Thang đo cho yếu tố ý định sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố vền nhận thức có ảnh hưởng đến ý định sử dụng mobile banking của khách hàng cá nhân tại TP HCM, việt nam (Trang 39 - 42)

Stt Biến quan sát

1 Tơi có kế hoạch sử dụng mobile banking trong tương lai. 2 Tơi có ý định sử dụng mobile banking trong tương lai. 3 Tôi sẽ sử dụng mobile banking trong tương lai.

Nguồn: Kim và cộng sự, 2007; Venkatesh và cộng sự, 2003

3.2.2. Điều chỉnh thang đo

Thực hiện nghiên cứu định tính nhằm khám phá, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mơ hình.

Ở phần này, nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với các đối tượng được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện nhưng vẫn phản ánh được đặc trưng của tập hợp mẫu quan sát.

Đối tượng được chọn để tham gia nghiên cứu định tính là các chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng điện tử và đại diện cho người tiêu dùng đã từng sử dụng dịch vụ mobile banking.

a. Đại diện cho quan điểm các chuyên gia

- Bà: Trần Thị Hằng, Phó giám đốc phụ trách Phịng Dịch vụ Marketing của Agribank CN Lý Thường Kiệt.

- Ông: Vũ Tiến Phước,Trưởng Phòng Dịch vụ Marketing của Agribank CN Lý Thường Kiệt.

- Bà: Nguyễn Thị Ngọc Lan, thành viên nhóm dự án phát triển dịch vụ mobile banking của Eximbank.

b. Đại diện cho quan điểm người đã từng sử dụng dịch vụ mobile banking - Ông: Nguyễn Thành Đạt, nhân viên văn phòng.

- Bà: Trịnh Thị Ngọc, nội trợ.

- Bà: Ngô Thanh Mai, chủ doanh nghiệp.

Phương pháp thu thập dữ liệu định tính: sử dụng bảng thảo luận tay đơi theo một dàn bài được chuẩn bị trước.

c. Nội dung thảo luận: Trao đổi về các yếu tố nhận thức tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức về rủi ro, ý định sử dụng dịch vụ mobile banking. (Bảng dàn bài thảo luận xem ở phụ lục 1).

d. Trình tự tiến hành:

- Tiến hành thảo luận tay đôi giữa người nghiên cứu với từng đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu định tính để thu nhận dữ liệu liên quan.

- Sau khi phỏng vấn hết các đối tượng, dựa trên dữ liệu thu thập được, tiến hành hiệu chỉnh bảng câu hỏi.

- Dữ liệu hiệu chỉnh được đã được trao đổi lại với các đối tượng tham gia một lần nữa. Q trình nghiên cứu định tính được kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho các kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà khơng tìm thấy sự thay đổi gì mới.

3.2.3. Kết quả điều chỉnh thang đo

Sau khi khảo sát định tính bằng dàn bài thảo luận, các đối tượng tham gia phỏng vấn đã bổ sung một số phát biểu cần thiết để đo lường các biến trong mơ hình đề xuất.

a. Thang đo nhận thức tính hữu ích

Thang đo sơ bộ của yếu tố nhận thức tính hữu ích gồm có ba biến quan sát, sau khi nghiên cứu định tính, bổ xung thêm hai phát biểu như sau:

“Tôi nghĩ rằng sử dụng dịch vụ mobile banking sẽ giúp tôi thực hiện giao dịch ngân hàng ở bất cứ nơi nào.”

“Tôi nghĩ rằng sử dụng dịch vụ mobile banking sẽ giúp tôi thực hiện giao dịch ngân hàng ở bất kì lúc nào.”

b. Thang đo nhận thức tính dễ sử dụng

Tồn bộ người trả lời đều có ý kiến trùng với các phát biểu trong thang đo. Thang đo này khơng có điều chỉnh gì so với ban đầu.

c. Thang đo nhận thức về rủi ro

Thang đo sơ bộ của yếu tố nhận thức về rủi ro hoạt động gồm có ba biến quan sát, sau khi nghiên cứu định tính, bổ xung thêm một phát biểu như sau:

“Dịch vụ mobile banking sẽ khơng hoạt động được vì tơi qn mật khẩu.”

d. Thang đo ý định sử dụng

Thang đo này khơng có điều chỉnh gì so với ban đầu.

3.2.4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính đã giúp điều chỉnh thang đo, đó là thêm vào ba biến quan sát. Cuối cùng mơ hình trong “Nghiên cứu các yếu tố về nhận thức có ảnh hưởng đến ý định sử dụng mobile banking của khách hàng cá nhân tại TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam” sử dụng 3 yếu tố có tác động đến ý định sử dụng và có 27 biến quan sát.

Kết quả nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo được tóm tắt thơng qua bảng 3.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố vền nhận thức có ảnh hưởng đến ý định sử dụng mobile banking của khách hàng cá nhân tại TP HCM, việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)