Thị trường sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân việt nam (Trang 41 - 43)

Chương 2 : Thị trường sức khỏe ở Việt Nam

2.3. Thị trường sức khỏe

Theo Smith (1776) giới thiệu thì thị trường được điều chỉnh bởi “bàn tay vơ hình”. Nhưng trong cuốn sách của Donaldson, Gerard, Mitton, Jan và Wiseman (2004) nhấn mạnh rằng bàn tay chi phối trong lĩnh vực sức khỏe khơng phải là “bàn tay vơ hình”. Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển thì việc chi tiêu cho y tế được tài trợ bởi nguồn chi cơng cộng trực tiếp hoặc thơng qua chính sách thuế dưới dạng miễn thuế đối với lợi nhuận từ việc chăm sóc sức khỏe.

Những quy định pháp luật và các định chế phi thị trường khác có vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi và việc phân bổ nguồn lực trong khu vực tư nhân. Nếu vai trị của “bàn tay vơ hình” với các cơ chế thị trường thường bị giới hạn trong lĩnh vực sức khỏe, bằng cách nào chúng ta tìm ra một cơ chế phân phối một cách công bằng và hiệu quả các nguồn lực trong chăm sóc sức khỏe. Biết được cơ chế nào không hiệu quả chỉ là một mặt của vấn đề, vấn đề cịn lại là phải tìm ra cơ chế hiệu quả. Kinh tế học chuẩn tắc, về bản chất, là việc xếp hạng (theo thứ tự từ tốt đến xấu) những sự phân bổ các nguồn lực kinh tế và các chính sách tạo ra chúng, theo một quan điểm kinh tế. Việc xếp hạng một chính sách địi hỏi một phân tích thực chứng mơ tả một cách đúng đắn tác động của chính sách đó lên việc phân bổ nguồn lực và các tiêu chuẩn về những tác nhân sẽ tạo ra một sự phân bổ tốt hơn. Trong cơ chế thị trường, để có lợi nhuận tối đa, nhà sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu và giá cả thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Thông qua cơ chế thị trường, các nguồn lực của nền kinh tế tự động phân bổ một cách tối ưu. Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thị trường phải có mơi trường cạnh tranh hồn hảo, thơng tin đầy đủ và khơng bị ảnh hưởng bởi các tác động của ngoại tác.

Trong lĩnh vực y tế thị trường không bị chi phối bởi “bàn tay vơ hình”. Vì dịch vụ chăm sóc sức khỏe có những tính chất đặc biệt mà khơng có bất kì một thị trường nào có được, nên cơ chế thị trường không thể vận hành một cách hiệu quả.

Các nhà nghiên cứu nhận định rằng thị trường y tế luôn tồn tại các nhân tố làm thất bại thị trường, các yếu tố này được mô tả cụ thể như sau:

Trong thị trường tự do, giá của một hàng hóa là điểm cân bằng giữa phía cung và cầu, hay nói cách khác giá xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Nhưng trong thị trường y tế thì giá khơng phải như vậy, giá các sản phẩm và dịch vụ y tế do nhà cung cấp quy định và Nhà nước là người giám sát, điều hành và quản lý giá của thị trường. Vì vậy trong thị trường y tế hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe khơng phải là thị trường tự do.

Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân viên y tế và đội ngũ y – bác sĩ. Do đó, trong thị trường y tế khơng có sự cạnh tranh hồn hảo.

Thông tin bất cân xứng giữa nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng là một điểm cốt lõi dẫn đến thất bại thị trường. Bệnh nhân không biết hoặc biết rất ít về bệnh tật, cách phịng ngừa, giá cả các dịch vụ và các chỉ định điều trị. Do vậy hầu hết người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của bác sĩ trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế. Nếu vấn đề này khơng được kiểm sốt tốt sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đẩy cao chi phí y tế.

Trong lĩnh vực sức khỏe thì một vài dịch vụ y tế có những đặc điểm của một hàng hóa cơng cộng như y tế dự phịng, hay dịch vụ giáo dục sức khỏe. Vì vậy ai cũng có thể đến các cơ sở này, không phân biệt bất cứ cá nhân nào (người giàu hay người nghèo, các ngành nghề khác nhau, các tầng lớp xã hội). Đây là lợi ích khơng chỉ giới hạn ở những người trả tiền hưởng dịch vụ mà kể cả những người không trả tiền cũng được hưởng lợi ích này. Chính điều này khơng tạo ra được động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất, khơng khuyến khích được việc cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Do vậy, để đảm bảo đáp ứng cung, cầu trong lĩnh vực y tế cần có sự

can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước trong việc đưa ra các chính sách, quản lý và điều hành cho các dịch vụ y tế cơng cộng.

Tóm lại, do tính chất đặc thù của sức khỏe, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thị trường chăm sóc sức khỏe, Nhà nước đóng vai trị rất quan trọng trong việc quản lý và cung ứng các dịch vụ này. Nhà nước cần giữ vai trò cung ứng đối với dịch vụ y tế công cộng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các dịch vụ y tế tư nhân. Nhà nước cần kiểm soát giá, chất lượng, tăng cường thông tin và thẩm định điều kiện hành nghề. Đối với thị trường bảo hiểm y tế, kinh nghiệm quốc tế cho thấy rất khó kiểm sốt các yếu tố làm thất bại thị trường. Mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế cho toàn dân là điều cần phải hướng đến để mọi người dân đều có thể tiếp cận, nhằm nâng cao sức khỏe cho toàn dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu kiểm tra sức khỏe của người dân việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)