Tổng hợp các yếu tố nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố vền nhận thức có ảnh hưởng đến ý định sử dụng mobile banking của khách hàng cá nhân tại TP HCM, việt nam (Trang 31 - 36)

Yếu tố Mô t Các tham khảo

Nhận thức tính hữu ích

là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc biệt sẽ nâng cao hiệu suất cơng việc của mình.

Davis (1989), Rogers (1995), Venkatesh và cộng sự (2003), Lê Thị Kim Tuyết (2008), Akturan & Tezcan (2012), Vu (2013), Chen (2013)

Nhận thức tính dễ sử

dụng là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc biệt sẽ không cần phải nỗ lực.

Davis (1989), Rogers (1995), Venkatesh và cộng sự (2003), Lê Thị Kim Tuyết (2008), Akturan & Tezcan (2012), Vu (2013), Chen (2013)

Nhận thức về rủi ro

(rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro thời gian, rủi ro tâm lý và rủi ro bảo mật)

nhận thức rủi ro thường được định nghĩa là một nhận thức về nguy cơ tiềm ẩn trong việc sử dụng cơ sở hạ tầng internet mở để trao đổi thơng tin cá nhân, và nó thường được vận hành như một cấu trúc đa chiều.

Akturan & Tezcan (2012), Vu (2013), Chen (2013) Nhận thức tính hữu ích Nhận thức tính dễ sử dụng Nhận thức về rủi ro Ý định sử dụng

2.4. Giả thuyết nghiên cứu

Yếu tố mong đợi sự nỗ lực từ lý thuyết UTAUT được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2003) và yếu tố phức tạp trong lý thuyết IDT của Rogers (1995) được coi là tương tự như yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng trong mơ hình TAM (Venkatesh và cộng sự, 2003). Tương tự như vậy, lợi thế tương đối của IDT, mong đợi thành tích của UTAUT và nhận thức tính hữu ích từ TAM là tương tự nhau (Venkatesh và cộng sự, 2003). Yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng và nhận thức tính hữu ích được chỉ ra là có tác động đến ý định sử dụng một hệ thống công nghệ. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ internet banking của Lê Thị Kim Tuyết (2008) cho thấy hai yếu tố trên cũng có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ internet banking.

Các nghiên cứu về dịch vụ mobile banking như nghiên cứu của Vu (2013) cho thấy yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng và nhận thức tính hữu ích tác động có ý nghĩa đến việc sử dụng dịch vụ mobile banking. Nghiên cứu của Chen (2013) cũng cho thấy hai yếu tố này tác động đến ý định sử dụng thông qua thái độ sử dụng.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Akturan & Tezcan (2012) về sự chấp nhận dịch vụ mobile banking với đối tượng khảo sát là những thanh niên tại Thổ Nhĩ Kỳ thì yếu tố nhận thức tính hữu ích khơng tác động trực tiếp đến ý định sử dụng mà nó chỉ tác động đến ý định sử dụng thông qua tác động lên thái độ sử dụng.

Từ những nghiên cứu trên đây, có hai giả thuyết được đề xuất:

Giả thuyết 1: Đặc tính nhận thức tính hữu ích có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking tại TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Giả thuyết 2: Đặc tính nhận thức tính dễ sử dụng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking tại TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Thuyết nhận thức rủi ro TPR của Bauer (1960) cho rằng nhận thức rủi ro có tác động đến hành vi tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ công nghệ. Theo nghiên cứu của Akturan & Tezcan (2012) thì yếu tố nhận thức rủi ro có tác động đến ý định sử

dụng thông qua thái độ sử dụng. Nghiên cứu của Chen (2013) thì đã cho thấy nhận thức về rủi ro có tác động âm đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking và nghiên cứu của Vu (2013) cho thấy tác động âm đến việc sử dụng dịch vụ. Từ đây, giả thuyết H3 được phát biểu như sau:

Giả thuyết 3: Đặc tính nhận thức về rủi ro có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã tóm lược các khái niệm, q trình phát triển, cơng nghệ được sử dụng của dịch vụ mobile banking; đồng thời đã khái quát một số lý thuyết và cơng trình nghiên cứu có liên quan, từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu các yếu tố về nhận thức có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam, bao gồm: yếu tố nhận thức tính hữu ích, yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng và yếu tố nhận thức về rủi ro.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này gồm hai phần chính:

(1) Nghiên cứu định tính: phần này tập trung vào phát triển và điều chỉnh thang đo.

(2) Nghiên cứu định lượng: phần này tập trung vào thiết kế bản câu hỏi, phương pháp thu thập dữ liệu và thiết kế mẫu.

3.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Đề xuất mơ hình nghiên cứu, các giả thuyết và

thang đo sơ bộ

Nghiên cứu định tính: Điều chỉnh mơ hình,

Nghiên cứu định lượng: thu thập dữ liệu Đánh giá thang đo

Kiểm định mơ hình

Hàm ý chính sách và giải pháp

Đề tài đã được thực hiện thông qua 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. (1) Nghiên cứu định tính nhằm bổ sung khám phá, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát trong mơ hình và hiệu chỉnh bảng câu hỏi khảo sát. Chủ yếu sẽ sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với các đối tượng là các chuyên gia trong lĩnh vực này và một số cá nhân có ý định sử dụng dịch vụ mobile banking. (2) Nghiên cứu định lượng được thực đánh giá thang đo, chọn mẫu, thu thập, phân tích dữ liệu thăm dò, cũng như ước lượng và kiểm định mơ hình. Tồn bộ qui trình nghiên cứu được trình bày như hình 3.1.

3.2. Nghiên cứu định tính

3.2.1. Phát triển thang đo sơ bộ

Việc xây dựng thang đo cho các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu các yếu tố về nhận thức có ảnh hưởng đến ý định sử dụng mobile banking được dựa trên cơ sở là mơ hình UTAUT của Vankatesh và cộng sự (2003) và một vài nghiên cứu khác.

Trong nghiên cứu này, có bốn khái niệm nghiên cứu được sử dụng: (1) Nhận thức tính hữu ích, (2) Nhận thức tính dễ sử dụng, (3) Nhận thức về rủi ro, (4) Ý định sử dụng.

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert năm điểm. Thang đo này được dùng để đo lường thái độ của người trả lời bằng cách hỏi mức độ mà họ đồng ý hay không đồng ý với một câu hỏi cụ thể hoặc tuyên bố.

(1) Hồn tồn khơng đồng ý; (2) Không đồng ý;

(3) Trung dung (khơng có ý kiến); (4) Đồng ý;

3.2.1.1.Thang đo sơ bộ cho yếu tố nhận thức tính hữu ích

Nhận thức tính hữu ích là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc biệt sẽ nâng cao hiệu suất cơng việc của mình (Davis, 1989).

Thang đo cho yếu tố nhận thức tính hữu ích được tham khảo từ nghiên cứu của Vu (2013) (sau khi loại bỏ một số biến khơng thích hợp với nghiên cứu này) được trình bày trong bảng 3.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố vền nhận thức có ảnh hưởng đến ý định sử dụng mobile banking của khách hàng cá nhân tại TP HCM, việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)