thị trường và khuyến khích sự xuất hiện của các chính sách trong lĩnh vực sức khỏe. Sự khác biệt này là do bốn tính chất của chăm sóc sức khỏe: (1) cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe là cầu phái sinh; (2) ngoại tác; (3) bất cân xứng thơng tin và (4) tính bất

định. Ở những hàng hóa khác chúng ta có thể thấy có một trong những tính chất trên. Tuy nhiên, đối với sức khỏe thì là tổng hợp của bốn tính chất. Vì vậy việc phân tích đúng đắn và đưa ra các hàm ý chính sách được xem là một thách thức lớn đối với nhà nghiên cứu lĩnh vực sức khỏe. Kiểm tra sức khỏe được xem là một trong những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, do đó nó có đầy đủ các tính chất đặc biệt của sự chăm sóc sức khỏe mà khơng một hàng hóa nào có được.

Cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Nhìn từ góc độ kinh tế học thì sự chăm sóc sức khỏe chỉ đơn thuần là một đầu vào trong việc tạo ra sức khỏe. Trong khi các hàng hóa khác được sử dụng càng nhiều thì mức thỏa dụng càng cao, nhưng chăm sóc sức khỏe là ngược lại, khơng ai muốn tiêu dùng nó. Sự chăm sóc sức khỏe được tiêu dùng để tạo ra sức khỏe, điều này ngụ ý rằng sức khỏe lúc này là một hàng hóa được mong muốn. Vì vậy sự chăm sóc sức khỏe thường là một hàng hóa xấu làm giảm trực tiếp thỏa dụng. Phần lớn mọi người đều thấy hạnh phúc nếu không sử dụng đến sự chăm sóc sức khỏe. Nhưng khi có ốm đau, bệnh tật thì chăm sóc sức khỏe là một hàng hóa tốt, vì mang lại sự hồi phục nhanh chóng. Vậy cầu đối với sự chăm sóc sức khỏe đến từ cầu của chính sức khỏe (Grossman, 1972), một cầu phái sinh.

Các nhà nghiên cứu có sự thống nhất chung rằng điều kiện cần cho một nhu cầu đối với hàng hóa hay dịch vụ là hàng hóa hay dịch vụ đó phải hiệu quả trong việc thỏa mãn một mục tiêu mong muốn. Vậy nên, quan hệ hiệu quả kỹ thuật có thể tạo nên khái niệm nhu cầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: nhu cầu có thể tồn tại chỉ ở trong trường hợp có dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả có khả năng cải thiện sức khỏe. Vì mối quan hệ hiệu quả này có thể được nghiên cứu một cách khoa học và có thể được nhận thức bởi bên thứ ba, nhu cầu có khả năng làm cơ sở cho một phân tích chuẩn tắc trong lĩnh vực sức khỏe.

Những nhà kinh tế sức khỏe vì thế phân biệt giữa nhu cầu và cầu. Nhu cầu phụ thuộc vào khả năng hưởng lợi từ sự chăm sóc sức khỏe trong khi cầu phụ thuộc vào sự ưa thích dựa trên khả năng chi trả. Nhu cầu khám sức khỏe được hình thành

từ khả năng hưởng lợi của việc đi kiểm tra sức khỏe. Từ đó, người dân sẽ biết được tình trạng sức khỏe mình như thế nào, có bệnh hay khơng bệnh và có cần sự can thiệp của một phương án điều trị nào không. Hướng tiếp cận chuẩn tắc bắt nguồn từ kinh tế học phúc lợi tân cổ điển nhấn mạnh về phía cầu, với nền tảng cho việc phân bổ theo sự ưa thích dựa trên khả năng và mức sẵn lòng chi trả. Hướng tiếp cận ngoại thỏa dụng đặt cho nhu cầu một vai trò trọng tâm như một nền tảng chuẩn tắc trong việc đánh giá tính hiệu quả và tính cơng bằng trong những hệ thống tài trợ và phân phối cho các hàng hóa khác nhau.

Bản chất phái sinh của cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cũng là những khái niệm về hiệu quả cả ở phía cung và phía cầu trong các phân tích về việc tiêu dùng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tạo nền tảng cho các phân tích chuẩn tắc trong lĩnh vực sức khỏe. Đó là đặc điểm mà các nhà kinh tế học khơng có được khi phân tích về hàng hóa cũng như hành vi tiêu dùng trong các lĩnh vực khác.

Các ngoại tác

Ngoại tác là các yếu tố bên ngoài tác động đến sức khỏe. Ngoại trừ những ngoại tác lên sức khỏe thể chất, các tranh luận về sự hiện diện và bản chất của ngoại tác đối với sự chăm sóc sức khỏe đều dựa trên sự nội quan và những chương trình trợ cấp của chính phủ các nước trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Những sự chú ý đầu tiên của các nhà kinh tế đối với vấn đề ngoại tác trong lĩnh vực sức khỏe bắt nguồn từ giữa thập niên 1960 trong một cuộc tranh cãi về hiệu quả tiềm năng của việc tài trợ và phân phối dịch vụ chăm sóc sức khỏe có sự tham gia của cả xã hội, được đại diện bởi Chương trình sức khỏe quốc gia Anh quốc. Tuy nhiên, nghiên cứu này đi theo hướng kinh tế học thực chứng nhằm mang lại các mô hình giải thích tại sao những chương trình cơng cộng vẫn có thể hiệu quả, nếu chúng là một phân tích chuẩn tắc khơng hơn không kém.

Culyer và Simpson (1980) nghiên cứu ba giai đoạn trong sự phát triển của những phân tích kinh tế về ngoại tác trong lĩnh vực sức khỏe. Ở giai đoạn đầu, những nhà kinh tế tranh luận rằng những ngoại tác là nhỏ hoặc không tồn tại đối với

các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thơng thường, ví dụ như việc khám chữa bệnh của bác sĩ hay bệnh viện. Những ngoại tác liên quan tới chính sách bị giới hạn ở các tác động lên sức khỏe thể chất gắn với những can thiệp vào các bệnh tật cộng đồng, lây nhiễm trực tiếp từ người sang người (ví dụ bệnh giang mai) hoặc gián tiếp qua mơi trường thể chất (ví dụ như bệnh lao) (Weisbrod, 1961). Một hành động bởi một cá nhân (ví dụ như đảm bảo nguồn nước sạch, tiêm phòng hoặc chữa trị các bệnh lây nhiễm) tạo nên các lợi ích trực tiếp lên sức khỏe người khác (giảm tỷ lệ bệnh tật). Các cơ chế thị trường, vốn bỏ qua những ngoại tác có lợi như thế, sẽ dẫn đến một mức thấp hơn mức tối ưu xã hội đối với những hành động như vậy.

Nước và khơng khí sạch cũng như các phương diện vệ sinh dịch tễ khác là những hàng hóa cơng và ai cũng có thể được hưởng lợi. Nguy cơ của vấn đề người khơng đóng góp mà được hưởng, vốn có thể ảnh hưởng tới việc cung cấp các hàng hóa kể trên, ln tồn tại. Việc tiêm phịng các bệnh lây lan có thể mang lại các lợi ích cho riêng cá nhân nếu chỉ một phần nhỏ của dân số được phòng bệnh. Nhưng khi số người được phòng bệnh tăng lên, việc tiêm phịng số đơng khiến phương án phòng bệnh này trở thành một hàng hóa cơng, khi người chưa tiêm phòng cũng được bảo vệ an toàn khỏi bệnh tật như người đã tiêm phòng.

Trong giai đoạn thứ hai, trọng tâm dồn về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thơng thường với tư cách nguồn của các ngoại tác có thể hỗ trợ chính sách. Các ngoại tác được tạo ra bởi sự tương tác giữa người và người, trong mức thỏa dụng thu được từ các hàng hóa. Trong đó những tiêu dùng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của những người khác cũng được đưa vào mơ hình.

Trong giai đoạn thứ ba, ngoại tác được cho là đến từ sự quan tâm đến sức khỏe của người khác. Bản thân sự tiêu dùng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khơng được nhấn mạnh mà là trạng thái sức khỏe. Có những người nhận được lợi ích từ việc người khác nhận được những sự chăm sóc sức khỏe cần thiết.

Bất cân xứng thông tin

Vấn đề thông tin bất cân xứng giữa nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng cho thấy bệnh nhân là người khơng biết hay biết rất ít về tình trạng bệnh của mình, mà phải hồn tồn lệ thuộc vào bác sĩ. Điều này dễ dàng dẫn đến thất bại thị trường, nếu bác sĩ khơng vì lợi ích của người bệnh mà thay vào đó là lợi ích của cá nhân thì các mất mát sẽ thuộc về bệnh nhân. Nếu khơng có sự giám sát trong việc tư vấn, khám và điều trị sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng quá mức các dịch vụ y tế và đẩy cao chi phí, làm cho người bệnh đã khổ nay cịn khổ hơn.

Tính bất định

Arrow (1963) chỉ ra hai dạng quan trọng của tính bất định trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: tính bất định trong cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tính bất định trong sự hiệu quả của phương án chữa trị. Con người không bao giờ biết khi nào mắc bệnh hay khi nào bị thương tật, mọi thứ đều đến một cách bất ngờ mà không tiên lượng trước được. Vì vậy khơng một ai có cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho đến khi họ có dấu hiệu của bệnh tật và đi khám tìm ra nguyên nhân sự bất ổn trong cơ thể. Ngày nay y học ngày càng phát triển hiện đại, có thể tiên đốn được hiệu quả của điều trị bệnh, nhưng chỉ là tương đối, nói cho cùng, nó khơng thể mơ tả liệu một phương án chữa trị có thể hiệu quả cho một cá nhân cụ thể trong một điều kiện cụ thể, có thể nói, trước khi một sự chữa trị diễn ra, ln có những sự bất định trong hiệu quả của nó. Cả hai sự bất định này đều mang tính cố hữu.

Tính hiệu quả kinh tế của các cơ chế thị trường phụ thuộc vào khả năng của một hệ thống cạnh tranh trong việc tạo ra một thị trường gánh chịu rủi ro (thị trường bảo hiểm). Nếu một thị trường như thế không được tạo ra, những thất bại thị trường sẽ diễn ra và những chính sách phi thị trường có thể cải thiện hiệu quả kinh tế. Việc thiếu đi một thị trường gánh chịu rủi ro có thể giải thích cho một số những định chế phi thị trường hiện thấy trong lĩnh vực sức khỏe. Dù cho bảo hiểm sức khỏe có tồn tại đối với nhiều loại rủi ro khác nhau, nó cũng phải chịu những thất bại thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân việt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)