.7 Thay đổi xác suất so với xác suất ban đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân việt nam (Trang 65 - 74)

P0 Thu nhập tăng 1000 đồng Chi phí tăng 1000 đồng Khu vực chọn ở thành thị Dân tộc chọn dân tộc Kinh Tăng 1 năm đi học Lựa chọn có bảo hiểm y tế Tăng thêm 1 đơn vị quan hệ Bệnh viện 1 Bệnh viện 2 Bệnh viện 4 0,0 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,1 -4,5E-6 -3,7E-5 0,052 0,113 0,009 -0,017 -0,010 0,140 0,028 0,195 0,2 -7,9E-6 -6,5E-5 0,088 0,178 0,015 -0,031 -0,018 0,215 0,048 0,285 0,3 -10,4E-6 -8,6E-5 0,109 0,210 0,020 -0,041 -0,024 0,249 0,061 0,318 0,4 -11,9E-6 -9,8E-5 0,119 0,219 0,023 -0,048 -0,027 0,254 0,068 0,316 0,5 -12,4E-6 -10,2E-5 0,118 0,209 0,024 -0,051 -0,029 0,239 0,069 0,290 0,6 -11,9E-6 -9,8E-5 0,108 0,185 0,022 -0,050 -0,028 0,210 0,065 0,250 0,7 -10,4E-6 -8,6E-5 0,091 0,150 0,019 -0,045 -0,025 0,169 0,055 0,198 0,8 -7,9E-6 -6,5E-5 0,066 0,107 0,015 -0,035 -0,019 0,119 0,041 0,138 0,9 -4,5E-6 -3,7E-5 0,036 0,056 0,008 -0,020 -0,011 0,062 0,022 0,071

Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ mơ hình nghiên cứu

Ghi chú: E là ký hiệu của một số nhân với 10 lũy thừa số khác (mEn = m x 10n)

Hình 4.1 Sự thay đổi xác suất do tác động biên của các nhân tố theo xác suất thu nhập ban đầu

Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ mơ hình nghiên cứu

-10% -5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% S ự t h ay đ ổi xác su ất do tác đ ộn g b iên củ a các n h ân tố

Xác suất tăng kiểm tra sức khỏe ban đầu P0

Thu nhập Chi phí Khu vực Dân tộc

Giáo dục Bảo hiểm y tế Mối quan hệ với chủ hộ (Family) Bệnh viện 1 (Dhosp1) Bệnh viện 2 (Dhosp2) Bệnh viện 4 (Dhosp4) 20% 40% 60% 80% 100%

Nếu người dân lựa chọn bệnh viện quận/huyện và bệnh viện trung ương thì xác suất tăng kiểm tra sức khỏe là mạnh nhất, so với việc chọn trạm y tế xã/phường (hình 4.1). Tuy nhiên, mức tăng xác suất cao nhất ở mức xác suất tăng kiểm tra sức khỏe ban đầu là 30%. Việc lựa chọn bệnh viện tỉnh/thành phố làm tăng xác suất kiểm tra sức khỏe hơn so với chọn trạm y tế xã/phường.

Kế đến là tác động biên của biến dân tộc. Dân tộc Kinh làm tăng xác suất kiểm tra sức khỏe và xác suất tăng kiểm tra sức khỏe sẽ tăng theo tốc độ giảm dần nếu như xác suất tăng kiểm tra sức khỏe ban đầu là cao.

Tương tự, người ở khu vực thành thị thì có khuynh hướng làm tăng xác suất kiểm tra sức khỏe. Nếu người được điều tra tăng một năm đi học thì làm tăng xác suất kiểm tra sức khỏe ở các mức xác suất ban đầu cho trước.

Thu nhập thì có khuynh hướng làm giảm xác suất kiểm tra sức khỏe và xác suất tăng kiểm tra sức khỏe sẽ tăng theo tốc độ tăng dần nếu như xác suất tăng kiểm tra sức khỏe ban đầu là cao.

Biến chi phí tăng lên 1.000 đồng thì làm giảm xác suất kiểm tra sức khỏe và xác suất tăng kiểm tra sức khỏe sẽ tăng theo tốc độ tăng dần nếu như xác suất tăng kiểm tra sức khỏe ban đầu là cao.

Mối quan hệ với chủ hộ càng xa (ơng bà nội/ngoại), thì làm giảm xác suất kiểm tra sức khỏe. Và người có bảo hiểm y tế làm giảm xác suất kiểm tra sức khỏe mạnh nhất (nằm dưới trục hoành).

Chương 5: Kết luận

Dựa vào các kết quả đã phân tích, trong chương này tác giả đưa ra kết luận về những yếu tố tác động đến quyết định kiểm tra sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó nghiên cứu cịn có một số giới hạn nhất định, cũng được tác giả làm rõ trong phần giới hạn của đề tài. Đồng thời, dựa vào tầm quan trọng của các yếu tố để đưa ra kiến nghị nhằm góp phần giúp các nhà làm chính sách có thể áp dụng, triển khai trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dân.

5.1. Tóm lược phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài “Nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân Việt Nam” tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu như sau:

(i) Phương pháp thống kê mô tả, so sánh và kiểm định phi tham số. Tác giả mô tả dữ liệu của từng nhân tố ra các bảng khác nhau, để xem xét và so sánh. Bên cạnh đó, kiểm định phi tham số để xác định mức ý nghĩa của từng nhân tố tác động đến quyết định kiểm tra sức khỏe.

(ii) Bài viết sử dụng mơ hình hồi quy binary logit, mà biến phụ thuộc là kiểm tra sức khỏe (có = 1, khơng = 0), để xác định các nhân tố tác động đến quyết định kiểm tra sức khỏe của người dân.

Lý do tác giả chọn phương pháp thống kê mô tả, so sánh, kiểm định phi tham số và mơ hình hồi quy binary logit là vì hai phương pháp này hỗ trợ lẫn nhau trong việc giải thích tác động của từng biến đến kiểm tra sức khỏe.

5.2. Các đóng góp chính của bài viết

Kết quả hồi quy mơ hình binary logit về các nhân tố tác động đến việc kiểm tra sức khỏe của người dân Việt Nam cho thấy:

(i) Thu nhập tăng làm giảm kiểm tra sức khỏe (xem bảng 4.2 trang 48), nhưng khi thu nhập tăng càng lớn thì sẽ làm tăng nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân (xem bảng 3.1 trang 39 và bảng 4.2 trang 48). Điều này có ý nghĩa là khi thu nhập tăng lên nhưng khơng đáng kể thì người dân lại tiếp tục muốn gia tăng thêm thu nhập, không muốn mất thời gian và chi phí cho việc kiểm tra sức khỏe (chi

phí cơ hội). Đối với người có mức thu nhập cao thì họ ý thức được giá trị của sức khỏe là rất quan trọng do đó nhu cầu kiểm tra sức khỏe sẽ tăng.

(ii) Tương tự biến chí phí làm giảm kiểm tra sức khỏe, khi chi phí tăng (xem bảng 3.2 trang 40 và bảng 4.2 trang 48), nhưng khi chi phí tăng nhanh thì nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân tăng lên (xem bảng 4.2 trang 48). Điều này mở ra một thị trường chăm sóc sức khỏe chất lượng, đi đơi với chi phí cao và phân thị trường thành hai phân khúc là thị trường giá cao và thị trường giá thấp.

(iii) Kế đến là biến khu vực cho biết người dân sống ở thành thị làm tăng khả năng khám sức khỏe so với ở nông thôn, điều này nhất quán ở thống kê mô tả và mơ hình hồi quy (xem bảng 3.3 trang 40 và bảng 4.2 trang 48).

(iv) Biến hôn nhân cho thấy tình trạng hơn nhân khơng có sự tác động đến quyết định kiểm tra sức khỏe của người dân, việc giải thích này phù hợp với thống kê mơ tả và mơ hình hồi quy (xem bảng 3.4 trang 41 và bảng 4.2 trang 48).

Ngồi ra, các biến kiểm sốt khác được đưa vào mơ hình để làm cho các biến quan trọng có ý nghĩa hơn bao gồm các nhân tố tác động đến quyết định kiểm tra sức khỏe của người dân như sau:

Nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân tộc Kinh cao hơn các dân tộc khác (xem bảng 3.5 trang 41 và bảng 4.2 trang 48). Trình độ học vấn cũng góp phần làm tăng khám sức khỏe của người dân. Đối với người có trình độ học vấn cao thì họ ý thức được các vấn đề về sức khỏe và hiểu được tầm quan trọng của việc khám sức khỏe, nên nhu cầu khám sức khỏe cao hơn so với người có trình độ học vấn thấp (xem bảng 3.6 trang 42 và bảng 4.2 trang 48).

Tương tự, biến bệnh viện trung ương, tỉnh/thành phố, quận/huyện làm tăng kiểm tra sức khỏe hơn so với việc chọn trạm y tế xã/phường, điều này cho thấy chất lượng ở các bệnh viện Việt Nam là khơng như nhau. Do đó người dân sẽ lựa chọn bệnh viện chất lượng hơn (bệnh viện tuyến trên) để đi khám, chữa bệnh. Mối quan hệ với chủ hộ có ý nghĩa làm giảm việc khám sức khỏe. Người có bảo hiểm y tế có khuynh hướng làm giảm kiểm tra sức khỏe (xem bảng 4.2 trang 48). Các nhân tố

này đều có ý nghĩa về mặt thống kê mơ tả và trong mơ hình hồi quy binary logit với các giải thích về quyết định có kiểm tra sức khỏe hay không của người dân.

5.3. Giới hạn của nghiên cứu

(i) Đề tài chưa có sự phân loại trong việc khám sức khỏe theo mục tiêu gì, có thể là khám để phát hiện bệnh, xin việc làm hay thi bằng lái xe. Do đó, trong những nghiên cứu sắp tới tác giả sẽ nghiên cứu về khám sức khỏe để phát hiện bệnh, nhằm nâng cao sức khỏe cho người dân.

(ii) Khoảng cách từ nơi cư trú đến địa điểm khám, chữa bệnh, có thể là dễ dàng hay trở ngại đối với người đi khám. Nên nó ảnh hưởng đến khả năng kiểm tra sức khỏe. Vì vậy đây cũng là một giới hạn trong nghiên cứu này.

(iii) Nghiên cứu chưa phân loại được người dân đi kiểm tra sức khỏe là khám tổng quát hay khám chuyên môn cho từng loại bệnh. Vì vậy trong nghiên cứu sắp tới tác giả sẽ tập trung vào một số bệnh cụ thể thì câu trả lời sẽ rõ ràng hơn.

(iv) Việc phát hiện bệnh nặng hay nhẹ, thời gian lưu trú là bao lâu và số lần khám, chữa bệnh trong năm cũng chưa được phân tích rõ. Vì có những người khám nhiều lần trong năm. Do đó, trong nghiên cứu sắp tới tác giả sẽ sử dụng mơ hình Multinomial logit để xác định chính xác hơn.

(v) Dữ liệu được điều tra trên tồn quốc, nên khơng có sự phân biệt giữa các vùng địa lý như Bắc, Trung và Nam. Nếu được, trong nghiên cứu sắp tới tác giả sẽ làm đề tài ở một địa phương nhất định.

(vi) Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2012 là dữ liệu chéo tại một thời điểm. Sự biến động về mặt kinh tế xã hội và các thể chế chính sách có tác động đến kiểm tra sức khỏe, nên cần phải theo dõi ở hai thời điểm, điều này cho thấy sử dụng dữ liệu bảng là tốt hơn. Vì vậy trong nghiên cứu sắp tới tác giả sẽ sử dụng dữ liệu bảng, để nghiên cứu đối tượng theo thời gian xem sự thay đổi kiểm tra sức khỏe như thế nào.

(vii) Sự quen biết, có người thân (gia đình, bạn bè và đồng nghiệp) làm trong cơ sở khám, chữa bệnh là một trong những nhân tố tác động đến kiểm tra sức khỏe.

Vì vậy trong nghiên cứu sắp tới tác giả sẽ đưa biến này vào, để giải thích cho quyết định kiểm tra sức khỏe chính xác hơn.

5.4. Hàm ý chính sách

Bằng chứng thống kê và ước lượng mơ hình hồi quy cho thấy có nhiều nhân tố tác động đến quyết định có kiểm tra sức khỏe hay khơng, với mức giải thích tương đối cao. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, bài viết thảo luận và đề xuất một số chính sách cho các nhà quản lý trong việc hoạch định và thực thi chính sách nhằm nâng cao sức khỏe cho người dân như sau:

(i) Thu nhập của người dân càng cao thì nhu cầu kiểm tra sức khỏe tăng. Vì vậy sự giàu, nghèo tác động mạnh đến việc khám sức khỏe. Người giàu có xu hướng sẽ kiểm tra sức khỏe cao hơn người nghèo. Do đó, Nhà nước cần quan tâm hơn đối với người nghèo, nhằm nâng cao sức khỏe cho toàn dân, tránh nguy cơ khi phát hiện bệnh đã là giai đoạn cuối.

(ii) Chi phí là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến việc kiểm tra sức khỏe. Trong mẫu nghiên cứu này cho thấy biến chi phí phân thị trường thành hai phân khúc: (1) đối với thị trường bình dân, mức chi phí cao thì nhu cầu khám sức khỏe giảm, điều này nhất quán với các nước đang phát triển. (2) Tuy nhiên, đối với thị trường cao cấp thì chi phí q cao vẫn rất đơng người đến khám.

(iii) Khu vực sống và dân tộc là hai biến cộng tuyến. Những người dân tộc thiểu số thì thường sống ở nơng thơn, theo nghiên cứu thì người ở nơng thơn ít đi khám sức khỏe. Vì vậy, Nhà nước cần tuyên truyền cho người sống ở khu vực nông thôn, đặc biệt là những người đứng đầu đồng bào các dân tộc thiểu số hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của việc khám sức khỏe.

(iv) Nghiên cứu cho thấy tình trạng hơn nhân khơng tác động đến quyết định kiểm tra sức khỏe. Người có gia đình và người độc thân khơng có khác biệt trong nhu cầu kiểm tra sức khỏe.

(v) Trình độ học vấn tác động đến sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe. Người có học vấn cao sẽ có ý thức về sức khỏe, biết cách phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh tật. Vì vậy, người có học vấn cao sẽ có nhu cầu

kiểm tra sức khỏe cao hơn người có học vấn thấp. Do đó, việc nâng cao trình độ học vấn cho người dân là hết sức quan trọng. Nhà nước cần có những chính sách nâng cao trình độ của người dân. Ví dụ như phổ cập giáo dục hay đưa thêm các kiến thức về vấn đề sức khỏe vào chương trình giảng dạy.

(vi) Người dân có nhu cầu kiểm tra sức khỏe ở bệnh viện tuyến trên cao hơn bệnh viện tuyến dưới. Hầu như ở các quốc gia phát triển thì chất lượng này là như nhau. Nhưng ở Việt Nam các bệnh viện tuyến trên có đội ngũ y – bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng tốt. Vì vậy, để nâng cao chất lượng các bệnh viện tuyến dưới thì Nhà nước cần phải có lộ trình, theo sự phát triển của nền kinh tế.

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

Bộ y tế (2011). Nghiên cứu thực trạng quá tải, dưới tải của hệ thống bệnh viện các

tuyến và đề xuất giải pháp khắc phục. Hà Nội.

Bộ y tế (2013). Báo cáo sơ kết ba năm (2011-1013) thực hiện Chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Hà Nội.

Lê Bảo Lâm và cộng sự (2013). Kinh tế vi mơ. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kinh tế.

Nguyễn Thị Minh Thoa, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Thị Kim Chức and Lars Lindholm. (2013). The impact of economic growth on health care utilization:

a longitudinal study in rural Vietnam. International Journal for Equity in

Health.

Nguyễn Trọng Hồi (2006). Bất cân xứng thơng tin về thơng tin trên thị trường tài

chính. Bài giảng cho học viên cao học. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí

Minh.

Tổng cục môi trường (2013). Báo cáo môi trường quốc gia 2013 – môi trường

khơng khí. Bộ tài ngun và mơi trường.

Tổng cục thống kê (2012). Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2012. Nhà xuất bản thống kê.

Tổng cục thống kê (2013). Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình: các

kết quả chủ yếu. Nhà xuất bản thống kê.

Tổng cục thống kê (2014). Y tế Việt Nam: Qua điều tra cơ sở hành chính sự nghiệp

năm 2012. Nhà xuất bản thống kê.

Trần Văn Thuấn (2014). Báo cáo thực trạng các Chương trình mục tiêu về bệnh không lây nhiễm – Bệnh ung thư. Hà Nội

Tiếng Anh

Akerlof, George A. (2001). Behavioral macroeconomics and macroeconomics behavior. Department of economics, University of California, Berkeley.

Akinci, F., Esatoglu, A. E., Tengilimoglu, D., Parsons, A. (2004). Hospital Choice

Factors: A Case Study In Turkey. Health marketing quarterly.

Arrow, K. J. (1963). Uncertainty and the welfare economics of medical care. The

American Economic Review, 53(5), 941-973.

Assael, Henry. (1995). Consumer behavior and marketing action. Cincinnati, Ohio : South-Western College Publishing.

Culyer, A. J. (1971). The nature of the commodity'health care'and its efficient allocation. Oxford economic papers, 23(2), 189-211.

Culyer, A. J., & Simpson, H. (1980). Externality Models and Health: a Ruckblick over the last Twenty Years. Economic Record, 56(154), 222-230.

Donaldson, C., Gerard, K., Mitton, C., Jan, S., & Wiseman, V. (2004). Economics

of health care financing: the visible hand: Palgrave Macmillan.

Grossman, M. (1972). On the concept of health capital and the demand for health. The Journal of Political Economy, 80(2), 223-255.

IARC (2012). GLOBOCAN 2012 Population Fact Sheet for Vietnam. Section of

Cancer Surveillance [Internet]. [cited 2014 Mar 16]. Available from:

http://globocan.iarc.fr/Pages/fact_sheets_population.aspx.

IARC (2014). World cancer report 2014. Pub IARC.

Kalat, Jame W. (2013). Introduction to psychology. Wadsworth publisher .

Kirin Holdings. Kirin Beer University Report. Global Beer Consumption by Country in 2013 [Internet]. [cited 2014 Mar 15]. Available from:

http://www.kirinholdings.co.jp/english/news/2014/1224_01.html#table1 Klarman, H. E. (1963). The Distinctive Economic Characteristics of Health

Services. Journal of Health and Human Behavior, 4(1), 44-49.

Kotler (2000). Quản trị Marketing. Nhà xuất bản Thống kê.

Kotler, Philip and Amstrong, Gary (2010). Principles of Marketing. Pearson

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân việt nam (Trang 65 - 74)