3.2 MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH
3.2.6 Đánh giá sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô lên nguồn vốn
động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng tương quan ngược chiều với nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng: Kết quả này cho thấy sự phù hợp với lý thuyết khi chỉ số giá tiêu
dùng tăng cao thể hiện sự bất ổn của nền kinh tế, đặc biệt là khi Chính phủ khơng
thể tác động để kiềm hãm lạm phát. Lúc này, đồng tiền bị mất giá nhanh, người gửi tiền sẽ chuyển hướng sang tích trữ các tài sản khơng bị mất giá khác như vàng. Lúc
này kênh huy động vốn trở nên kém hấp dẫn hơn so với kênh đầu tư vào vàng vì
vào thời điểm này đầu tư vào vàng có thể giữ được giá trị hơn so với tiền mặt trong
môi trường bất ổn kinh tế. Điều này phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu trước đây.
Lãi suất tương quan cùng chiều với nguồn vốn huy động: lãi suất càng tăng cao
ngân hàng so với các kênh đầu tư khác trở nên hấp dẫn hơn. Vì vậy mối quan hệ cùng chiều giữa lãi suất và nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng tương đồng với các nghiên cứu trước và phù hợp với lý thuyết.
Cung tiền tương quan ngược chiều với nguồn vốn huy động: khi cung tiền tăng,
lúc đó lãi suất giảm, nguồn vốn trong nền kinh tế có xu hướng chuyển sang kênh
đầu tư có lợi tức cao hơn như thị trường chứng khốn. Do đó nguồn vốn huy động
của hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm và ngược lại. Kết quả này phù hợp với lý thuyết về mối quan hệ ngược chiều của hai nhân tố này.
Chỉ số giá chứng khốn có tương quan cùng chiều với nguồn vốn huy động: kết quả này không tương đồng với các nghiên cứu trước và không phù hợp với lý thuyết khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ, nguồn vốn sẽ chảy vào kênh đầu tư này nhiều hơn so với kênh gửi tiền vào ngân hàng.
Hạn chế của mơ hình
Khi nghiên cứu tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô chỉ số giá tiêu dùng CPI, lãi suất tiền gửi, cung tiền M2 và chỉ số giá chứng khoán VNIndex đến nguồn vốn
huy động của hệ thống NHTM thì chỉ số giá chứng khốn VNIndex lại có mối quan
hệ cùng chiều với nguồn vốn huy động. Điều này không phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu trước đây. Mối quan hệ cùng chiều của hai biến số này có thể được giải thích như sau:
Nếu xét về tác động trong ngắn hạn, khi chỉ số chứng khốn VNIndex tăng điểm mạnh thì sẽ thu hút được nguồn vốn chảy vào thị trường chứng khốn, lúc đó nguồn vốn huy động của ngân hàng sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, xét về tác động dài hạn khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh, thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ nền kinh tế sẽ góp phần cho nền kinh tế phát triển. Lúc đó nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng sẽ tăng lên khi nền kinh tế phát triển.
Nghiên cứu này thu thập và phân tích dữ liệu của Việt Nam. Khi thị trường
chứng khoán Việt Nam còn mới và phát triển chưa bền vững như thị trường của các
còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như tâm lý của nhà đầu tư thường có khuynh hướng “đám đơng”, kiến thức, kinh nghiệm đầu tư chưa cao. Do đó việc thị trường
chứng khoán tăng lên thu hút được lượng lớn nguồn vốn từ nền kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn phần lớn nguồn vốn từ nền kinh tế xuất phát từ những người dân với tư
tưởng an toàn là hàng đầu nên họ vẫn tiếp tục chọn ngân hàng là nơi gửi tiền thay vì đầu tư vào thị trường chứng khốn với rủi ro cao.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém so với thị trường của
các nước trên thế giới. Nếu xét về sự phát triển của thị trường chứng khốn thì phải
xét thêm về khía cạnh giá trị giao dịch của thị trường. Trong khi đó ở Việt Nam
thường hay xuất hiện những phiên giao dịch có giá trị giao dịch khá thấp, nhưng lại
có sự thay đổi về chỉ số đáng kể. Hiện tượng mua cổ phiếu giá cao nhưng khơng có giao dịch bán khiến thị trường tăng điểm nóng hoặc ngược lại khi nền kinh tế có những thơng tin xấu thị trường xuất hiện hiện tượng bán tháo mà khơng có giao
dịch mua nên thị trường chứng khốn rớt điểm nghiêm trọng. Do đó trong nghiên cứu này sự tác động của chỉ số chứng khoán VNIndex đến nguồn vốn của hệ thống các NHTM Việt Nam khơng có ý nghĩa.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này tác giả thực hiện kiểm định mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng
của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM tại Việt
Nam giai đoạn 2007 – 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng của
nguồn vốn huy động có mối quan hệ cùng chiều với lãi suất tiền gửi và chỉ số chứng khốn VNIndex; có mối quan hệ ngược chiều với chỉ số giá tiêu dùng CPI và M2. Tuy nhiên về mặt thống kê thì ảnh hưởng của VNIndex khơng có mối quan hệ nhân quả với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ KINH TẾ VĨ MÔ ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
4.1 CHIẾN LƯỢC, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
Trải qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt
được những kết quả nhất định. Song trong thời gian tới cần phải tập trung phấn đấu nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động bắt kịp tốc độ phát triển của ngân
hàng một số nước phát triển trong khu vực, hướng hệ thống ngân hàng Việt Nam
đến năm 2020 phải đảm bảo phát triển vững mạnh, cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, phải hướng tới
một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa và tồn cầu hóa. Chiến lược phát triển khu vực Ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 với tầm nhìn là xây dựng một hệ thống các TCTD vững mạnh, năng động và một cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu về tài chính và dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, hội nhập sâu hơn với khu vực và quốc tế, tiến lên ngang tầm với các quốc gia dẫn đầu nhóm nước có thu nhập trung bình trong khu vực ASEAN. Chiến lược cho khu vực Ngân hàng Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 có nội dung và mục tiêu như sau:
4.1.1 Nội dung
Được phân thành 4 nội dung sau:
- Tăng cường cạnh tranh, ổn định, và đa dạng hóa các định chế ngân hàng;
- Cải thiện tính hiệu quả hệ thống của khu vực ngân hàng thông qua việc củng cố
cơ chế thị trường;
- Xây dựng một cơ chế giám sát thận trọng, hiệu quả, tập trung và kiểm soát rủi ro hệ thống;
- Tăng cường mức độ tiếp cận với những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tới tất cả khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.