Quan hệ giữa M2 và nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 65)

Năm Tốc độ tăng trưởng M2 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động Mối quan hệ

2007 Tăng mạnh Tăng mạnh Cùng chiều

2008 ,2011, 2014 Giảm Giảm Cùng chiều

2009, 2010, 2012 Tăng nhẹ Tăng nhẹ Cùng chiều

2013 Giảm nhẹ Tăng nhẹ Ngược chiều

2.2.4 Chỉ số giá chứng khốn (VNINDEX)

Hình 2.7 thể hiện diễn biến của chỉ số giá chứng khoán VNIndex và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014.

Hình 2.7: Diễn biến của VNINDEX và tốc độ tăng trưởng DEPOSIT

Năm 2007

Trước những thông tin tốt về kinh tế vĩ mô, sự kiện Việt Nam gia nhập vào WTO và dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy mạnh vào TTCK, chỉ sau 2

tháng đầu năm 2007, chỉ số VNIndex tăng trưởng nóng từ mức khởi đầu 751 điểm vào đầu năm tăng lên đến 1137,69 điểm vào cuối tháng 2. Đây có thể nói là giai

đoạn tăng mạnh nhất của TTCK từ trước đến giờ. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng

của nguồn vốn huy động giảm nhẹ, tháng 1 tăng 43,03% nhưng qua tháng 2 tốc độ này giảm xuống cịn 39,28%. Khi thị trường chứng khốn tăng trưởng q nóng thì việc giảm giá là điều tất yếu, ngay sau 2 tháng tăng mạnh thì vào tháng 3, 4 năm 2007 thị trường điều chỉnh giảm ở mức 1071,33 điểm và 923,89 điểm. Tiếp tục với

xu hướng điều chỉnh giảm, chỉ số VNIndex tiếp tục rớt điểm ở các tháng 6, 7 ,8 và

phục hồi ở tháng 9, 10. Trong những tháng thị trường chứng khốn giảm điểm thì tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động lại tăng. Cụ thể ở tháng 4 VNIndex

giảm xuống 923,89 điểm thì tốc độ tăng của nguồn vốn huy động tăng lên 43,06% (tháng 3 chỉ tăng 41,08%). Hai tháng cuối năm chỉ số VNIndex tiếp tục giảm điểm thì chỉ số nguồn vốn huy động cũng tiếp tục tăng và đạt ở mức 47,64%. Như vậy trong năm 2007 diễn biến của chỉ số VNIndex có mối quan hệ ngược chiều với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động, điều này phù hợp với lý thuyết.

Năm 2008

Cùng với những bất ổn kinh tế và sự tăng trưởng nóng của TTCK trong năm

2007, ngay từ đầu năm, thị trường liên tục điều chỉnh giảm, chỉ sau 9 phiên giảm liên tục trong tháng 3, VNIndex đã mất gần 22% cùng với khối lượng sụt giảm. Kết

thúc tháng 3, VNIndex rơi xuống mức 516,85 điểm, mất 43,9% so với đầu năm

2008. Trong 3 tháng tiếp của quý 2 năm 2008, VNIndex tiếp tục giảm mạnh và tạo

đáy 366,02 điểm vào ngày 20/06/2008 và đóng cửa quý 2 ở 399,40 điểm, tiếp tục

giảm 29% so với quý trước.

Từ giữa tháng 6 năm 2008 với những tín hiệu về nền kinh tế có chuyển biến tốt và niềm tin của nhà đầu tư được phục hồi, thị trường có chuyển biến tích cực và

khởi sắc vào tháng 7 và tháng 8 với khối luợng giao dịch lớn gần 17,5 triệu cổ phiếu. Kết thúc tháng 8, VNIndex đóng cửa ở 539,10 điểm, tăng gần 35% so với cuối tháng 6.

Khi thị trường đang có dấu hiệu phục hồi bền vững hơn thì khủng hoảng tồn cầu bắt đầu phát nổ, với sự kiện ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ phá sản

vào ngày 15/9/2008, như một cú knock-out cuối cùng đến thị trường. Thị trường

chứng khoán các nước đều sụt giảm mạnh, thị trường chứng khốn Việt Nam cũng bắt đầu có sự điều chỉnh lớn dưới tác động của sự kiện này. Những hiệu ứng âm ỉ của sự kiện này đã bao trùm thị trường suốt 3 tháng còn lại của năm 2008. Riêng

trong 3 tháng cuối năm 2008, VNIndex sụt giảm gần 35% so với thời điểm ngày

26/9/2008. Tính đến cuối năm 2008, VNIndex đạt 315,62 điểm, giảm kỷ lục 611,40 điểm, chiếm gần 66% so với mức 927,02 điểm của cuối năm 2007.

Trước tình hình phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng chỉ đạt 22,87%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 47,64% của năm 2007.

Trước sự biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới, thị trường tài chính Việt Nam khơng khỏi ngoại lệ, trên cả 2 thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ, chỉ số VNIndex và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động đều có tác động cùng chiều - đều giảm mạnh trong năm 2008.

Năm 2009

Sự kiện ngân hàng hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ phá sản vào ngày 15/9/2008 đã kéo thị trường chứng khoán Việt Nam rớt điểm vào 3 tháng cuối của

năm 2008 và tiếp tục kéo dài đến tận tháng 2 và tháng 3 năm 2009, chỉ số VNIndex

cuối tháng 2 ở mức 245,74 điểm thì trong tháng 2 này tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

huy động tăng lên 24,97% so với mức tăng 23,67% cuả tháng 1.

Tuy nhiên với các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất, miễn giảm và hoãn thuế thu nhập, bên cạnh đó tốc độ tăng

trưởng tín dụng cao trong năm 2009 đã góp phần giúp TTCK tăng mạnh từ tháng 4/2009 đến tháng 10/2009. Chỉ số VN-Index đã tăng lên đến 587,12 điểm, cùng với

tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động ở tháng 10 này là 33,93%. Bước qua tháng 11 thị trường chứng khốn có xu hướng chững lại và giảm xuống cịn 504,12 điểm, tuy nhiên ở tháng 11/2009 thì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động lại tăng lên mức 34,6%. Như vậy qua tình hình thị trường chứng khoán và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các tháng năm 2009 thì hai chỉ số này có mối quan hệ

ngược chiều nhau.

Năm 2010

Tháng 1/2010 TTCK biến động do lo ngại về áp lực lạm phát tăng cao khi chỉ số

CPI tăng ở mức cao 1,39% so với cuối năm 2009, khiến NHNN thận trọng trong

việc điều hành Chính sách tiền tệ. Từ mức đỉnh 543,46 điểm đạt được vào ngày

07/01, VNIndex lùi sâu về mức 477,59 điểm vào ngày 22/01 và chốt ở 482 điểm

vào cuối tháng 1. Tuy nhiên thanh khoản của thị trường vẫn duy trì ổn định. Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2010 vẫn được nhận định khá lạc quan và nhà

đầu tư có xu hướng tích lũy cổ phiếu. Trong 6 tháng đầu năm, thị trường đi ngang

với tâm lý thận trọng của giới đầu tư cùng sự khan hiếm của dòng tiền. Ngày 06/05/2010, thị trường phục hồi lên 549,51 điểm, mức cao nhất trong năm 2010

nhưng đến cuối tháng 6, chỉ số VNIndex chỉ đạt ở mức 507,10 điểm. Con đường

phục hồi của thị trường khá khó khăn khi chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt. Điểm hỗ trợ thị trường trong giai đoạn này là kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp niêm yết.

Sau giai đoạn tăng nóng, vào tháng 7 – 8 năm 2010, VNIndex điều chỉnh 22,9% xuống 423,89 điểm, mức thấp nhất trong năm 2010. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, áp lực từ Thông tư 13 của NHNN, sức ép lãi suất cũng như lực hút từ thị trường tiền tệ, bất động sản và vàng đã làm giảm đáng kể dòng tiền vào thị trường, là những nguyên nhân chính khiến thị trường điều chỉnh.

Vào những tháng cuối năm, thị trường đi ngang và bắt đầu xu hướng phục hồi vào cuối năm. Xu thế đi ngang của thị trường chấm dứt vào cuối tháng 11 với dòng tiền, bao gồm cả việc sử dụng đòn bẩy tài chính, bắt đầu quay trở lại và đã giúp thị

trường phục hồi vào tháng 12 với 484,70 điểm (chỉ giảm 2% so với cuối năm 2009),

có thể nói thị trường trong năm 2009 có xu hướng đi ngang – Đây là thành công của thị trường chứng khoán trong bối cảnh nền kinh tế nhiều bất ổn, thị trường ở

các nuớc đa phần đều mất điểm trong thời gian này.

Trong khi đó tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong năm 2010 có xu hướng tiếp tục tăng, cụ thể tăng ở mức 36,24% (cao hơn so với mức tăng của năm

trước). Như vậy trong năm 2010, chỉ số VNIndex khơng có tác động đến tốc độ

tăng trưởng nguồn vốn huy động.

Năm 2011

Trước những khó khăn và bất ổn của nền kinh tế như lạm phát tăng cao, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, dịng tiền vào chứng khoán ngày càng thắt chặt khi lạm phát gia tăng, lãi suất vay vốn tăng cao, các TCTD phải cơ cấu lại tín dụng, thị trường chứng khốn Việt Nam năm 2011 tiếp tục lao dốc không phanh, thị

trường chỉ có được hiếm hoi hai đợt phục hồi ngắn vào cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8. Tính đến cuối tháng 5, chỉ số VNIndex giảm đến 63 điểm, tương đương

13% so với cuối năm 2010, ở mức 421,4. Trong tháng 6, chỉ số có sự phục hồi,

VNIndex tăng nhẹ ở mức 432,50 điểm. Khi thị trường chứng khốn có sự phục hồi

đã thu hút một lượng tiền chuyền vào kênh này , trong khi đó tốc độ tăng trưởng

nguồn vốn huy động giảm trong tháng 6, chỉ đạt 23,07% (thấp hơn mức 26,29% của

tháng trước). Tuy nhiên, năm 2011 là năm mà thị trường chứng khoán Việt Nam có

sự sụt giảm mạnh nhất so với thị trường chứng khoán ở các nước, tâm lý nhà đầu tư hoang mang nhiều nhất trước viễn cảnh của nền kinh tế trong nước lẫn thế giới. Tính đến cuối năm, chỉ số VNIndex giảm từ 486 điểm xuống mức 351,6 điểm (mức

Tình hình của nguồn vốn huy động trong hệ thống ngân hàng thương mại cũng không ngoại lệ với những bất ổn của nền kinh tế khi tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

huy động trong năm 2011 chỉ ở mức 12,46%, giảm nhiều so với mức tăng 36,24%

của năm 2010.

Có thể thấy rằng, cả hai chỉ số VNIndex và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy

động trong các tháng năm 2011 có quan hệ cùng chiều khi cả hai chỉ số này đều

giảm so với năm trước. Riêng tháng 4 và tháng 6 khi chỉ số VNIndex tăng thì tốc độ

tăng trưởng nguồn vốn huy động giảm.

Năm 2012

Khác hẳn so với TTCK năm 2011, chỉ số VNIndex đã tăng mạnh ngay từ đầu

năm. Thị trường tiếp tục sôi động và tạo đỉnh trong năm cho đến đầu tháng 5/2012, VNIndex tăng mạnh 27% với mức bình quân hơn 62 triệu cổ phiếu mỗi phiên. Tuy

nhiên, thị trường liên tiếp giảm điểm mạnh trong 7 tháng sau cùng với những cú sốc

liên quân đến ngành ngân hàng, đặc biệt là ACB, STB khi ông Nguyễn Đức Kiên,

Trần Xuân Giá (ACB) bị bắt, ông Đặng Văn Thành (STB) từ chức. Thị trường giảm mạnh đến gần cuối năm. Những kỳ vọng và chính sách vĩ mô, đặc biệt là đề án xử lý nợ xấu của Chính phủ đã giúp thị trường tăng mạnh trong tháng cuối năm. Dù

gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2012, VNIndex đóng cửa với 413,70 điểm tăng gần

63 điểm so với cuối năm 2011 và tương đương 17,66%.

Cùng với xu hướng tăng điểm của thị trường chứng khoán, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong năm 2012 cũng gia tăng đáng kể hơn so với mức tăng

trưởng của năm 2011, cụ thể ở mức 17,9%. Như vậy, năm 2012 chỉ số VNIndex và

tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM tại Việt Nam có quan hệ cùng chiều nhau.

Năm 2013

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cịn khó khăn nhưng kinh tế vĩ mơ đã có những bước ổn định, các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác dụng. Lạm phát được kiềm chế; mặt bằng lãi

suất có chiều hướng giảm dần...Trên TTCK, các giải pháp như giảm thuế với chuyển nhượng chứng khoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 đã được áp dụng. Do vậy, TTCK Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến và kết quả khả quan. Sự ổn định của kinh tế vĩ mô và hàng loạt những chính sách quản lý, tái cấu trúc thị trường chứng khoán đã đem lại sự khởi sắc cho TTCK Việt Nam trong năm 2013.

Chỉ số VN-Index tăng gần 22% so với cuối năm 2012, đạt ở mức 504,63 điểm; TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong những nước có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới. Mức vốn hóa vào khoảng 964.000 tỷ đồng (tăng 199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP. Quy mơ giao dịch bình qn mỗi

phiên tăng 31%. Tổng giá trị huy động vốn kể cả phát hành riêng lẻ ước đạt 222.000

tỷ đồng, tăng 25%; trong đó cổ phiếu là 20,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2012.

Năm 2013, chỉ số VNIndex và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động có quan hệ cùng chiều nhau khi chỉ số VNIndex tăng thì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy

động cũng tăng nhẹ so với năm 2012, đạt ở mức 19,91% ( cao hơn mức tăng của năm 2012 là 17,9%).

Năm 2014

Thị trường chứng khốn Việt Nam năm 2014 có diễn biến rất khả quan xét về

các phương diện tốc độ tăng chỉ số, mức độ ổn định, khối lượng giao dịch và phản

ánh khá rõ nét những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế. Thị trường phát triển theo chiều hướng tăng trưởng, mặc dù xen kẽ những khoảng điều chỉnh giảm. Chỉ số VNIndex đã lập đỉnh tại mức điểm 640,75 (ngày 3/9) sau gần 6 năm đạt được.

Tính đến cuối năm, chỉ số VN-Index đạt 545,63 điểm tăng 8,12% so với cuối năm

2013.

Trong khi đó tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của các NHTM tại Việt

16,96% ( giảm so với 19,91% của năm 2013). Như vậy trong năm 2014 chỉ số giá chứng khoán VNIndex và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động có mối quan hệ

ngược chiều nhau.

Nhận xét về mối quan hệ giữa chỉ số VNIndex và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động giai đoạn 2007 – 2014

Sau khi phân tích thực trạng của chỉ số VNIndex và tốc độ tăng trưởng của

nguồn vốn huy động hệ thống NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014, ta thấy tình hình diễn biến các tháng ở năm 2007, 2009, 2014 thì chỉ số VNIndex và tốc độ

tăng trưởng nguồn vốn huy động có mối quan hệ ngược chiều nhau.Riêng ở năm

2008, 2011,2012 và 2013 thì hai chỉ số này lại có mối quan hệ cùng chiều. Đối với

năm 2010, chỉ số VNIndex hầu như đi ngang trong khi đó tốc độ tăng trưởng nguồn

vốn huy động thì tăng, do đó trong năm này chỉ số chứng khốn khơng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động.

2.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CỊN HẠN CHẾ CỦA KINH TẾ VĨ MƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

2.3.1 Chính sách kinh tế vĩ mô

Giai đoạn từ năm 2008 đến nay nền kinh tế biến động nhanh và khó lường do ảnh hưởng của suy thối tồn cầu và các bất ổn từ nền kinh tế thế giới và trong nước. Các chính sách kinh tế cụ thể là chính sách tài chính, tiền tệ thay đổi liên tục.

Chính sách tiền tệ được Ngân hàng nhà nước điều hành với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ nên đã có nhiều thay đổi làm cho chính sách lãi suất khơng ổn định qua

các năm. Cụ thể ở năm 2008 chính sách tiền tệ được thực thi triệt để đã làm lãi suất tăng liên tục và rất cao. Tuy nhiên ở các năm sau chính sách lãi suất có phần hạ

nhiệt và giảm mạnh, ở năm 2014 để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lãi suất đã

giảm xuống chỉ còn 5%. Điều này đã tạo ra khó khăn cho cơng tác huy động vốn của các NHTM khi lãi suất thấp không hấp dẫn như các kênh đầu tư khác như thị

Bên cạnh đó, lạm phát gia tăng, diễn biến phức tạp của thị trường chứng

khoán, thị trường vàng, ngoại hối,.. hoạt động huy động vốn của các NHTM cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)