Thói quen sử dụng tiền mặt và dự trữ vàng của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 73)

Việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế do thói

quen của người dân Việt Nam thích thanh tốn bằng tiền mặt, có của thì cất ở nhà,

hay người dân tự cho vay mượn lẫn nhau thơng qua hình thức vay nóng được lãi

suất cao hơn do trình độ người dân chưa nhìn nhận được sự rủi ro của nó. Đa số

người dân chưa trọn tin tưởng vào các tiện ích của ngân hàng, nhất là các dịch thẻ

thanh toán, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Nhiều người lớn tuổi chưa qua sử dụng máy vi tính nên họ khá ngại thanh toán qua thẻ. Bên cạnh đó hiện nay

nước ta vẫn còn một khối lượng vàng lớn đang được tích trữ trong dân chúng, vì từ xưa đến nay người dân cho rằng vàng là phương tiện dự trữ ổn định và là của để

dành. Do vậy khi các sàn giao dịch vàng đóng cửa, các NHTM không huy động tiền gửi bằng vàng nhưng người dân vẫn dự trữ vàng và mua vàng với giá cao mặc dù có nhiều rủi ro.

Năm 2007 với nhiều tín hiệu tốt từ nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng nhanh, chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm chỉ số VNIndex đã tăng

lên từ 751 điểm đến 1170 điểm. Với sự phát triển quá nóng của thị trường chứng

khoán đã thu hút được khá nhiều nguồn vốn từ các kênh đầu tư khác, cụ thể là

nguồn vốn huy động của ngân hàng. Tuy nhiên từ năm 2008 đến nay do ảnh hưởng của cuộc suy thối tồn cầu và nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều bất ổn, thị trường chứng khoán đã sụt giảm nhiều cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn khá lớn của nền kinh tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả phân tích về tình hình của nguồn vốn huy động của hệ thống Ngân

hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014, đồng thời phân tích ảnh

hưởng của bốn nha tố kinh tế vĩ mô là chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, cung tiền và chỉ

số VNIndex đến nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014. Kết quả cho thấy sự tác động và ảnh hưởng khác nhau của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng. Chỉ số giá tiêu dùng CPI và cung tiền M2 có mối quan hệ ngược chiều: khi CPI/M2 tăng thì chỉ số tốc độ

tăng trưởng nguồn vốn huy động có xu hướng giảm ở các năm hoặc ngược

lại.Trong khi đó lãi suất tiền gửi ngân hàng và chỉ số chứng khoán VNIndex lại có có mối quan hệ cùng chiều với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng.

Trong phần nghiên cứu thực nghiệm ở chương 3, tác giả sẽ kiểm chứng lại mối

quan hệ giữa bốn nhân tố kinh tế vĩ mô này và xem xét sự ảnh hưởng của chúng đến nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG

CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG

NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

3.1 DỮ LIỆU VÀ MÔ TẢ CÁC BIẾN 3.1.1 Thu thập và mô tả dữ liệu

Trong nghiên cứu này, dữ liệu được dùng là dữ liệu thời gian theo tháng của các biến: tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng CPI, lãi suất tiền gửi ngân hàng, cung tiền M2 và chỉ số giá chứng khoán VNIndex. Các dữ liệu này được thu thập chủ yếu từ các nguồn :Hệ thống cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu tài chính của Quỹ tiền tệ (International Money Fund – IMF), Tổng cục thống kê (GSO) và Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Mẫu quan sát được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 1/

2007 đến tháng 12/2014 và chỉ số tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ

thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam được thu thập từ 05 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN bao gồm NHTM do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và NHTM cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ), 33 ngân hàng

thương mại cổ phần và 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Lý do năm 2007 được

chọn là năm bắt đầu thu thập dữ liệu là vì trong năm này Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu giai đoạn mới cho nền kinh tế Việt Nam với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, thu hút dịng vốn từ nước ngồi cũng như các ngân hàng nước ngoài với sự phát triển

vượt bậc về công nghệ sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, tạo nên một hệ thống

ngân hàng ngày càng lớn mạnh. Năm 2014 là năm kết thúc của dữ liệu vì đây là năm tài chính gần nhất nhằm tăng tính thực tiễn của bài nghiên cứu.

Các chỉ số được thu thập cụ thể từ các nguồn sau:

DEPOSIT - Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động (%) : IMF CPI – Chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng (chỉ số): GSO

Interest – Lãi suất tiền gửi ngân hàng (%): IMF M2 – Tốc độ tăng trưởng cung tiền (%): IMF

VNIndex – Chỉ số cuối tháng của VNIndex (điểm): HOSE

3.1.2 Mô tả biến trong mơ hình nghiên cứu

Dựa vào việc phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tốc độ tăng

trưởng của nguồn vốn huy động đã được phân tích ở đầu chương này cùng với việc

tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây, đặc biệt là nghiên cứu của Sudin Haron và Wan Nursofiza Azmi (2008), tác giả tiến hành thiết lập các biến số cho mơ hình nghiên cứu bằng cách lấy logarit tự nhiên của dữ liệu đã được thu thập và

được trình bày như sau:

LDeposit: Lơgarit tự nhiên của Deposit LCPI: Lôgarit tự nhiên của CPI

LInterest: Lôgarit tự nhiên của Interest LM2: Lôgarit tự nhiên của M2

LVNIndex: Lôgarit tự nhiên của VNIndex

Dựa vào các biến logarit, tác giả đưa ra các kết quả thống kê của các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu được trình bảy ở bảng 3.1 :

Biến LDeposit LCPI LInterest LM2 LVNIndex

Trung bình (Mean) 3.20 5.03 2.21 3.19 6.24 Trung vị (Median) 3.23 5.05 2.11 3.18 6.19 Lớn nhất (Maximum) 3.87 5.23 2.84 3.92 7.04 Nhỏ nhất (Minimum) 2.21 4.68 1.59 2.34 5.50

Độ lệch chuẩn (Std.Dev.) 0.38 0.17 0.32 0.35 0.32

Như vậy, dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu đã được thu thập và tác giả đã chuyển

sang dạng lôgarit tự nhiên để sử dụng làm biến trong mơ hình kiểm định. 3.2 MƠ HÌNH KIỂM ĐỊNH

3.2.1 Kiểm định tính dừng của các biến

Sau khi thực hiện kiểm định tính dừng cho các chuỗi số liệu trong mơ hình, kết quả cho thấy tất cả các biến đều không dừng nhưng tất cả các chuỗi sai phân bậc nhất của các biến đều dừng với mức ý nghĩa 1%. Khi tất cả các biến đều dừng ở sai phân bậc 1 cho thấy kết quả của mơ hình sẽ có tính ổn định trong dài hạn và sẽ tránh được hồi quy giả mạo. Sau đó bài nghiên cứu sẽ tiến hành xác định độ trễ tối ưu của mơ hình.

Bảng 3.2 : Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu

Biến / Sai phân Độ trễ t- statistic Giá trị p

LDeposit 0 -1.620652 0.4682 D(LDeposit) 0 -9.939328 0.0000 LCPI 1 -1.870121 0.3450 D(LCPI) 0 -4.212195 0.0011 LInterest 1 -1.872706 0.3438 D(LInterest) 0 -5.365764 0.0000 LM2 1 -2.136817 0.2310 D(LM2) 0 -7.121049 0.0000 LVNindex 1 -2.938082 0.0448 D(LVNindex) 0 -7.530792 0.0000

3.2.2 Xác định độ trễ tối ưu của mơ hình

Để xác định được độ trễ tối ưu của mơ hình, ta phải xác định được độ trễ tối đa của mơ hình, từ đó dùng các phương pháp kiểm định để loại bỏ các độ trễ không

phù hợp và đưa ra được độ trễ tối ưu của mơ hình. Trong mơ hình của bài nghiên cứu này, độ trễ được xác định tối đa là 6, tác giả xác định độ trễ cần loại bỏ là 3,4. Thực hiện kiểm định đồng liên kết Johansen, tác giả tiếp tục loại bỏ các độ trễ 1,2. Vì vậy độ trễ cịn lại có thể được sử dụng trong mơ hình là 5,6. Tuy nhiên, khi thực hiện các bước kiểm định mơ hình cho thấy chọn độ trễ bằng 5 cho ra mơ hình tối ưu vì các hệ số trong mơ hình VECM có ý nghĩa cao hơn. Do đó tác giả chọn độ trễ bằng 5 để phân tích.

3.2.3 Kiểm định đồng liên kết

Kiểm định Johansen kết quả cho thấy có 1 quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mơ hình ở độ trễ 5. Do đó tác giả có thể sử dụng mơ hình VECM cho các biến

ở độ trễ 5.

3.2.4 Kết quả mơ hình kiểm định

Kết quả cho phương trình đồng liên kết sau khi thực hiện mơ hình VECM thể hiện mối quan hệ dài hạn giữa biến LDeposit và các biến kinh tế vĩ mô LCPI,

LInterest, LM2, LVNIndex trong phương trình sau:

LDeposit = –54.80036 – 10.19029*LCPI + 0.319587*LInterest – 7.043464*LM2 + 3.468429*LVNIndex

Kết quả của mơ hình được tóm tắt ở bảng 3.3 Biến phụ thuộc: LDeposit

Mẫu: 01:2007 – 12:2014

Biến Hệ số Sai số

Hệ số điều chỉnh CointEq1 0.018028 0,00876

Hệ số R2: 0.454053 Thống kê F: 2.015225 Thống kê AIC: –1.577020

Hệ số R2 điều chỉnh: 0.228742 Thống kê Log: 97.96592 Thống kê SC: –0.827077

3.2.5 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình

Kết quả kiểm định Granger cho thấy có mối quan hệ nhân quả giữa chuỗi D(LDeposit) với các chuỗi D(LCPI), D(LInterest), D(LM2) nhưng khơng có mối quan hệ nhân quả giữa chuỗi D(LDeposit) và D(LVNIndex).

Sau khi thực hiện kiểm định Granger, tác giả thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị với phần dư thu được từ mơ hình để kiểm tra tính đúng đắn của mơ hình. Kết quả cho thấy cả năm chuỗi phần dư đều dừng ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy mơ hình xây dựng là phù hợp. Đồng thời kết quả kiểm định với độ trễ bằng 5 cho thấy mơ hình đạt được tối ưu và sự ổn định khi tất cả các điểm nằm trong hình trịn. Kết quả kiểm định tự tuơng quan của phần dư cũng cho thấy mơ hình đạt được tối ưu với độ trễ bằng 5 khi không xảy ra tự tương quan của phần dư.

Thực hiện phân tích hàm phản ứng xung của các biến, để thấy rõ hơn cơ chế tác

động của các biến kinh tế vĩ mô đến nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM Việt

Nam. Kết quả cho thấy sự phản ứng của biến LDeposit chịu tác động nhiều nhất với biến LCPI và kéo dài trong 4 chu kỳ; trong khi tác động của LDeposit lên chính nó

và lên biến LInterest, LM2 kéo dài trong 2 chu kỳ ; còn đối với biến LVNIndex kéo dài trong 1 chu kỳ.

Kết quả phân rã phương sai cho biết phần đóng góp của cú sốc từ biến LDeposit trong mơ hình đến phương sai của sai số trong dự báo với biến LDeposit, LCPI là lớn nhất; của biến LVNIndex là nhỏ nhất.

Từ những kiểm định sự phù hợp của mơ hình để xem xét tính ổn định và tối ưu của mơ hình cùng với ý nghĩa về mặt thống kê cho thấy mơ hình nghiên cứu về phân tích tác động của các biến kinh tế vĩ mô là chỉ số giá tiêu dùng CPI, lãi suất,

cung tiền và chỉ số giá chứng khoán VNIndex đến nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam là phù hợp.

Nhận xét kết quả của mơ hình

Kết quả của mơ hình nghiên cứu cho thấy hai biến LCPI, LM2 mang dấu âm và hai biến LInterest, LVNIndex mang dấu dương cho thấy nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM tại Việt Nam biến động ngược chiều với chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền nhưng biến động cùng chiều với lãi suất và chỉ số giá chứng khoán. Đồng thời mối quan hệ giữa LDeposit và ba biến LCPI, LInterest, LVNIndex trong mơ hình

đáng tin cậy về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5% và đã được khẳng định hơn khi

tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa các biến này trong kiểm định Granger. Tuy nhiên

tương quan giữa biến LDeposit và LVNIndex không đáng tin cậy về mặt thống kê

do không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hai biến này.

Như vậy biến động của nguồn vốn huy động cùng chiều với lãi suất và chỉ số giá chứng khoán nhưng ngược chiều với chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất là phù hợp với kết quả đã được phân tích ở chương 2.

3.2.6 Đánh giá sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô lên nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Chỉ số giá tiêu dùng tương quan ngược chiều với nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng: Kết quả này cho thấy sự phù hợp với lý thuyết khi chỉ số giá tiêu

dùng tăng cao thể hiện sự bất ổn của nền kinh tế, đặc biệt là khi Chính phủ không

thể tác động để kiềm hãm lạm phát. Lúc này, đồng tiền bị mất giá nhanh, người gửi tiền sẽ chuyển hướng sang tích trữ các tài sản khơng bị mất giá khác như vàng. Lúc

này kênh huy động vốn trở nên kém hấp dẫn hơn so với kênh đầu tư vào vàng vì

vào thời điểm này đầu tư vào vàng có thể giữ được giá trị hơn so với tiền mặt trong

môi trường bất ổn kinh tế. Điều này phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu trước đây.

Lãi suất tương quan cùng chiều với nguồn vốn huy động: lãi suất càng tăng cao

ngân hàng so với các kênh đầu tư khác trở nên hấp dẫn hơn. Vì vậy mối quan hệ cùng chiều giữa lãi suất và nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng tương đồng với các nghiên cứu trước và phù hợp với lý thuyết.

Cung tiền tương quan ngược chiều với nguồn vốn huy động: khi cung tiền tăng,

lúc đó lãi suất giảm, nguồn vốn trong nền kinh tế có xu hướng chuyển sang kênh

đầu tư có lợi tức cao hơn như thị trường chứng khốn. Do đó nguồn vốn huy động

của hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm và ngược lại. Kết quả này phù hợp với lý thuyết về mối quan hệ ngược chiều của hai nhân tố này.

Chỉ số giá chứng khốn có tương quan cùng chiều với nguồn vốn huy động: kết quả này không tương đồng với các nghiên cứu trước và không phù hợp với lý thuyết khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ, nguồn vốn sẽ chảy vào kênh đầu tư này nhiều hơn so với kênh gửi tiền vào ngân hàng.

Hạn chế của mơ hình

Khi nghiên cứu tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô chỉ số giá tiêu dùng CPI, lãi suất tiền gửi, cung tiền M2 và chỉ số giá chứng khoán VNIndex đến nguồn vốn

huy động của hệ thống NHTM thì chỉ số giá chứng khốn VNIndex lại có mối quan

hệ cùng chiều với nguồn vốn huy động. Điều này không phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu trước đây. Mối quan hệ cùng chiều của hai biến số này có thể được giải thích như sau:

Nếu xét về tác động trong ngắn hạn, khi chỉ số chứng khoán VNIndex tăng điểm mạnh thì sẽ thu hút được nguồn vốn chảy vào thị trường chứng khốn, lúc đó nguồn vốn huy động của ngân hàng sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, xét về tác động dài hạn khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh, thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ nền kinh tế sẽ góp phần cho nền kinh tế phát triển. Lúc đó nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng sẽ tăng lên khi nền kinh tế phát triển.

Nghiên cứu này thu thập và phân tích dữ liệu của Việt Nam. Khi thị trường

chứng khốn Việt Nam cịn mới và phát triển chưa bền vững như thị trường của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)