CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 30 - 36)

Dựa trên cơ sở lý thuyết, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các nghiên cứu nhằm

kiểm chứng về mối quan hệ của các biến số kinh tế vĩ mô đến tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động. Sau đây là một số nghiên cứu về mối quan hệ này của hệ thống ngân hàng ở các nước.

Tại hệ thống ngân hàng ở Ấn Độ, Loayza và Shankar (2000) sử dụng phương

pháp kiểm tra tính đồng liên kết để đo lường mối quan hệ dài hạn giữa tiền gửi tiết kiệm ở Ấn Độ và các nhân tố như lãi suất thực, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tiết kiệm chính phủ và tỷ trọng của thành phần nông nghiệp trong GDP. Kết quả cho thấy tiền gửi tiết kiệm có mối quan hệ cùng chiều với lãi suất thực, thu nhập bình

quân đầu người và tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP; trái chiều với sự phát triển

tài chính, lạm phát và chỉ số người phụ thuộc. Athukorala và Sen (2003) cũng

nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy các yếu tố chỉ số phát triển, lãi suất huy động vốn của ngân hàng, sự mở rộng mạng lưới, dịch vụ của các ngân hàng và lạm phát có mối

tương quan thuận với tiết kiệm. Quin (2003) xem xét hành vi tiết kiệm của người

lục địa Trung Quốc và nhận thấy rằng nguồn tiền gửi tiết kiệm tiềm năng là nhân tố chính trong các nhân tố tác động đến nguồn huy động vốn của ngân hàng. Tương tự, lãi suất cũng là nhân tố quan trọng đối người lục địa Trung Quốc về khả năng huy

động vốn. Bên cạnh đó, sự thận trọng cũng là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy họ tiết kiệm.

Nghiên cứu về hành vi gửi tiết kiệm cũng được nghiên cứu bởi Hondroyiannis (2004). Ông sử dụng phương pháp đồng liên kết để xem xét hành vi gửi tiết kiệm của hộ gia đình ở Hy Lạp và nhận thấy rằng trong dài hạn, nguồn gửi tiết kiệm khá nhạy cảm với sự thay đổi trong dân số, tỷ số người phụ thuộc, lãi suất thực, tính

thanh khoản và tài chính quốc gia.

Mặt khác, Athukorala và Tsai (2003) sử dụng phương pháp vịng đời chuẩn để dự đốn tác động của dân số, sự gia tăng của thu nhập khả dụng, khả năng góp phần an ninh xã hội, và các vấn đề tài chính và tín dụng sẵn có lên nguồn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng. Kết quả của bài nghiên cứu này cho thấy sự phát triển của thu nhập, độ tuổi dân số, sự thay đổi trong cơng tác góp phần an ninh xã hội và các sự sẵn có tín dụng là các nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả của khả năng huy động vốn. Trong khi lãi suất có tác động dương thì lạm phát dường như là nhân tố có tác

động trái chiều với tiền gửi tiết kiệm.

Cũng có một số bài nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành trên cơ sở so sánh chéo giữa các quốc gia. Như bài của Doshi (1994), Masson et al (1998), Loayza et al (2000), Agrawal (2001),... Dựa trên mơ hình vịng đời, Doshi (1994) đã nghiên

cứu ảnh hưởng của tốc độ gia tăng dân số (đo lường bởi chỉ số tuổi thọ và cơ cấu

tuổi), tốc độ gia tăng sản lượng (đo lường bởi tổng sản phẩm quốc gia ròng) và

GDP (sự phát triển) lên nguồn vốn tiết kiệm của 129 nước. Nghiên cứu này cho thấy tuổi thọ có ảnh hưởng cùng chiều với nguồn tiền tiết kiệm ở một số ít các nước phát triển, trái lại ở các nước có thu nhập cao thì mối quan hệ trên có quan hệ ngược chiều. Khi các biến dân số có tác động quan trọng đến chỉ số tiền gửi tiết kiệm ở

Châu Á, thu nhập bình quân đầu người ở Châu Phi, và sự phát triển thu nhập ở

Châu Mỹ La Tin cũng được các nhà nghiên cứu tìm thấy. Những nhân tố tác động

đến hành vi tiết kiệm tư nhân của các nước đang phát triển và các nước công nghiệp

như tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất thực và sự thay đổi trong kim ngạch xuất nhập

khẩu đều có mối quan hệ cùng chiều với tiền gửi tiết kiệm.

Trong khi đó, Loayza et al (2000) thì nghiên cứu các biến chính sách và các biến

phi chính sách tác động lên nguồn gởi tiết kiệm và đưa ra kết luận rằng:

- Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm tư nhân có tương quan cao theo từng kỳ;

- Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm với mức độ và tốc độ tăng trưởng của thu nhập bình

quân đầu người và sự ảnh hưởng của thu nhập có tương quan dương lớn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển.

- Với giả thuyết vòng đời được đưa ra cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa

chỉ số người phụ thuộc và tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm.

- Với tính thận trọng, người dân đã chọn tiền gửi tiết kiệm để hạn chế các rủi

ro, do đó lạm phát được nghiên cứu cho thấy có tác động cùng chiều với tiền

gửi tiết kiệm.

- Chính sách tài khóa là cơng cụ hiệu quả đáng kể để nâng mức tiết kiệm quốc gia lên.

Mối quan hệ giữa tiết kiệm và sự phát triển ở 7 nước Châu Á (Hàn Quốc, Đài

Loan, Singapore, Malysia, Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ) cũng được nghiên cứu

bởi Agrawal (2001). Tác giả cho thấy cả 2 nhân tố sự gia tăng tốc độ tăng trưởng của thu nhập bình quân trên đầu người và chỉ số về độ tuổi người phụ thuộc càng giảm sẽ tác động đến một tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm gia tăng. Đối với nhân tố lãi suất có quan hệ cùng chiều với tiền gửi tiết kiệm ở Malaysia và Thái Lan nhưng trái

chiều ở Indonesia.

Theo nghiên cứu của Sudin Haron và Wan Nursofiza Azmi (2008), tác giả sử dụng mơ hình VECM để kiểm định mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến kinh tế vĩ mô như chỉ số chứng khoán ở Malaysia – KLCI, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cung tiền M3, lãi suất cho vay cơ bản (BLR) và lãi suất tiền gửi trên hai hệ hai hệ thống ngân hàng khơng theo tín ngưỡng và ngân hàng

thuộc Hồi giáo ở Malaysia để đánh giá tác động của các biến này lên nguồn vốn huy

động của hai hệ thống ngân hàng này. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến kinh tế như lãi suất cho vay căn bản (BLR), bộ chỉ số tổng hợp Kuala Lumpur, CPI, cung

tiền M3 và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), có mối tương quan trong dài hạn với tiền gửi huy động của khách hàng tại 2 hệ thống ngân hàng. Trong hệ thống ngân hàng khơng theo tín ngưỡng các biến đều có tác động đáng kể lên nguồn tiền huy

động của ngân hàng ngoại trừ CPI. Trong nghiên cứu này, chỉ số CPI – chỉ số tiêu

biểu cho chỉ số lạm phát, cho thấy mối quan hệ ngược chiều với nguồn vốn huy động và các công cụ huy động tiền gửi có kỳ hạn ở hệ thống ngân hàng khơng tín ngưỡng, biến BLR, M3 và chỉ số tổng hợp Kuala Lumpur cũng có mối quan hệ ngược chiều, riêng biến lãi suất tiền gửi thì có mối quan hệ cùng chiều với nguồn

vốn huy động của ngân hàng. Còn đối với ngân hàng thuộc Hồi giáo, ngoại trừ chỉ số BLR, các biến kinh tế khác có mối quan hệ ngược chiều đáng kể với nguồn vốn

huy động của ngân hàng.

Từ kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy nguồn vốn huy động ngân hàng chịu sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô như chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, cung tiền, chỉ số chứng khoán, tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân đầu người, chỉ số người phụ thuộc trong gia đình và tỷ trọng nơng nghiệp trong GDP,…

tại một số hệ thống ngân hàng ở nước ngoài, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng và mức ý nghĩa của các biến trên mỗi hệ thống có thể khác nhau.

Từ những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ảnh hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô đến nguồn vốn huy động ngân hàng, cùng với cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng cuả các nhân tố kinh tế vĩ mô này, tác giả sẽ sử dụng mơ hình của Haron và Wan

Nursofiza Azmi (2008) để làm cơ sở thực hiện nghiên cứu này. Tuy nhiên, chỉ số

sản xuất công nghiệp của Việt Nam, chỉ số thể hiện cho chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP), bị hạn chế do Tổng cục Thống kê thay đổi phương pháp tính từ năm

2011 nên chỉ có số liệu từ 2011 đến 2014 đáng tin cậy trong khi số liệu từ năm 2007 – 2010 chỉ có giá trị tham khảo nên tác giả sẽ bỏ qua nhân tố này. Dựa trên cơ sở này, tác giả thực hiện phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô là chỉ số

giá tiêu dùng, cung tiền, lãi suất tiền gửi và chỉ số giá chứng khoán đến tốc độ tăng

trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam với

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về nguồn vốn huy động ngân hàng, về mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và nguồn vốn huy động ngân hàng, đồng thời cũng cho thấy được sự tác động và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng ở các nước thông qua một số nghiên cứu thực nghiệm. Từ các nghiên cứu trong quá khứ, có thể

thấy rằng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng chịu nhiều tác động từ các nhân tố kinh tế vĩ mô. Trong bài nghiên cứu này, tác giả có tham khảo các bài nghiên cứu trước đây, đặc biệt là bài nghiên cứu của Sudin Haron và Wan Nursofiza Azmi (2008) sẽ được dùng làm cơ sở để tác giả thực hiện nghiên cứu

xem những nhân tố kinh tế vĩ mô nào tác động nhiều nhất đến nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM Việt Nam và nghiên cứu thu thập dữ liệu theo tháng trong giai

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ

VĨ MÔ ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

2.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)